Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn công nghệ cơ khí lớp 11 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

PHẦN HAI: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI 15: KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Trình bày được cấu tạo, vai trò từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
  • Kể tên được một số loại máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được các bộ phận và vai trò của chúng trong hệ thống cơ khí động lực.
  • Kể tên được một số loại máy móc cơ khí động lực điển hình.
  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số video hoặc clip về các loại máy cơ khí động lực (khai thác trên mạng internet).
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:

- Giúp tạo tâm thế và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS về một chủ đề học tập mới đó là Cơ khí động lực.

- Bước đầu giúp HS có những nhu cầu tìm hiểu về các loại máy cơ khí động lực trong đời sống và sản xuất.

  1. b) Nội dung: GV chiếu video ngắn về các loại máy cơ khí động lực để HS quan sát và hình dung ban đầu về máy cơ khí động lực.
  2. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem đoạn clip lắp ráp cơ khí và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Video em vừa xem lắp ráp loại máy móc gì?

 https://www.youtube.com/watch?v=jdlcoboofvE (từ 2:50 đến 3: 59)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát video, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung:

- HS trả lời: Video lắp ráp máy xúc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 15: Khái quát về cơ khí động lực.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm cơ khí động lực

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được cấu tạo chung của cơ khí động lực, vai trò các bộ phận chính của máy cơ khí động lực và hiểu được ý nghĩa của cơ khí động lực đối với sản xuất và đời sống xã hội.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời hoạt động Khám phá, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới.
  3. c) Sản phẩm: HS ghi được khái niệm cơ khí động lực, vai trò các bộ phận của máy cơ khí động lực và ghi được tóm tắt vai trò tác động của cơ khí động lực đối với sản xuất và đời sống xã hội.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK, thực hiện hộp chức năng Khám phá trang 75: Hãy quan sát Hình 15.2 và cho biết các bộ phận của hệ thống cơ khí động lực.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SGK kết hợp quan sát Hình 15.3 và tìm hiểu:

+ Khái niệm về cơ khí động lực.

+ Cấu tạo chung của máy cơ khí động lực.

+ Vai trò và tác động của cơ khí động lực đối với môi trường và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS nghiên cứu SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá.

- HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu các vấn đề GV đưa ra.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm phát biểu kết quả hoạt động.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chốt lại kiến thức.

I. Hệ thống cơ khí động lực

- Khái niệm:

Hệ thống cơ khí động lực là các máy móc cơ khí trong đó bao gồm: nguồn động lực (động cơ), hệ thống truyền lực và máy công tác.

- Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận:

+ Nguồn động lực (động cơ): cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.

+ Hệ thống truyền lực: truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác.

+ Máy công tác: đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.

- Vai trò và tác động:

+ Các hệ thống cơ khí động lực giúp các hoạt động sản xuất và đời sống đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn.

+ Tuy nhiên, chúng gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn trong quá trình hoạt động.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các máy cơ khí động lực điển hình

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS kể được tên các loại máy móc cơ khí động lực điển hình.
  2. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi xây dựng bài về một số loại máy móc cơ khí động lực điển hình.
  3. c) Sản phẩm: HS lập được bảng ghi các loại máy móc cơ khí động lực điển hình và đặc điểm của chúng.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II trang 77 SGK và trả lời câu hỏi trong mục chức năng Khám phá: Quan sát Hình 15.4 và cho biết tên các loại máy cơ khí động lực điển hình.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu đặc điểm ô tô chuyên dụng.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu đặc điểm tàu thủy.

+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu đặc điểm máy bay.

- Các nhóm hoàn thành bảng theo mẫu:

TT

Tên máy cơ khí động lực

Đặc điểm

1

 

 

2

 

 

3

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS nghiên cứu SGK, thực hiện hộp chức năng Khám phá.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm lên bảng điền thông tin vào bảng ghi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV nhận xét, đánh giá những kết quả trong bảng ghi của HS.

II. Máy cơ khí động lực điển hình

- Tên một số loại máy cơ khí động lực điển hình: xe nông nghiệp, máy xúc, ô tô, tàu thủy, máy bay, xe tải, tàu điện ngầm, cần cẩu,...

- Đặc điểm một số máy cơ khí động lực điển hình (bảng dưới):

Đặc điểm một số máy cơ khí động lực điển hình

TT

Tên máy cơ khí động lực

Đặc điểm

1

Ô tô và xe chuyên dụng

- Máy công tác là các bánh xe hoặc bánh xích để hoạt động trên mặt đất.

- Có khả năng cơ động đến nhiều địa hình, đáp ứng tốt yêu cầu giao thông vận tải cũng như các yêu cầu công tác.

2

Tàu thủy

- Máy công tác là cánh quạt (chân vịt) để hoạt động trên mặt nước.

- Là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường thủy, có sức vận chuyển lớn, thích hợp vận tải hàng hải quốc tế, tuy nhiên cần hạ tầng cụm cảng lớn.

3

Máy bay

- Máy công tác là cánh quạt hoặc cánh bằng kết hợp với cánh quạt để hoạt động trên không trung.

- Là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường hàng không, đóng vai trò quan trọng trong vận tải quốc tế (hành khách và hàng hóa) trong điều kiện thời gian di chuyển hạn chế.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về vai trò của từng bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
  3. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Luyện tập SGK trang 76.
  4. c) Sản phẩm học tập:

- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- HS nêu vai trò của các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: Bộ phận của hệ thống cơ khí động lực cơ khí gồm:

  1. Nguồn động lực.
  2. Hệ thống truyền lực.
  3. Máy công tác.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 2: Vai trò của nguồn động lực là:

  1. Cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.
  2. Truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác.
  3. Đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 3: Động cơ phổ biến hiện nay là:

  1. Bánh xe B. Cánh quạt C. Tua bin                 D. Chân vịt

Câu 4: Loại máy cơ khí động lực nào dưới đây có máy công tác là cánh quạt (chân vịt) để hoạt động trên mặt nước?

  1. Ô tô B. Tàu thủy C. Tàu hỏa                D. Máy bay

Câu 5: Đặc điểm của phương tiện máy bay là:

  1. Có tốc độ chuyển động rất nhanh.
  2. Có khả năng cơ động đến nhiều địa hình.
  3. Đòi hỏi hạ tầng phức tạp.
  4. Đáp án A và C.

- GV yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập SGK trang 76: Nêu vai trò các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.

- HS xung phong trình bày kết quả hoạt động phần Luyện tập.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Kết quả:

Đáp án trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

C

B

D

Luyện tập: Vai trò của các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực:

- Nguồn động lực (động cơ): cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.

- Hệ thống truyền lực: truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác.

- Máy công tác: đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS nhận dạng các loại máy cơ khí động lực khác nhau và nhận dạng phân biệt được với các loại máy móc khác..
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập trong hộp chức năng Vận dụng SGK trang 78.
  4. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi nêu ra trong hộp chức năng Vận dụng SGK trang 78.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Vận dụng SGK trang 78:

Hãy quan sát và sắp xếp các máy cơ khí động lực trong Hình 15.5 theo các nhóm sau:

+ Nhóm hoạt động trên mặt đất.

+ Nhóm hoạt động trên mặt nước.

+ Nhóm hoạt động trên không.

+ Không phải là máy cơ khí động lực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS nêu đáp án để tự kiểm tra kết quả của mình.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, chữa bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra một vài ý mà HS còn thiếu, chốt đáp án.

Kết quả: Trong Hình 15.5:

- Phương tiện cơ khí động lực hoạt động trên mặt đất: b, d, e, g, k.

- Phương tiện cơ khí động lực hoạt động trên mặt nước: c.

- Phương tiện cơ khí động lực hoạt động trên không trung: a, i, q.

- Không phải là phương tiện cơ khí động lực: h, l, m, n.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT.
  • Chuẩn bị bài mới Bài 16 - Ngành nghề cơ khí động lực.
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, giáo án word cơ khí công nghệ 11 sách kết nối, tải giáo án công nghệ 11 KNTT, GA công nghệ 11 kết nối 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay