Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản

Giáo án bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
  • Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
  • Thực hiện được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản ở quy mô nhỏ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Hình ảnh, video liên quan đến việc bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát video và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát video (1:18 – 3:41) về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn để nuôi trồng thủy sản bền vững.

- GV nêu câu hỏi: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản nhằm mục đích gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, thực hiện yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:

+ Mục đích của ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản:

  • Nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Giảm tác động xấu đến môi trường.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản. 

b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.88 - 89, hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục 1 và trả lời các câu hỏi:

(1) Hãy nêu các phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản.

(2) Phương pháp chế biến thủ công thức ăn thuỷ sản có ưu điểm gì?

(3) Nêu các công đoạn sản xuất thức ăn công nghiệp cho thuỷ sản.

- GV cung cấp thêm kiến thức cho HS thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập: Hãy  nêu cấu tạo của máy đùn ép viên thức ăn thuỷ sản ở Hình 17.1.

BÀI 17: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi Vận dụng: Hãy tìm hiểu một số loại thức ăn thuỷ sản được chế biến theo phương pháp công nghiệp trên thị trường hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu mục 1, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV:

(1) Các phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản:

+ Chế biến thủ công.

+ Chế biến công nghiệp.

(2) Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chế biến thủ công là tận dụng được các nguyên liệu sẵn có ở địa phương để có thể sản xuất ra thức ăn với chi phí thấp. Tuy nhiên, thức ăn được chế biến thủ công cũng có nhược điểm là chưa cân đối, đầy đủ thành phần dinh dưỡng, công nghệ sản xuất đơn giản, thức ăn khó đồng đều và không thể bảo quản lâu dài, khó áp dụng máy móc tự động hoá. 

(3) (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Cấu tạo của máy đùn ép viên thức ăn thuỷ sản:

+ Buồng cấp nguyên liệu: chứa nguyên liệu.

+ Phễu nạp nguyên liệu: điều chỉnh lượng nguyên liệu xuống trục ép.

+ Trục ép: ép nguyên liệu.

+ Bộ phận gia nhiệt: sinh nhiệt giúp thức ăn gắn kết tốt hơn và loại bỏ chất kháng dinh dưỡng, vi sinh có hại.

+ Dao cắt và ốc điều chỉnh dao cắt: tạo kích cỡ viên thức ăn.

+ Cửa xả: đưa thức ăn đã ép viên ra ngoài.

+ Bảng điều khiển: Chứa các nút điều khiển chức năng.

+ Hệ thống bảng điện và motor: cung cấp điện và lực vận hành máy.

* Trả lời câu hỏi Vận dụng: (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản

1.1. Chế biến thủ công

- Thức ăn chế biến thủ công có thể do người nuôi tự tính toán rồi phối trộn các nguyên liệu sẵn có như cá tạp, cám gạo, bột ngô, bột sắn,... 

- Thức ăn tự chế biến này có thể được ép đùn dạng sợi bằng những thiết bị đơn giản rồi phơi, sấy. 

- Đa số thức ăn tự chế biến có thể để dạng viên ẩm (không sấy) hay bánh ẩm (độ ẩm khoảng 40 – 50 %) để dùng trong ngày. 

- Loại thức ăn này thường có độ nén thấp, không nổi, bề mặt thô và thành phần dinh dưỡng không cân đối. 

- Thức ăn tự chế biến thường dùng tại chỗ và không trao đổi, buôn bán trên thị trường.

1.2. Chế biến công nghiệp

- Thức ăn công nghiệp được chế biến bằng máy móc hiện đại, sử dụng phần mềm cân đối dinh dưỡng từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của động vật thuỷ sản theo từng độ tuổi và kích cỡ khác nhau. 

- Thức ăn công nghiệp thường có độ ẩm thấp hơn 12%. 

- Thức ăn cho cá, tôm có thể được chế biến dạng viên nổi hoặc chìm để phù hợp với từng loài thuỷ sản.

- Các công đoạn sản xuất thức ăn công nghiệp: 

Thu mua nguyên liệu → Bảo quản nguyên liệu — Cân nguyên liệu — Nghiền nguyên liệu → Sàng nguyên liệu — Phối trộn nguyên liệu — Hấp nguyên liệu → Ép viên — Sấy — Làm nguội → Phun dầu → Cân thành phẩm và đóng gói → Kho chứa.

 

 

Loại thức ăn

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

Thức ăn viên

+ Dạng thức ăn phổ biến nhất, được sử dụng cho nhiều loại thủy sản như cá, tôm, cua,...

+ Có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con nuôi.

+ Thành phần dinh dưỡng được cân đối theo nhu cầu cụ thể của từng loài.

Dễ sử dụng, bảo quản, vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.Giá thành cao hơn so với thức ăn tự chế biến, cần có kỹ thuật cho ăn phù hợp.

Thức ăn 

dạng bột

+ Thích hợp cho các loại thủy sản giai đoạn ấu trùng, cá bột.

+ Dễ tiêu hóa, giúp con nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Dễ sử dụng, tan nhanh trong nước, kích thích bắt mồi.Dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không sử dụng đúng cách.

Thức ăn dạng 

viên nén

+ Dành cho các loại thủy sản có kích thước lớn, cần nhiều năng lượng.

+ Giúp con nuôi tăng trưởng nhanh, giảm hao hụt thức ăn.

Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường.Giá thành cao, cần có thiết bị chuyên dụng để cho ăn.

Thức ăn 

dạng lỏng

+ Dành cho các loại thủy sản ấu trùng, cá bột, hoặc các loại thủy sản có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

+ Dễ tiêu hóa, giúp con nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Dễ sử dụng, phù hợp cho con nuôi yếu, bệnh.Giá thành cao, dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không sử dụng đúng cách.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản.

b. Nội dung: HS nghiên cứu mục 2 trong SGK tr.89 - 90, thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành bốn nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục 2 trong SGK và giao nhiệm vụ cụ thể:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp bảo quản thức ăn hỗn hợp.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp bảo quản nguyên liệu.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp bảo quản thức ăn tươi sống.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu phương pháp bảo quản chất bổ sung.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản.

+ Cần lưu ý gì khi bảo quản thức ăn hỗn hợp?

- GV giúp HS mở rộng kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi Luyện tập: Phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn và thức ăn hỗn hợp giống và khác nhau như thế nào?

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục Em có biết để có thêm kiến thức về bảo quản thức ăn thuỷ sản. 

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục 2 để hoàn thành yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.

* Trả lời câu hỏi của GV: (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập:

Nguyên liệu thức ăn phải được bảo quản tương tự như thức ăn hỗn hợp, đảm bảo các yêu cầu như: trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp,…Điểm khác biệt là các nguyên liệu thức ăn thường rất phong phú về chủng loại, chất lượng và thời hạn đảm bảo. Các nguyên liệu là ngũ cốc chứa ít dầu có thể bảo quản lên đến 1 năm, nguyên liệu dạng vi sinh thường chỉ được bảo quản trong vòng 6 tháng, một số nguyên liệu đặc biệt có thể yêu cầu bảo quản trong kho lạnh,…Thức ăn hỗn hợp được khuyến cáo sử dụng trong vòng 3 tháng tính từ ngày sản xuất.

 

2. Phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản

2.1. Bảo quản thức ăn hỗn hợp

- Bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp. 

- Nhà kho phải có nền tráng xi măng và cao, xung quanh có rãnh thoát nước, có lỗ thông hơi.

- Các bao thức ăn phải được xếp chồng lên nhau trên kệ và cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm.

- Các loại thức ăn khác nhau cần được phân loại riêng biệt và có đánh dấu rõ ràng, đặc biệt với các loại thức ăn có trộn chất bổ sung.

- Bảo quản thức ăn thuỷ sản ở nhiệt độ môi trường dưới 30 °C và tuân thủ nguyên tắc “vào trước, xuất trước”. 

- Tốt nhất nên sử dụng trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi sản xuất, không nên bảo quản quả 3 tháng.

2.2. Bảo quản nguyên liệu

- Nhà kho và các dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng hoặc nước với đặc để diệt vi khuẩn, nấm mốc. 

- Bao bị, cót quây, silo chứa dựng nguyên liệu phải được kiểm tra, vệ sinh và khử trùng thường xuyên (Hình 17.2).

BÀI 17: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN

- Xếp bao đựng nguyên liệu, thức ăn theo lô, hàng cho từng loại riêng ở vị trí thích hợp. Có thẻ kho, ghi nhập đầy đủ thông tin loại nguyên liệu, ngày và nơi xuất nhập, số lượng,..

- Nhiệt độ và thời gian bảo quản các nguyên liệu khác nhau tuỳ theo từng loại nguyên liệu.  

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1-4

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1-4

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay