Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Đọc 2: Trí thông minh nhân tạo

Giáo án Bài 8 Đọc 2: Trí thông minh nhân tạo Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Đọc 2: Trí thông minh nhân tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nổi bật của văn bản thông tin như nhan đề, đề mục, infographic,...
  • Xác định được đề tài, chủ đề của văn bản, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
  • Nhận biết và đánh giá được thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện trong văn bản.
  • Biết tạo mối liên hệ giữa những thông tin trong văn bản với đời sống và với những văn bản khác.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nổi bật của văn bản thông tin như nhan đề, đề mục, infographic,...
  • Xác định được đề tài, chủ đề của văn bản, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
  • Nhận biết và đánh giá được thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện trong văn bản.
  • Biết tạo mối liên hệ giữa những thông tin trong văn bản với đời sống và với những văn bản khác.
  1. Phẩm chất
  • Biết tiếp nhận thông tin đa chiểu để xây dựng được tâm thể sống vững vàng, chủ động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Trí thông minh nhân tạo.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân về những điều đã biết về muốn biết về trí thông minh nhân tạo.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Chia sẻ những điều đã biết và muốn biết về trí thông minh nhân tạo bằng cách hoàn thành sơ đồ dưới đây.


 

 

 
  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thời đại 4.0 – thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ, một trong số đó không thể không nhắc đến AI – một phát minh tuyệt vời của nhân loại. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Trí thông minh nhân tạo để có thể hiểu biết về vấn đề này nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của văn bản thông tin qua văn bản Trí thông minh nhân tạo.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Trí thông minh nhân tạo.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:

·     Trình bày một số thông tin về tác giả của văn bản.

·     Trình bày xuất xứ và bố cục của văn bản “Trí thông minh nhân tạo”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tìm hiểu chung về văn bản Trí thông minh nhân tạo

1. Tác giả

- Ri-sát Oát-xơn sinh năm 1961, là nhà tương lai học và giảng viên đại học người Anh. Ông cũng là cây bút nổi tiếng về các phát minh, sáng chế và là người phân tích, dự đoán các xu hướng toàn cầu trong tương lai. Các cuốn sách đã xuất bản của ông gồm có: Hồ sơ tương lai: lược sử 50 năm tới (2007) Trí tuệ tương lai: kỉ nguyên thông tin đã thay đổi đầu óc chúng ta như thế nào, tại sao và chúng ta có thể làm gì (2010); Kĩ thuật số và con người chúng ta sẽ sống, yêu và suy nghĩ ra sao trong tương lai (2016).

2. Xuất xứ văn bản

- Văn bản Trí thông minh nhân tạo được trích trong 50 ý tưởng về tương lai (2012) của Ri-sát Oát xơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cuốn sách đã đưa ra những dự báo nhiểu mặt về tương lai nhân loại như sự phát triển của kĩ thuật số, sự cạn kiệt tài nguyên, công nghệ nano, trí tuệ ngoài hành tinh, hiểm hoạ sinh học và dịch bệnh, khủng bố hạt nhân... Những viễn cảnh này buộc người đọc phải suy tư về những lựa chọn và hành động của mình trong hiện tại.

3. Bố cục văn bản

- Bố cục văn bản được chia làm bốn phần: + Phần 1: Giới thiệu về trí thông minh nhân tạo (từ“Năm 1956” đến “trong vòng một thập kỉ!).

+Phần 2: Những khả năng của trí tuệ nhân tạo (từ”Al sắp trở thành hiện thực” đến “theo một dải các quy định rộng hơn bất cứ nhóm chuyên gia nào.).

+Phần 3: Tương lai của trí tuệ nhân tạo (từ”Điều gì xảy ra tiếp theo?" đến “sẽ đảm nhiệm trong tương lai?”).

+Phần 4: Kết luận: phần còn lại.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số thông tin trong văn bản Trí thông minh nhân tạo.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trí thông minh nhân tạo.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trí thông minh nhân tạo và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận biết và phân tích thông tin trong văn bản Trí thông minh nhân tạo.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

- Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

- Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình.

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Trí thông minh nhân tạo và trả lời câu hỏi:

- Nhóm 1: Xác định chủ đề, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản. Theo nhóm, việc trình bày những thông tin trái chiểu về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và việc nêu lên những câu hỏi ở phần cuối văn bản cho thấy quan điểm, thái độ gì của tác giả?

- Nhóm 2: Dựa vào văn bản, hãy sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các mốc thời gian và các thành tựu chính trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo. Phát biểu suy nghĩ của bạn về các thông tin vừa được tóm tắt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đánh giá thông tin trong văn bản Trí thông minh nhân tạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

·     Đánh giá hiệu quả thông tin của sơ đồ được tác giả sử dụng.

·     Tác giải đưa những dự đoán gì về tương lai của trí tuệ nhân tạo? Bạn có đồng tình với dự đoán đó không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Từ văn bản “Trí thông minh nhân tạo”, rút ra gái trị nội dung và nghệ thuật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

I. Thông tin trong văn bản Trí thông minh nhân tạo

1. Chủ đề, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.

·     Chủ đề: Dự báo về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo trong tương lai.

·     Ý chính

1. Tốc độ phát triển của trí thông minh nhân tạo.

=> Ý phụ:

- Năm 1956: Giôn Mác Cát-thi (John Mc Carthy) đặt ra thuật ngữ “trí thông minh nhân tạo”

- Năm 2008: Máy tính cá nhân có khả năng xử lí khoảng 10 tỉ lệnh mỗi giây.

- Năm 2040: Máy tính được dự báo có khả năng xử lí gần 100 nghìn tỉ lệnh mỗi giây.

2. Các loại trí thông minh nhân tạo

- AI mạnh: Cỗ máy có khả năng suy nghĩ thực sự.

- AI yếu: Trí thông minh được dùng để bổ sung.

3. Các quan điểm trái chiểu về trí thông minh nhân tạo

- Một số người tin vào khả năng học hỏi và phản ứng của máy tính.

- Một số người cho rằng máy tính không thể vượt qua não bộ con người.

4. Tác động của trí thông minh nhân tạo đối với đời sống con người

- Nuôi dưỡng các ý tưởng, danh tiếng, thông tin, cái được gọi là trí thông minh tổng hợp.

- Giúp người mua và người bán tạo ra nhiểu hàng hoá hơn, hiệu quả hơn.

- Tạo ra nhiểu tri thức hơn với ít thiên lệch và theo đuổi một dải các quy định rộng hơn.

5. Dự đoán những viên cảnh có thể xảy ra

- Phải chăng não bộ con người chỉ là một cỗ máy vật chất, có thể bị thay thế bởi máy móc và con người có thể đạt tới sự hợp nhất với máy móc?

2. Quan điểm, thái độ của tác giả

- Việc trình bày những thông tin trái chiểu về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và việc nêu lên những câu hỏi ở phần cuối văn bản cho thấy sự chất vấn, không xác quyết trong cái nhìn của tác giả về tương lai. Bởi lẽ, tương lai của trí tuệ nhân tạo không thể chắc chắn hay dự đoán chính xác, ngược lại, đó chỉ là những cái nhìn của tác giả đối với trí tuệ nhân tạo, đồng thời gợi mở cho người đọc nhiểu suy ngẫm riêng, người đọ sẽ tự có câu trả lời riêng.

 3. Tóm tắt các mốc thời gian và các thành tựu chính trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo

- GV gợi mở theo mẫu ở PHỤ LỤC 3.

- Những thông tin được tóm tắt cho thấy sự phát triển như vũ bão của trí thông minh nhân tạo, trong một khoảng thời gian không quá dài nhưng khối lượng công việc mà một chiếc máy tính có thể làm được hoặc dự đoán có thể làm được là điều mà con người không thể làm được. Với tốc độ phát triển đó, tương lai nhân loại có thể sớm ứng dụng máy móc vào xử lí tất cả công việc để tăng năng suất nhưng dễ kéo theo hệ lụy là máy móc thay thế con người và tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, trí thông minh nhân tạo không thể thay thế não bộ con người hoàn toàn.

II. Đánh giá thông tin trong văn bản Trí thông minh nhân tạo

1. Hiệu quả thông tin của sơ đồ được tác giả sử dụng.

- Sơ đồ thời gian được tác giả sử dụng trong văn bản đã được trực quan hóa các mốc thời gian, các sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo. Nhờ sử dụng sơ đồ, các thông tin được trình bày một cách ngắn gọn, mạch lạc, logic, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin.

2. Những dự đoán về tương lai của trí tuệ nhân tạo

- Tác giả đưa ra nhiểu viễn cảnh khác nhau: 1. Máy móc có thể bắt kịp và vượt qua những năng lực của con người, con người có thể hợp nhất với máy móc và đạt tới sự bất tử ở một mức nào đó.

2. Máy móc trở nên rất thông minh và có thể thay thế nhiểu công việc mà con người đang đảm nhiệm.

- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với những dự đoán đó, cần giải thích cụ thể lí do.

Ví dụ: Đồng tình

- Với sự phát triển như vũ bão của trí thông minh nhân tạo, con người có thể dần phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc và trong thực tế, nhiểu vị trí công việc của con người đã dần được thay thế bởi máy móc. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thế ứng phó với nguy cơ đó và đưa ra những giải pháp thiết thực để không lệ thuộc vào trí thông minh nhân tạo.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua văn bản Trí thông minh nhân tạo, tác giả muốn truyền tải thông điệp tới người đọc rằng xã hội phát triển, tốc độ phát triển của công nghệ cũng ngày càng mạnh và nhanh hơn, thế nhưng con người không nên quá phụ thuộc vào trí thông minh nhân tạo mà hãy làm chủ nó, biến nó trở thành công cụ để làm việc nhanh và hiệu quả hơn.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: văn bản thông tin.

- Mục đích: cung cấp những thông tin về trí tuệ nhân tạo cùng những dự báo vệ tương lai.

- Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin: theo tầm quan trọng của vấn đề

- Bố cục mạch lạc của văn bản:

+ Chủ đề: dự báo về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo trong tương lai.

+ Phần 1: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo.

+ Phần 2: Những khả năng của trí tuệ nhân tạo.

+ Phần 3: Dự đoán tương lai của trí tuệ nhân tạo.

+ Phần 4: Lời cảnh tình.

- Giọng điệu khách quan, ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa.

- Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng.

- Có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, nghị luận nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin.

- Có kết hợp sơ đồ về dự đoán sự phát triển của AI, tạo cách diễn đạt sinh động.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay