Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 46: Khái niệm về tiến hóa và các hình thức chọn lọc

Giáo án bài 46: Khái niệm về tiến hóa và các hình thức chọn lọc sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 12. TIẾN HOÁ

BÀI 46. KHÁI NIỆM VỀ TIẾN HOÁ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm tiến hoá.

  • Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo.

  • Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

  • Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.

  • Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tiến hoá, vai trò của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá của sinh vật.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu các khái niệm tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên; Trình bày quá trình chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên đưa đến các dạng thích nghi ở sinh vật; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực sinh học

  • Nhận thức khoa học tự nhiên:

  • Phát biểu được khái niệm tiến hoá; Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo; Trình bày được một số bảng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu; Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên;

  • Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.

  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

  • Giải thích được sự thay đổi về hình dạng, màu sắc, tập tính, ... ở các loài sinh vật là biểu hiện của sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật;

  • Giải thích được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên.

  1. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quá trình tiến hoá của sinh vật.

  • Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  2. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV sinh học 9, máy tính, máy chiếu.

  • Các hình ảnh liên quan đến bài học.

  • Phiếu học tập

  1. Đối với học sinh

  • SHS sinh học 9 chân trời sáng tạo.

  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

  3. Mục tiêu: Đưa ra video và trả lời câu hỏi mở đầu giúp học sinh hứng thú và chú ý vào bài học mới.

  4. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.

  5. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học

  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra video mở đầu (0:35 - hết) cho HS yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, nhờ đâu mà các loài sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

       Trong quá trình tiến hóa, các loài sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi là nhờ sự kết hợp của các quá trình đột biến, chọn lọc tự nhiên và giao phối:

- Đột biến tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng trở nên phong phú, trong đó có những biến dị có lợi hoặc có hại trong những môi trường nhất định.

 

- Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể mang biến dị có hại bị loại bỏ, các cá thể mang biến dị có lợi sẽ thích nghi hơn được sống sót và sinh sản.

- Thông qua quá trình sinh sản, các cá thể mang biến dị có lợi sẽ tăng lên trong quần thể, dần hình thành quần thể thích nghi.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Tiến hoá là một quá trình dài lâu của sự thay đổi và phát triển trong các loài sinh vật, giúp chúng thích nghi và tồn tại trong môi trường sống. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến hoá chính là các hình thức chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, qua đó các đặc điểm di truyền có lợi được duy trì và phát triển. Bài học này sẽ tìm hiểu về khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc, từ đó làm rõ vai trò của chúng trong sự phát triển của sự sống trên Trái Đất. bài 46: Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tiến hoá

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm tiến hoá.

  2. Nội dung: Thông qua việc quan sát Hình 46.1 trong SGK, HS nhận biết được sự giống và khác nhau về sự biến đổi xương chỉ của ngựa trong quá trình phát sinh và tiến hoá, HS phát biểu được khái niệm tiến hoá.

  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 198 và kết luận về khái niệm tiến hoá.

  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,  quan sát Hình 46.1 trong SGK, hoàn thành câu Thảo luận 1.

Quan sát Hình 46.1, cho biết các đặc điểm giống và khác nhau giữa ngựa hiện đại với những tổ tiên trước đó.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. TIẾN HOÁ LÀ GÌ?

Đáp án CH thảo luận 1 

- Giống nhau: 

  • hình dáng cơ thể

  • di chuyển bằng 4 chân, chân có móng guốc 

  • cấu tạo xương chi phù hợp với việc chạy

- Các đặc điểm khác nhau giữa ngựa hiện đại với những tổ tiên trước đó là:

Các loài ngựa tổ tiên

Các loài ngựa hiện đại 

Chỉ có từ 3-4 ngónChỉ còn 1 ngón
Có kích thước nhỏ, cổ ngắnCó kích thước lớn, cổ dài
Mũi thấpRăng hàm và mũi nhô cao

Kết luận: 

- Tiến hoá sinh học là quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu chọn lọc nhân tạo

  1. Mục tiêu: 

  • Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo.

  • Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 2, 3, 4 SGK trang 199, 200 và kết luận về chọn lọc nhân tạo

  3. Tổ chức thực hiện: 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 2, 3, 4

2. Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau:

a) Chọn lọc nhân tạo là gì?

b) Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo là gì?

3. Quan sát Hình 46.2, hãy cho biết mục đích của con người trong việc tạo ra các giống chó khác nhau bằng cách hoàn thành bảng sau.

GiốngMục đích
??
??

4. Quan sát Hình 46.3, hãy cho biết con người đã tạo ra các giống cải bằng cách chọn lọc các biến dị ở bộ phận nào của cây cải dại ban đầu bằng cách hoàn thành bảng sau.

 

Bộ phận được chọn lọcGiống cây được hình thành
  
  

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. CHỌN LỌC NHÂN TẠO

1. Trình bày khái niệm chọn lọc nhân tạo

Đáp án CH thảo luận 2 

CH2.

a) Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những đặc tính mong muốn.

b) Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo là do nhu cầu của con người

2. Tìm hiểu một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành ở vật nuôi và cây trồng

Đáp án CH thảo luận 3 

(bên dưới HĐ2)

Đáp án CH thảo luận 4

Bộ phận được chọn lọc

Giống cây được hình thành

Hoa

Súp lơ trắng

Chồi nách

Cải Brussels

Thân

Su hào

Cải xoăn

Chồi ngọn

Bắp cải

Hoa và thân

Bông cải trắng

 

Kết luận: Chọn lọc nhân tạo đã tạo ra sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

 

 

 

Sản phẩm dự kiến câu hỏi thảo luận 3

GiốngMục đích
Chó chăn cừu lông ngắn (Border collie)Được dùng để chăn cừu và một số loại gia súc khác
Chó võ sĩ (Boxer)được huấn luyện để kéo xe hoặc săn thú rừng, một số nơi được huấn luyện để làm xiếc
Chó săn thỏ (Beagle)thường được dùng để săn thỏ
Chó chăn cừu lông dài (Rough collie)nuôi để chăn cừu
Chó mặt xệ (Pug)để làm thú cưng
Chó chăn cừu Đức (Berger)bảo vệ con người
Chó lạp xưởng (Dachshund)

Vào thế kỉ XVII, Dachshund được nuôi với mục đích tiêu diệt những con báo rừng.

Đến cuối thế kỉ XĨ, Dachshund được nuôi để làm thú cưng trong gia đình.

Chó săn (Labrador)được huấn luyện cho mục đích săn bắn

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chọn lọc tự nhiên

  1. Mục tiêu: 

  • Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.

  • Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.

  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 5 - 7 SGK trang 200, 201 và kết luận về chọn lọc tự nhiên

  3. Tổ chức thực hiện: 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 5, 6, 7

5. Đọc đoạn thông tin, hãy:

a) Cho biết chọn lọc tự nhiên là gì.

b) Lấy thêm ví dụ về chọn lọc tự nhiên.

6. Quan sát Hình 46.4, hãy mô tả quá trình chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành đặc điểm thích nghi ở bướm.

CHỦ ĐỀ 12. TIẾN HOÁBÀI 46. KHÁI NIỆM VỀ TIẾN HOÁ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC

7. Quan sát Hình 46.5, hãy cho biết:

CHỦ ĐỀ 12. TIẾN HOÁBÀI 46. KHÁI NIỆM VỀ TIẾN HOÁ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC

a) Tại sao hai loài bọ ngựa có quan hệ họ hàng với nhau nhưng lại có màu sắc và hình dạng rất khác nhau?

b) Tại sao loài rắn vua có thể tránh được sự tấn công của các loài động vật ăn thịt?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN

1. Trình bày khái niệm chọn lọc tự nhiên

Đáp án CH thảo luận 5

a) Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể.

b) Ví dụ về chọn lọc tự nhiên:

- Sự thay đổi màu sắc của quần thể bướm Biston betularia sống trên cây bạch dương ở nước Anh đầu thế kỉ XIX: Ở nước Anh, trước cách mạng công nghiệp, thân cây không bị bám muội than, quần thể bướm đêm Biston betularia ở Anh gồm phần lớn cá thể màu sáng. Trong cách mạng công nghiệp, thân cây bị bám muội than, quần thể bướm đêm gồm phần lớn cá thể màu tối. Sự thay đổi này là do bướm màu tối nguy trang tốt hơn và ít bị các loài chim ăn côn trùng phát hiện và bắt làm mồi.

CHỦ ĐỀ 12. TIẾN HOÁBÀI 46. KHÁI NIỆM VỀ TIẾN HOÁ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC

- Sự tiến hóa của chim kiwi tại New Zealand: Chim kiwi là một loài chim không có cánh, thích nghi hoàn hảo với môi trường rừng dày đặc của New Zealand. Nhờ vào việc không có cánh, chúng có thể di chuyển dễ dàng trong môi trường rừng nơi cỏ cây mọc phủ kín. Sự tiến hóa này giúp chim kiwi tồn tại và sinh sản thành công trong môi trường nơi chúng sống.

-CHỦ ĐỀ 12. TIẾN HOÁBÀI 46. KHÁI NIỆM VỀ TIẾN HOÁ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC

2. Tìm hiểu quá trình chọn lọc tự nhiên

Đáp án CH thảo luận 6

Sự xuất hiện biến dị khác nhau trong quần thể bướm (bướm nâu và bướm

vàng) dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cá thể mang các biến dị khác nhau → các cá thể mang biến dị thích nghi với môi trường sẽ tiếp tục sống sót và sinh sản, di truyền các biến dị có lợi cho các thế hệ sau; trong khi đó, các biến dị bất lợi sẽ bị

đào thải → số lượng cá thể mang biến dị có lợi trong quần thể sẽ tăng lên, sự tích lũy các biến dị có lợi qua nhiều thế hệ hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.

Kết luận: Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật; gồm hai quá trình song song là đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.

Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót và sinh sản của những dạng thích nghi nhất.

3. Tìm hiểu vai trò chọn lọc tự nhiên

Đáp án CH thảo luận 7

a) Hai loài bọ ngựa có quan hệ họ hàng với nhau nhưng lại có màu sắc và hình dạng rất khác nhau là do chúng đã tiến hoá để thích nghi với các điều kiện môi trường sống khác nhau nhằm lẩn trốn kẻ thù, tìm kiếm thức ăn, ...

b) Sự biến đổi màu sắc của loài rắn vua (không độc) giống với loài rắn san hô (có độc) giúp lẩn tránh kẻ thù vì dựa vào màu sắc, kẻ thù của rắn vua có thể lầm tưởng chúng là loài rắn san hô có nọc độc nên sẽ tránh xa.

Kết luận: 

Chọn lọc tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự tích lũy các biến dị, xác định chiều hướng tiến hoá, hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng

của sinh vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN SINH HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 12: TIẾN HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN SINH HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 12: TIẾN HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay