Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 25: Hệ sinh thái
Giáo án Bài 25: Hệ sinh thái sách Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 25: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.
Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.
Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái. Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái. Phân biệt được các dạng tháp sinh thái. Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.
Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hóa các chất. Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên. Trình bày được chu trình sinh – địa – hóa của một số chất và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó, đồng thời vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.
Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái. Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn. Phân tích được diễn thế sinh thái ở một hệ sinh thái tại địa phương. Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đó.
Nêu được một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầu; sự phì dưỡng; sa mạc hoá. Giải thích được vì sao các hiện tượng đó vừa tác động đến hệ sinh thái, vừa là nguyên nhân của sự mất cân bằng của hệ sinh thái.
Phát biểu được khái niệm khu sinh học. Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất. Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề bảo vệ và phát triển hệ sinh thái.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.
Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.
Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái. Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái. Phân biệt được các dạng tháp sinh thái. Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.
Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hóa các chất. Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên. Trình bày được chu trình sinh – địa – hóa của một số chất và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó, đồng thời vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.
Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái. Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Nêu được một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầu; sự phì dưỡng; sa mạc hoá. Giải thích được vì sao các hiện tượng đó vừa tác động đến hệ sinh thái, vừa là nguyên nhân của sự mất cân bằng của hệ sinh thái.
Phát biểu được khái niệm khu sinh học. Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất. Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.
Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS phân tích được diễn thế sinh thái ở một hệ sinh thái tại địa phương.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: đề xuất một số biện pháp đơn giản giúp bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái ở địa phương.
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vận dụng các kiến thức phần trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái để giải thích ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái trong thực tiễn cũng như bảo vệ các hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh vật.
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: đề xuất một số biện pháp đơn giản giúp bảo vệ môi trường sống và ngăn chặn chặt phá rừng, hiện tượng phì dưỡng, sa mạc hóa ở địa phương, sự biến đổi khí hậu và nóng lên của toàn cầu.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
Máy tính, máy chiếu.
Phiếu học tập.
Hình 25.1 - 25.15/các hình ảnh về thành phần cấu trúc hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, sơ đồ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái, các diễn thế sinh thái, khu sinh học phân bố trên Trái Đất.
Video về các hệ sinh thái trên Trái Đất, diễn thế sinh thái, sự ấm lên toàn cầu,...
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; tìm hiểu về sự ấm lên toàn cầu, các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái Trên Trái Đất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi về hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về Hồ Tây - Hà Nội và giới thiệu: Hồ Tây là hộ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội. Hồ Tây được xem là một biểu tượng thiên nhiên, văn hóa điển hình và có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Hồ Tây là nơi cư trú của nhiều động vật và thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm đặc hữu như tảo, chim sâm cầm, sen bách diệp,...
- GV đặt câu hỏi: Từ những thông tin trên, hãy cho biết tại sao hồ Tây được xem là một hệ sinh thái.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Vậy thế nào là hệ sinh thái? Hệ sinh thái có những đặc trưng gì? Để có câu trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta cùng vào - Bài 25. Hệ sinh thái.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, các thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.
b. Nội dung: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ; HS nghiên cứu nội dung mục I SGK tr.161 - 163 và tìm hiểu về Khái quát hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Khái quát hệ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.1161 - 163, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi SGK: 1. Hãy liệt kê ba hệ sinh thái ở địa phương em. 2. Quan sát Hình 25.1, gọi tên sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3. 3. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV định hướng, hỗ trợ HS, giải thích về các kí hiệu trong hình. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV sử dụng https://vongquaymayman.co/ mời đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi. Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận SGK: 1. Ví dụ: ao/hồ, vườn, rừng,... 2. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: ếch; Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn. 3.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI QUÁT HỆ SINH THÁI 1. Khái niệm hệ sinh thái - Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. - Hệ sinh thái là một hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định. 2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái Mỗi hệ sinh thái được cấu trúc từ hai thành phần: Thành phần hữu sinh, bao gồm: - Sinh vật sản xuất: gồm thực vật và một số vi sinh vật có khả năng tự dưỡng. - Sinh vật tiêu thụ: + Sinh vật tiêu thụ bậc 1: động vật ăn thực vật. + Sinh vật tiêu thụ bậc 2, bậc 3,...: động vật ăn động vật khác. - Sinh vật phân giải: chủ yếu là vi khuẩn, nấm, giun đất,... → khép kín vòng tuần hoàn sinh học. Thành phần vô sinh, bao gồm: - Các chất vô cơ: nước, carbon dioxide, oxygen,... - Các chất hữu cơ: protein, carbohydrate,... - Yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,... 3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất a. Các hệ sinh thái tự nhiên - Hệ sinh thái tự nhiên được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên, nhận năng lượng từ ASMT. - Hệ sinh thái tự nhiên gồm: + Hệ sinh thái trên cạn. Rừng mưa nhiệt đới + Hệ sinh thái dưới nước. Rạn san hô b. Các hệ sinh thái nhân tạo - Con người đã cải tạo thiên nhiên và xây dựng nên các hệ sinh thái nhân tạo. - Hệ sinh thái nhân tạo nhận năng lượng ASMT và các nguồn vật chất, năng lượng khác do con người bổ sung để duy trì trạng thái ổn định và thu được sản phẩm phục vụ đời sống con người. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu trao đổi chất trong hệ sinh thái
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II.1 SGK tr.163 - 164 và tìm hiểu về Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục II.1 và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau: 1. Quan sát Hình 25.3, hãy xác định các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn. 2. Giả sử trong một góc của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, có các loài sinh vật sau: cây cổ, ếch, kiến, diều hâu, chuột, châu chấu, rắn. Hãy về các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. 3. Từ các chuỗi thức ăn trong câu luyện tập (trang 163), hãy: a) Viết lưới thức ăn. b) Chỉ ra những loài là mắt xích chung. c) Xếp những sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng vào một nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr. 151 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: 1. Các chuỗi thức ăn có thể xác định gồm: Cây xanh → châu chấu → thằn lằn → đại bàng Cây xanh → châu chấu → ếch → đại bàng Cây xanh → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng Cây xanh → chuột → rắn → đại bàng 2. Các chuỗi thức ăn có thể xác định gồm: Cây cỏ → châu chấu → chuột → diều hâu Cây cỏ → kiến → chuột → diều hâu Cây cỏ → kiến → chuột → rắn → diều hâu Cây cỏ → ếch → rắn → diều hâu 3. a) Lưới thức ăn có thể là b) Những loài là mắt xích chung gồm: cây cỏ, kiến, chuột, rắn, diều hâu. c) Bậc dinh dưỡng cấp 1: cây cỏ. Bậc dinh dưỡng cấp 2: kiến, châu chấu. Bậc dinh dưỡng cấp 3: chuột, ếch. Bậc dinh dưỡng cấp 4: rắn, diều hâu. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 1. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái a. Chuỗi thức ăn - Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó loài này là thức ăn của loài khác và loài khác lại là thức ăn của loài tiếp theo. + Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Ví dụ: Cây cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng. + Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sử dụng mùn bã hữu cơ. Ví dụ: Giun đất → gà → rắn → đại bàng. - Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. b. Lưới thức ăn - Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tạo thành lưới thức ăn, trong đó một số loài sinh vật là mắt xích chung cho nhiều chuỗi thức ăn. - Hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài và nhiều loài đa thực thì lưới thức ăn càng trở nên phức tạp và tính ổn định càng cao. c. Bậc dinh dưỡng - Trong hệ sinh thái, các sinh vật cùng tiêu thụ một loại thức ăn tương tự nhau sẽ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng. + Bậc dinh dưỡng cấp 1: sinh vật sản xuất hoặc các sinh vật sử dụng mùn bã hữu cơ. + Bậc dinh dưỡng cấp 2: sinh vật tiêu thụ bậc 1. + Bậc dinh dưỡng cấp 3: sinh vật tiêu thụ bậc 2. Tiếp theo là các bậc dinh dưỡng cấp 4, 5,... |
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
a. Mục tiêu: Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái. Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái. Phân biệt được các dạng tháp sinh thái. Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II SGK tr.164 - 166 tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái và trả lời các câu hỏi sau: 1. Quan sát Hình 25.4 và thực hiện: a) Mô tả sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. b) Nêu đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. 2. Quan sát Hình 25.5 và cho biết: a) Các con đường thất thoát năng lượng. b) Việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái có ý nghĩa gì? c) Quan sát Hình 25.6, đọc đoạn thông tin và cho biết việc xây dựng tháp sinh thái có ý nghĩa gì. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của HS. - GV quan sát, định hướng HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, báo cáo. 1. a) Sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như sau: Năng lượng ánh sáng được sinh vật sản xuất hấp thụ và chuyển hoá thành hoá năng trong hợp chất hữu cơ. Năng lượng hoá năng được truyền cho các sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát ra môi trường. b) Đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát ra môi trường do đó: + Năng lượng đi theo một chiều. + Dòng năng lượng nhỏ dần. 2. a) Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát qua đường: hô hấp, chất thải, rụng lông (ở động vật), rụng lá (ở thực vật). b) Trong thực tiễn (chăn nuôi, trồng trọt), việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái là cơ sở lựa chọn đối tượng chăn nuôi, trồng trọt nhằm thu được năng suất cao. 3. Xây dựng tháp sinh thái nhằm xác định (i) Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái; (ii) Sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. - Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 2. Chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái a. Sự phân bố năng lượng ánh sáng trên Trái Đất - Ánh sáng mặt trời phần bố trên bề mặt Trái Đất không đồng đều giữa các vùng: + Vùng gần xích đạo ánh sáng mạnh hơn vùng xa xích đạo. + Càng lên cao ánh sáng mặt trời cành mạnh. + Cường độ và thời gian chiếu sáng thay đổi theo ngày đêm, theo mùa trong năm. - Năng lượng đi vào hệ sinh thái, thực vật chỉ sử dụng 0,2% - 0,5% tổng lượng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tổng hợp các chất hữu cơ (sản lượng sơ cấp thô). b. Hiệu suất sinh thái - Trong hệ sinh thái, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao thường rất thấp. - Hiệu suất sinh thái là phần trăm giữa năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng cao so với bậc dinh dưỡng thấp hơn. - Trong hệ sinh thái, sản phẩm hữu cơ được sinh ra trong một khoảng thời gian, trên một đơn vị diện tích cụ thể được gọi là năng suất sinh học (sản lượng sinh học). + Sản lượng sơ cấp: được tạo ra ở sinh vật sản xuất → một phần sản lượng sơ cấp thô được sử dụng, phần còn lại là sản lượng sơ cấp tinh được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. + Sản lượng thứ cấp: được hình thành bởi các sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật → sinh vật có bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng càng nhỏ. c. Tháp sinh thái - Tháp sinh thái là biểu đồ hình tháp, mô tả định lượng mối quan hệ dinh dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng trong quần xã. - Có ba loại tháp sinh thái: + Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. + Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. + Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Tháp năng lượng là tháp hoàn thiện nhất vì phản ánh chính xác quy luật chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm và một số chu trình sinh – địa – hóa
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hóa các chất. Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên. Trình bày được chu trình sinh – địa – hóa của một số chất và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó, đồng thời vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục III SGK trang 166 - 168, tìm hiểu Chu trình sinh – địa – hóa.
c. Sản phẩm học tập: Chu trình sinh – địa – hóa.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo