Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn HĐTN 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Cách nuôi dưỡng, giữ gìn và nở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn là
A. thường xuyên kể chuyện cho gia đình nghe.
B. làm bài tập giúp các bạn.
C. chủ động tháo gỡ khó khăn, mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
D. chia sẻ những khó khăn, nỗi buồn của các bạn cho người khác nghe.
Câu 2 (0,5 điểm). Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc là:
A. Suy nghĩ tích cực với thực trạng mới của bản thân.
B. Dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc.
C. Chấp nhận hoàn cảnh và không than phiền.
D. Làm nhiều việc có ý nghĩa.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của tư duy độc lập khi thực hiện nhiệm vụ học tập?
A. Lập luận để bảo vệ ý kiến của các bạn.
B. Tự nghiên cứu, tự tìm tòi để đưa ra cách giải quyết tối ưu.
C. Tin tưởng vào quyết định của bản thân.
D. Không bị chi phối bởi những ý kiến khác nhau của các bạn.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là thay đổi trong nhận thức và suy nghĩ thể hiện sự trưởng thành của cá nhân?
A. Biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ.
B. Thực hành thường xuyên hành vi tốt để hình thành thói quen.
C. Xác định được thói các hành vi, thói quen chưa tích cực.
D. Nhận thức các sự việc từ nhiều góc độ khác nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào dưới đây không dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn?
A. Trêu đùa quá mức.
B. Hòa đồng.
C. Không giữ lời lúa.
D. Bất đồng ý kiến.
Câu 6 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn?
A. Hợp tác với thầy cô, các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
B. Gần gũi, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với thầy cô.
C. Chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
D. Thái độ không hợp tác.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là ca dao, tục ngữ về ý chí nghị lực?
A. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
B. Có chí thì nên.
C. Có cứng mới đứng đầu gió.
D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không phải là bước xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn ở trong trường?
A. Mục đích tham gia.
B. Thời gian tham gia.
C. Công việc có thể tham gia.
D. Xây dựng ý tưởng.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung?
A. Biết lắng nghe người khác.
B. Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.
C. Bảo thủ theo ý kiến của riêng mình.
D. Tôn trọng các quyết định chung của nhóm.
Câu 10 (0,5 điểm). Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?
A. Không nên giao tiếp với nhiều bạn.
B. Kì thị sự khác biệt.
C. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.
D. Giữ khoảng cách với thầy cô.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự trưởng thành?
A. Linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống một cách hiệu quả.
B. Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
C. Biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người xung quanh để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
D. Dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm.
Câu 12 (0,5 điểm). Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Tuần tới, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng”.
A. Bảo từ chối tham luận diễn đàn.
B. Bảo đứng sau sân khấu tham luận và nhờ bạn khác trình chiếu powerpoint.
C. Bảo nên tìm kiếm lời khuyên từ thầy cô và tập thuyết trình trước gương để tự tin thuyết trình trên sân khấu.
D. Bảo tập thể dục để quên đi nỗi sợ.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Hãy nêu vai trò của giao tiếp trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa bạn bè.
Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao việc phát triển tư duy độc lập lại quan trọng trong việc chống lại sự đồng thuận mù quáng trong xã hội?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ | 1 | 1 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT...........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 1 | 6 | 1 | ||||
Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ | Nhận biết | - Nhận diện được cách nuôi dưỡng, giữ gìn và nở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. - Nêu được vai trò của giao tiếp trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa bạn bè. | 1 | 1 | C1 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Nhận diện được nguyên nhân không dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn. - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. - Nhận diện được ý không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung. | 3 | C5, C6, C9 | |||
Vận dụng | - Xác định được ý không phải là bước xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn ở trong trường. - Nêu được cách để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn. | 2 | C8, C10 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 2 | 6 | 1 | ||||
Thay đổi để trưởng thành | Nhận biết | - Nhận diện được biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của tư duy độc lập khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Nhận diện được ý không phải là thay đổi trong nhận thức và suy nghĩ thể hiện sự trưởng thành của cá nhân. - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của sự trưởng thành. | 3 | C3, C4, C11 | |||
Vận dụng | - Nêu được câu không phải là ca dao, tục ngữ về ý chí nghị lực. - Nêu được cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống. | 2 | C7, C12 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được tầm quan trọng của việc phát triển tư duy độc trong việc chống lại sự đồng thuận mù quáng trong xã hội. | 1 | C2 (TL) |