Giáo án Khoa học máy tính 12 Kết nối bài 8: Định dạng văn bản

Giáo án bài 8: Định dạng văn bản sách Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/… 

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng được thẻ HTML để định dạng văn bản, phông chữ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực Tin học: 

  • Hiểu được ý nghĩa của thuộc tính thẻ.

  • Phát hiện được các thẻ có thuộc tính thông qua cấu trúc.

  • Hiểu được các thành phần khác nhau của văn bản cần có kiểu định dạng khác nhau, phù hợp và giúp nhấn mạnh nội dung.

  • Biết được cấu trúc các thẻ định dạng văn bản.

  • Sử dụng được được các thẻ HTML định dạng được tiêu đề, đoạn văn, phông chữ và kiểu chữ cho văn bản.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật các kiến thức mới.

  • Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết các mã lệnh HTML.

  • Hình thành tư duy lôgic phân tích yêu cầu cần đạt để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

  • GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Kết nối tri thức, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, phòng máy tính có kết nối Internet, các ví dụ và hình ảnh minh hoạ kết quả.

  • HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Kết nối tri thức, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của việc trình bày một văn bản đẹp.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV cho HS xem hình ảnh hai đoạn văn bản trong Hình 8.1, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 46: 

 

b)

a)

Hình 8.1. Đoạn văn bản

Cho hai đoạn văn bản như Hình 8.1. Các định dạng đoạn văn bản nào đẹp hơn? Tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.46 SGK.

Gợi ý trả lời: 

Cách định dạng đoạn văn bản b đẹp hơn. Vì:

+ Tiêu đề được định dạng chữ đậm và có cỡ chữ lớn hơn tạo sự nổi bật so với phần nội dung.

+ Mỗi câu thơ được viết riêng một dòng, trình bày rõ ràng khiến người đọc dễ đọc hơn.

+ Khoảng cách giữa các dòng giúp đoạn văn bản rõ ràng và dễ nhìn hơn.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Một văn bản được trình bày đúng quy cách và đẹp mắt sẽ thu hút người xem tập trung vào các nội dung quan trọng. Vậy để biết cách sử dụng các thẻ HTML để trình bày văn bản, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 8: Định dạng văn bản.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận biết thuộc tính thẻ

a) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và cách khai báo thuộc tính thẻ.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. THUỘC TÍNH THẺ, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Ý nghĩa, tác dụng và cách khai báo thuộc tính thẻ.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc Hoạt động 1 Nhận biết thuộc tính thẻ SGK tr.46 và trả lời câu hỏi:

Hãy quan sát các thẻ trong tệp newpage.html ở Hoạt động 2, Bài 7. Trong các thẻ đó có một thẻ có thêm thuộc tính. Theo em đó là thẻ nào? Em hãy đưa ra dự đoán về tác dụng của các thuộc tính thẻ.

Hình 7.2. Cấu trúc tệp HTML

- GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS để thảo luận và đặt câu hỏi:

+ Các thẻ có bắt buộc phải có thuộc tính không?

+ Thuộc tính thẻ có tác dụng gì?

+ Thuộc tính thẻ được khai báo như thế nào?

+ Thuộc tính thẻ được đặt ở vị trí nào?

+ Một thẻ có thể có nhiều thuộc tính được không?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK  tr.47:

Xác định các tên thuộc tính và thẻ chứa thuộc tính tương ứng xuất hiện trong Bài 7.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.46 – 47 và thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm HS trả lời.

- Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

- GV kết luận:

Thẻ có thể có hoặc không có thuộc tính. Thuộc tính của thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ cách xử lí cho thẻ chứa nó.

1. THUỘC TÍNH THẺ

- Thẻ có thể có hoặc không có thuộc tính.

- Tác dụng: bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định.

- Cách khai báo:

Vị trí: Thuộc tính nằm trong thẻ bắt đầu (không nằm trong thẻ kết thúc), sau tên thẻ.

- Một thẻ có thể có nhiều thuộc tính được ngăn cách bởi dấu cách.

Ví dụ:

- Một trong những thuộc tính được sử dụng thường xuyên nhất là thuộc tính style, dùng để thiết lập định dạng văn bản như chọn màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tạo khung,... cho một phần tử HTML.

Ví dụ:

 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 SGK tr.46:

- Thẻ có thêm thuộc tính là thẻ meta.

- Thuộc tính charset="utf-8" đảm bảo trang web hiển thị đúng các kí tự và ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới.

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.47:

 

Hoạt động 2: Xác định thành phần cấu thành một văn bản

a) Mục tiêu: HS xác định được các thành phần của văn bản thông thường. Nhận dạng được cách định dạng cho từng thành phần đó.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. CÁC THẺ ĐỊNH DẠNG TRÌNH BÀY VĂN BẢN, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Các thẻ định dạng trình bày văn bản.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

a) Định dạng tiêu đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc Hoạt động 2 Xác định thành phần cấu thành một văn bản SGK trang 47 và trả lời câu hỏi:

Thảo luận: Khi trình bày một văn bản (bài thơ, đoạn văn, trang web,...) có thể có những thành phần nào? Hãy kể tên các thành phần đó.

- GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS để thảo luận và đặt câu hỏi:

+ HTML5 hỗ trợ thẻ nào để định dạng tiêu đề?

+ Việc sử dụng thẻ định dạng tiêu đề mang lại những lợi ích gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

- HS tìm hiểu nội dung mục 2a SGK tr.47 và thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm HS trả lời.

- Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 2 SGK tr.47:

Những thành phần có thể có khi trình bày một văn bản là:

+ Tiêu đề.

+ Các đề mục.

+ Các đoạn văn bản.

+ Các hình ảnh minh họa.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

2. CÁC THẺ ĐỊNH DẠNG TRÌNH BÀY VĂN BẢN

a) Định dạng tiêu đề

- HTML sử dụng các thẻ dạng <hx> trong đó x nhận một trong các giá trị từ 1 đến 6 để định dạng và phân cấp tiêu đề theo các mức khác nhau:

+ Thẻ <h1> được sử dụng cho tiêu đề chính hay tiêu đề chung của cả văn bản.

+ Các tiêu đề ở mức thấp hơn dùng thẻ <h2> và tiếp tục với các mức tiếp theo,…

- Lợi ích khi sử dụng thẻ <hx>:

+ Trình duyệt sử dụng thẻ <hx> để hiển thị trang web và định dạng văn bản giúp người dùng đọc lướt trang web theo tiêu đề. 

+ Các công cụ tìm kiếm sử dụng thẻ    <hx> để xác định cấu trúc và nội dung trang web.

Ví dụ 1: Đoạn mã HTML dưới đây minh hoạ một văn bản có bốn mức tiêu đề:

Hình 8.2. Kết quả khi dùng thẻ tiêu đề trong Ví dụ 1

b) Định dạng đoạn văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS để thảo luận và đặt câu hỏi:

+ HTML5 hỗ trợ thẻ nào để định dạng đoạn văn bản?

+ Trình duyệt sẽ hiển thị nội dung đoạn trong cặp thẻ <p>…</p> như thế nào?

+ Nội dung đoạn văn bản có thể chứa các phần tử khác được không?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.48:

Câu 1. Trình duyệt hiển thị đoạn mã HTML sau thành mấy dòng? Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các dòng?

Câu 2. Chỉnh sửa đoạn mã HTML trong Ví dụ 1 để hiển thị thêm một đường kẻ ngang phân tách giữa dòng tiêu đề “Tin học 12” và nội dung phía dưới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

- HS tìm hiểu nội dung mục 2b SGK tr.48 và thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm HS trả lời.

- Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét.

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.48:

Câu 1. 

+ Trình duyệt hiển thị thành 4 dòng.

+ Nhận xét về khoảng cách giữa các dòng: một cách mặc định, khi sử dụng thẻ <br>, khoảng cách giữa hai dòng nhỏ hơn so với thẻ <p>.

Tuy nhiên hai loại khoảng cách đều có thể điều chỉnh (bằng thuộc tính line-height hoặc margin-top/margin-bottom).

Câu 2. Thêm thẻ <hr> vào sau dòng đầu tiên.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

- GV kết luận:

Một văn bản thông thường được tạo bởi hai thành phần cơ bản là tiêu đề và các đoạn văn bản. Tiêu đề được định dạng bởi thẻ <hx>, có 6 mức tiêu đề từ <h1> đến <h6>. Đoạn văn bản được định dạng bởi thẻ <p>. Khối là một phần tử chứa nhiều loại dữ liệu, được định nghĩa bởi thẻ <div> và <span>.

b) Định dạng đoạn văn bản

- HTML sử dụng thẻ <p> để định dạng đoạn văn bản:

- Khi gặp cặp thẻ <p>…</p>, trình duyệt sẽ hiển thị nội dung đoạn trên dòng mới kèm với khoảng trống nhỏ trước và sau đoạn.

- Nội dung đoạn có thể chứa văn bản, hình ảnh và cả các phần tử khác nhưng không được chứa tiêu đề, danh sách, phần tử phân đoạn hoặc các phần tử dạng khối khác.

- Khi cần thao tác với nhiều loại nội dung, ta có thể sử dụng cặp thẻ <div>...</div> hay <span>...</span> để tạo một khối chứa nội dung bất kì đặt ở giữa hai thẻ:

+ Phần tử <div> là một khối, bắt đầu trên dòng mới.

+ Phần tử <span> có tác dụng tương tự nhưng sử dụng cho quy mô nhỏ hơn; nội dung khối hiển thị trên cùng dòng đang viết.

- Để thêm các định dạng như khung, lề,... cho đoạn, ta sử dụng thuộc tính style. Thuộc tính này sẽ được giới thiệu chi tiết trong các bài sau.

Lưu ý: Ngoài các thẻ định dạng đoạn và khối kể trên, còn có hai thẻ <br> và <hr> để xuống dòng hoặc tạo ra một đường kẻ ngang trên trang web.

Hoạt động 3: Xác định các dạng đặc biệt của chữ khi trình bày một văn bản

a) Mục tiêu: HS xác định được các dạng đặc biệt của chữ và cách định dạng tương ứng.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 3. CÁC THẺ ĐỊNH DẠNG PHÔNG CHỮ, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Các thẻ định dạng kiểu chữ và phông chữ.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay