Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Giáo án Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại sách Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ.

  • Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

  • Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

  • Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ.

  • Phát biểu được khái niệm loài sinh học và giải thích được cơ chế hình thành loài.

  • Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.

  • Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.

  • Làm được bài tập sưu tầm tài liệu về sự phát sinh và phát triển của sinh giới hoặc của loài người.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu, tìm hiểu về các nhân tố tiến hoá, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; tìm hiểu về tiến hoá lớn, quá trình phát sinh, phát triển của sự sống và loài người.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức về tiến hóa trong nghiên cứu và đời sống.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ.

    • Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

    • Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

    • Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    • Phát biểu được khái niệm loài sinh học và giải thích được cơ chế hình thành loài.

    • Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.

    • Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.

    • Làm được bài tập sưu tầm tài liệu về sự phát sinh và phát triển của sinh giới hoặc của loài người.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Nhận biết được đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Đặc điểm thích nghi có thể có lợi trong môi trường này nhưng lại trở thành có hại trong môi trường khác.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và nguồn gốc của loài người. Ứng dụng hiểu biết về sự phát sinh, phát triển của sự sống nhằm bảo vệ môi trường và sự sống trên Trái Đất.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.

  • Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

  • Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được thông qua các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Sơ đồ minh họa các Hình 17.1 - 17.6, hình ảnh về cơ chế tiến hóa, cây phát sinh các chủng loại,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Loài bướm Biston betularia chỉ hoạt động về đêm, ban ngày đậu trên thân cây bạch dương. Năm 1848, ở Anh lần đầu tiên người ta phát hiện một con bướm đen. Từ năm 1848 đến 1900, ở nhiều vùng công nghiệp miền Nam nước Anh, có nhiều bụi than từ ống khói nhà máy phun ra bám vào thân cây, tỉ lệ bướm đen trong quần thể đã lên tới 85% và đến giữa thế kỉ XX đạt 98%.

 BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ sau: 

1. Hãy vận dụng kiến thức đã học về quan niệm tiến hóa của Darwin để giải thích sự hóa đen của loài bướm ở khu công nghiệp nước Anh. 

2. Theo em, còn tồn tại những hạn chế nào trong quan niệm tiến hóa của Darwin?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: 

1. Trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị màu sắc, khi rừng cây bạch dương bị nhiễm bụi than đen, những con bướm đen không bị kẻ thù phát hiện, tiêu diệt nên chúng sống sót, sinh sản làm tăng số lượng cá thể. Qua thời gian quần thể bướm màu đen thay thế cho quần thể bướm trắng.

2. Darwin cho rằng, trong quá trình sinh sản hữu tính phát sinh nhiều biến dị cá thể là các biến dị vô hướng và di truyền được, chứng tỏ Darwin chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Charles Darwin đã chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài. Tuy nhiên, quan niệm của ông vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã kế thừa và tiếp nối những thành tựu khoa học đó để giải thích rõ hơn về các cơ chế tiến hóa hình thành nên toàn bộ sinh giới. Bài học này sẽ giúp chúng ta làm rõ được các cơ chế đó, chúng ta cùng vào - Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiến hóa nhỏ

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ; HS nghiên cứu nội dung mục I SGK tr.108 và tìm hiểu về khái niệm và đơn vị của tiến hóa nhỏ.

c. Sản phẩm học tập: Tiến hóa nhỏ.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nghiên cứu mục I SGK tr.108 trả lời các câu hỏi sau:

1. Tiến hóa nhỏ là gì? Nêu đặc điểm của tiến hóa nhỏ.

2. Vì sao nói quần thể là đơn vị cơ bản của tiến hóa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS làm việc theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV sử dụng https://vongquaymayman.co/ mời đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận SGK tr.8: Quần thể là đơn vị cơ bản của tiến hóa vì:

+ Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

+ Quần thể đa hình về kiểu gene và kiểu hình.

+ Quần thể có cấu trúc di truyền ổn định, cách li tương đối với các quần thể khác trong loài.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. TIẾN HÓA NHỎ

1. Khái niệm tiến hóa nhỏ

- Khái niệm: Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.

- Đặc điểm: 

+ Phạm vi phân bố tương đối hẹp.

+ Thời gian lịch sử tương đối ngắn.

+ Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

+ Kết quả: dẫn đến sự biến đổi cấu trúc di truyền của các cá thể trong một quần thể.

2. Quần thể là đơn vị của tiến hóa nhỏ

Quần thể là đơn vị của tiến hóa nhỏ, thỏa mãn ba điều kiện sau:

+ Đặc trưng cho một nhóm các cá thể trong cùng một khu vực địa lí và thời gian.

+ Cấu trúc di truyền có khả năng biến đổi qua các thế hệ.

+ Quần thể là một cấp độ tổ chức sống của loài trong tự nhiên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố tiến hóa

a. Mục tiêu: Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 17.1 SGK tr.109 - 110 và tìm hiểu về các nhân tố tiến hóa (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

c. Sản phẩm học tập: Các nhân tố tiến hóa.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Vòng 1: Hình thành nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu và phác họa ý tưởng về một nhân tố tiến hóa.

- Các thành viên trong nhóm lần lượt trình bày về đặc điểm của nhân tố tiến hóa như một chuyên gia.

Vòng 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành tạo nhóm mảnh ghép, sao cho mỗi nhóm có ít nhất 1 thành viên từ mỗi nhóm chuyên gia.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm mảnh ghép chia sẻ thông tin, sau đó thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

1. Vì sao đột biến là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa?

2. Hình 17.1 mô tả hai quần thể A và B thuộc cùng một loài. Cho biết việc di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B có ảnh hưởng như thế nào đến tần số các allele của quần thể này.

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

3. Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể?

4. Quần thể cò ở một đảo bị dịch bệnh và giảm mạnh số lượng. Trường hợp này là hiệu ứng thắt cổ chai hay hiệu ứng sáng lập? Giải thích.

5. Giải thích vì sao giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa làm nghèo vốn gene của quần thể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr. 109 - 110 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

1. Đột biến

- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến các allele này thành allele khác.

- Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa.

2. Dòng gene

- Dòng gene là sự di chuyển các allele giữa các quần thể thông qua sự di cư hoặc nhập cư của các cá thể hoặc giao tử.

3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN)

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình theo một hướng xác định, làm thay đổi tần số kiểu gene và tần số allele của quần thể.

4. Phiêu bạt di truyền

- Phiêu bạt di truyền làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (lũ lụt, hạn hán,...).

- Đặc điểm tác động:

+ Làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể một cách vô hướng.

+ Có thể đào thải hoàn toàn một allele ra khỏi quần thể bất kể là có lợi hay có hại.

+ Phụ thuộc vào kích thước của quần thể.

+ Có thể làm nghèo vốn gene của quần thể.

a) Hiệu ứng sáng lập

- Một nhóm các thể tách ra khỏi quần thể gốc tạo ra quần thể mới với vốn gene khác biệt.

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

b) Hiệu ứng thắt cổ chai

- Sự biến động đột ngột trong môi trường như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất,... có thể dẫn đến giảm kích thước quần thể, gây hiệu ứng thắt cổ chai.

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

5. Giao phối không ngẫu nhiên

- Không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố:

1. Vì:

- Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ sự tương tác trong từng tổ hợp gene, tuỳ sự thay đổi của môi trường.

- Phần lớn allele đột biến là allele lặn, khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

- Đột biến gene ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cá thể so với đột biến nhiễm sắc thể.

2. Ở quần thể A, tần số allele không thay đổi.

Ở quần thể B, tần số allele thay đổi vì có sự xuất hiện có thể mang kiểu gene HH từ quần thể A sang, do đó xuất hiện allele H, làm thay đổi tần số của các allele trong quần thể B.

3. Chọn lọc tự nhiên tác động lên các kiểu hình có sẵn trong quần thể, cá thể nào có kiểu hình thích nghi với môi trường sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại (tăng cường khả năng sống sót), ngược lại cá thể nào có kiểu hình kém thích nghi với môi trường sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Do đó, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

4. Trường hợp này là hiệu ứng thắt cổ chai vì môi trường bị biến động đột ngột do dịch bệnh dẫn đến quần thể bị giảm mạnh số lượng, làm giảm kích thước của quần thể.

5. Giao phối không ngẫu nhiên (tự thụ phấn, giao phối gần hay còn gọi là giao phối cận huyết) làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp, do đó làm nghèo vốn gene của quần thể.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu đặc điểm của các nhân tố tiến hóa

Nhóm: ………………………………….. Lớp: …………………………………………

Hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm của 

các nhân tố tiến hóa

Các nhân tố tiến hóa

Đột biến

Dòng gene

CLTN

Phiêu bạt di truyền

Giao phối không 

ngẫu nhiên

Làm thay đổi tần số allele

 Vô hướng

 

 

 

 

 

Có hướng

 

 

 

 

 

Làm thay đổi thành phần kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể

 

 

 

 

 

Làm xuất hiện các allele mới, kiểu gene mới trong quần thể

 

 

 

 

 

Có thể làm nghèo vốn gene trong quần thể

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu đặc điểm của các nhân tố tiến hóa

Nhóm: ………………………………….. Lớp: …………………………………………

Hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm của 

các nhân tố tiến hóa

Các nhân tố tiến hóa

Đột biến

Dòng gene

CLTN

Phiêu bạt di truyền

Giao phối không 

ngẫu nhiên

Làm thay đổi tần số allele

 Vô hướng

x

x

 

x

 

Có hướng

 

 

x

 

x

Làm thay đổi thành phần kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể

 

 

 

 

x

Làm xuất hiện các allele mới, kiểu gene mới trong quần thể

x

x

 

 

 

Có thể làm nghèo vốn gene trong quần thể

 

x

x

x

x

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hình thành các đặc điểm thích nghi

a. Mục tiêu: 

- Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

- Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục III, kết hợp quan sát Hình 17.2, 17.3 SGK trang 110 - 112 và tìm hiểu về sự hình thành các đặc điểm thích nghi. 

c. Sản phẩm học tập: Sự hình thành các đặc điểm thích nghi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số hình ảnh, video về sự hình thành các đặc điểm thích nghi.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời Phiếu học tập số 2 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

1. Giải thích vì sao lá biến thành gai là đặc điểm thích nghi của xương rồng ở điều kiện khô hạn (Hình 17.2).

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

2. Quan sát Hình 17.3, hãy giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lá cây của cơ thể ở quần thể bọ rùa.

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

3. Cho ví dụ minh họa chứng minh các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung mục III SGK tr.110 - 112 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, định hướng HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, báo cáo.

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

1. Khái niệm đặc điểm thích nghi

- Đặc điểm thích nghi là những tính trạng nổi bật của sinh vật làm tăng khả năng sinh sản và sống sót trong môi trường.

2. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi

- Đột biến làm xuất hiện allele mới.

- Giao phối hình thành đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc các cá thể có kiểu hình thích nghi có sẵn trong quần thể, tích lũy các allele tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.

3. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi

- Khi điều kiện sống thay đổi, đặc điểm có lợi sẽ trở thành bất lợi và bị thay thế bởi những đặc điểm thích nghi khác.

→ Đặc điểm thích nghi mang tính hợp lí tương đối.

 

 

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHAN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG...

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN 

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHAN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG...

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI...

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay