Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

Giáo án bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ 

KĨ THUẬT ƯƠNG, NUÔI CÁ, TÔM GIỐNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được đặc điểm sinh sản của cá và tôm.
  • Mô tả được kĩ thuật ương, nuôi cá và tôm giống.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức về giống thủy sản vào thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu công nghệ: 
  • Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của một số loài thủy sản được nuôi phổ biến tại Việt Nam.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức ương, nuôi cá, tôm giống.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
  • Phiếu bài tập cho HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh ảnh, video liên quan đến đặc điểm sinh sản của tôm, cá; hoạt động sinh sản của tôm, cá; vòng đời của tôm; cá.
  • Ảnh một số loại cá, tôm; buồng trứng một số loài cá; ảnh hoặc mẫu vật tôm sống đang mang trứng.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về đặc điểm sinh sản của động vật thủy sản, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về ương, nuôi cá, tôm nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát video và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các giai đoạn trong vòng đời phát triển của cá hồi. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát video (0:24 – 4:42) về vòng đời của cá hồi.

- GV yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: Nêu các giai đoạn trong vòng đời phát triển của cá hồi. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, thực hiện yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời: Các giai đoạn trong vòng đời phát triển của cá hồi: trứng cá (Ova) → cá con (Alevin) → Fry → Par → Smolt → Atlantic Salmon → đẻ trứng → chết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cá, tôm là hai nhóm thủy sản phổ biến và quan trọng trong nuôi thủy sản ở Việt Nam. Việc sản xuất giống đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất nuôi. Vậy cá, tôm có đặc điểm sinh sản như thế nào? Việc nuôi, ương cá, tôm giống thực hiện ra sao? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương, nuôi cá, tôm giống. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sinh sản của cá và tôm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm sinh sản của cá và tôm.

b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.78 - 80, hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm sinh sản của cá và tôm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành bốn nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr. 78 - 80, thảo luận nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Hoàn thành Phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 3, 4: Hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ

Nhóm:………………………………………………………

Tuổi sinh sản 
Mùa sinh sản 
Phương thức sinh sản 
Điều kiện sinh sản 
Sức sinh sản 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA TÔM

Nhóm:………………………………………………………

Tuổi sinh sản 
Mùa sinh sản 
Phương thức sinh sản 
Điều kiện sinh sản 
Sức sinh sản 

 

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:

(1) Hãy nêu đặc điểm sinh sản của cá.

(2) Đặc điểm sinh sản của cá nước ngọt và cá nước mặn có gì giống và khác nhau? 

(3) Hãy nêu đặc điểm sinh sản của tôm biển. 

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục Em có biết để có thêm kiến thức về đặc điểm sinh sản ở động vật thuỷ sản. 

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi mở rộng: Dựa vào Hình 15.1. và 15.2 em hãy phân tích tập tính sinh sản của cá biển và tôm biển. 

BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ 

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu mục 1, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV trong mục I.1:

(1) (DKSP)

(2)

+ Giống nhau: đều phụ thuộc vào mùa vụ và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, oxygen, dòng chảy,…), sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài. 

+ Khác nhau:

  • Cá nước ngọt sau khi tiêu hết noãn hoàng có thể tự tìm kiếm thức ăn trong ao và có tỉ lệ sống khá cao. Trong khi đó ấu trùng cá biển phải trải qua nhiều biến đổi sinh lí phức tạp (biến thái) và có tỉ lệ sống thấp.
  • Cá biển có tập tính di cư sinh sản.
  • Quá trình sinh sản của cá biển còn phụ thuộc vào độ mặn của nước và chế độ thuỷ triểu.
  • Trứng cá biển nhỏ hơn trứng cá nước ngọt, hầu hết là nổi hoàn toàn trên mặt nước.

(3) (DKSP)

* Trả lời câu hỏi mở rộng: Cả cá và tôm đều có tập tính di cư khi đi sinh sản. Khi đó chúng thường di cư đển những vùng nước có độ mặn cao để sinh sản. Con non sau đó trôi dạt về những vùng ven bờ và phát triển ở đó. 

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về biện pháp xử lí môi trường nước trước và sau khi nuôi thủy sản.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Đặc điểm sinh sản của cá và tôm

Phiếu học tập đính kèm bên dưới Hoạt động 1.  

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ

Nhóm:……………………………………………………………………………………

Tuổi sinh sản

- Cá được nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm có thể thành thục sớm hơn. 

- Một số loài cá ở nước ta có khả năng sinh sản lần đầu sau 3 năm tuổi như cá trôi, cá tra, cá trắm. 

- Một số loài có khả năng thành thục sau một năm tuổi như cá chép. Cá rô phi có khả năng thành thục lần đầu sau 6 tháng tuổi.

Mùa sinh sản

- Đa số các loài cá ở nước ta sinh sản theo mùa, tập trung vào những tháng có nhiệt độ ấm.

+  Ở miền Bắc mùa sinh sản của cá thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đầu tháng 4;

+ Ở miền Nam thường bắt đầu vào tháng 5 khi mùa mưa tới. 

- Mỗi loài cá thường có mùa sinh sản khác nhau nhưng thường kết thúc vào cuối tháng 9 hằng năm.

Phương thức sinh sản

- Hầu hết các loài cá đều sinh sản theo phương thức đẻ trứng. 

+ Vào mùa sinh sản cá đực và cá cái thường bơi cặp với nhau. 

+ Khi điều kiện môi trường thuận lợi cá cái đẻ trứng ra môi trường nước và ngay sau đó cá đực sẽ phóng tinh để thụ tinh. 

+ Phôi và cá con phát triển tự nhiên trong môi trường nước. 

- Tỉ lệ sống của con non rất thấp do địch hại, môi trường bất lợi và thức ăn không đầy đủ. 

- Tuỳ theo từng loài khác nhau, trứng của các đối tượng thuỷ sản có nhiều dạng khác nhau.

Điều kiện sinh sản

 - Các điều kiện sinh thái phù hợp như: 

+ tốc độ dòng chảy vừa phải (khoảng 2 – 5 m/s);

+ oxygen hoà tan cao (khoảng 6 – 8 mg/L);

+ có giá thể để trứng bám (đối với trứng dính);

+ độ đục vừa phải để tránh dịch hại, nền đáy sạch;

+ nhiệt độ khoảng 25 – 28 °C;

+ thức ăn cho con non dồi dào,...

- Cá biển thường có tập tính di cư sinh sản:

+ Chúng bơi ra ngoài khơi tìm những vùng nước sạch và có độ mặn cao (từ 30% đến 32 %). 

+ Cá biển thường đẻ vào những ngày triều cường để trứng và ấu trùng được phân tán rộng. 

+ Con non sau đó lại trôi dạt về những nơi có thảm cỏ biển, rạn san hô hay rừng ngập mặn để ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn (Hình 15.1). 

+ Trong khi đó một số đối tượng cá biển (cá hồi Thái Bình Dương) lại di cư vào những vùng nước ngọt để sinh sản.

Sức sinh sảnSức sinh sản của cá rất khác nhau tuỳ theo từng loài, có thể dao động từ vài trăm đến hàng triệu trứng. (Đính kèm Bảng 15.1 bên dưới).

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA TÔM

Nhóm:……………………………………………………………………………………

Tuổi sinh sản

- Tôm có tuổi sinh sản lần đầu sau 1 năm tuổi. 

+ Tôm thẻ chân trắng mẹ đến khi thành thục thường có kích cỡ khoảng 30 - 45 g/con. 

+ Tôm sú khi thành thục lần đầu thưởng có khối lượng khoảng 100 g/con.

Mùa sinh sản

- Trong tự nhiên:

+ Tôm sú có mùa vụ sinh sản vào tháng 3 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm. 

+ Tôm thẻ chân trắng thường sinh sản vào mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 4). 

- Trong sản xuất giống nhân tạo hiện nay, tôm có thể cho đẻ quanh năm để đáp ứng nhu cầu của người nuôi.

Phương thức sinh sản

- Khi tôm bố mẹ thành thục sinh dục, tôm đực sẽ ghép cặp với tôm cái mới lột xác và gắn túi tinh vào thelycum (giữa đôi chân bỏ thứ 4 và 5) của tôm cái. 

- Khi trứng thành thục con cái sẽ đẻ trứng và được thụ tinh với tinh trùng từ trong túi tinh. 

- Quá trình thụ tinh, phát triển của phôi cũng diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ và phát triển theo các giai đoạn (Hình 15.2).

Điều kiện sinh sản

- Tôm chỉ sinh sản khi có môi trường thích hợp. 

+ Tôm sú và tôm thẻ chân trắng thường di cư đến những vùng nước sâu (từ 50 đến 150 m), nơi có độ mặn từ 30% - 32 % để đẻ trứng.

+ Tôm càng xanh cũng di cư khi sinh sản nhưng chỉ đẻ trứng trong môi trường có độ mặn từ 10% - 15 %. 

- Các loài tôm khi sinh sản cần có nhiệt độ từ 25 - 28 °C, độ kiềm từ 100 - 120 mg CaCO,L, oxygen hoà tan lớn hơn 6 mg/l. và không có các khí độc trong môi trường nước.

Sức sinh sản

- Trong một mùa sinh sản tôm có thể đẻ từ 3 đến 4 đợt. 

+ Tôm sú cái ngoài tự nhiên có thể để được 1,5 triệu trứng lần đẻ nhưng tôm cái được gia hoá ở nước ta mỗi lần đẻ có thể cho từ 600.000 đến 700 000 trứng. 

+ Tôm thẻ chân trắng có sức sinh sản từ 100 000 đến 250 000 trứng/con cái. 

+ Tôm càng xanh có sức sinh sản 3.000 đến 5.000 trứng/con cái (cỡ từ 12 đến 15 g/con).

 

Bảng 15.1. Tuổi thành thục lần đầu, khối lượng và sức sinh sản của một số loài cá

Loài

Chép

Trắm cỏ

Mè trắng

Trê

Rô phi

Song

Vược

Tuổi (năm)

1 - 2

3 - 4

2 - 3

1 - 2

0,4 - 0,6

3 - 4

2 - 3

Khối lượng (kg)

1 - 3

2 - 4

2 - 5

0,4 - 2,0 

0,5 - 1,5

4 - 6

2 - 4

Sức sinh sản (10 000 trứng / kg)

1,2 - 1,4

0,8 - 1,2 

0,9 - 1,4

2 - 10

0,1 - 0,2

6 - 20

5 -10

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật ương, nuôi cá, tôm giống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được kĩ thuật ương, nuôi cá giống và có ý thức vận dụng kiến thức về giống thuỷ sản vào thực tiễn. 

b. Nội dung: HS nghiên cứu mục 2 trong SGK tr.80 - 83 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật ương, nuôi cá, giống. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr. 78 - 8 và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Hoàn thành Phiếu học tập số 3 .

+ Nhóm 3, 4: Hoàn thành Phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

KĨ THUẬT ƯƠNG, NUÔI CÁ GIỐNG

Nhóm:………………………………………………………

Giai đoạn

Các bước 

tiến hành

Nội dung 

tiến hành

Giai đoạn 1: ương, nuôi từ cá bột lên cá hương  
Giai đoạn 2: ương, nuôi từ cá hương lên cá giống  

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

KĨ THUẬT ƯƠNG, NUÔI TÔM BIỂN

Nhóm:………………………………………………………

Giai đoạn

Các bước 

tiến hành

Nội dung 

tiến hành

a) Chuẩn bị bể  
b) Chọn và thả giống  
c) Chăm sóc, quản lỉ  
d) Thu hoạch  

 

- GV cung cấp thêm kiến thức cho HS thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập:

……………………..

2. Kĩ thuật ương, nuôi cá, tôm giống

(Phiếu học tập đính kèm phía dưới Hoạt động 2.)

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1-4

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1-4

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay