Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 6: Phản xạ toàn phần

Giáo án bài 6: Phản xạ toàn phần sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hành theo nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống liên quan đến phản xạ toàn phần.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nhận biết và nêu được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.

+ Nêu được biểu thức xác định góc tới hạn phản xạ toàn phần.

+ Nhận biết được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.

  • Tìm hiểu tự nhiên:

+Đề xuất, kiểm tra, dự đoán, biết cách thực hiện thí nghiệm, thu thập các kết quả thí nghiệm để rút ra nội dung về hiện tượng phản xạ toàn phần và điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống có liên quan tới phản xạ toàn phần.

3. Phẩm chất

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

  • Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

  • Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán; cẩn thận khi làm thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh đường đi của tia sáng từ thủy tinh sang không khí dưới góc tới i, hình ảnh đường đi của tia sáng từ thủy tinh sang không khí,…

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh:

  • HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm: 1 nguồn phát chùm sáng hẹp, 1 bản bán trụ bằng thủy tinh, 1 tấm nhựa có in vòng tròn chia độ.

  • HS cả lớp:

+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.

+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết được trường hợp sự khúc xạ ánh sáng không xảy ra khi cho ánh sáng đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về hiện tượng phản xạ toàn phần.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài toán: 

Một tia sáng từ môi trường 1 là nhựa trong suốt có chiết suất n1 = 1,49 sang môi trường 2 là không khí có chiết suất n2 = 1. Tính góc khúc xạ và vẽ tia khúc xạ trong hai trường hợp:

+ Góc tới i = 300.

+ Góc tới i = 600.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS áp dụng kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và định luật khúc xạ ánh sáng, giải quyết bài toán theo yêu cầu của GV.

- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

- Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: n1.sini = n2.sinr

Với i = 300, r = 48,160.

Với i = 600, không tìm được góc r.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Khi ánh sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường, ánh sáng có thểvừa bị phản xạ, vừa bị khúc xạ. Trong trường hợpánh sáng truyền từ nhựa trong sang không khí, cócác giá trị của góc tới mà ta không thể tìm được giátrị của góc khúc xạ. Khi đó, ánh sáng đã bị phản xạtoàn phần. Vậy “Hiện tượng phản xạ toàn phần cóđặc điểm gì và xảy ra trong điều kiện nào?”, chúngta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 6: Phản xạ toàn phần.

 


 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay