Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Giáo án Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam sách Lịch sử 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM(TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)BÀI 7: KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
(4 tiết)
BÀI 7: KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
(4 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và các cuộc kháng chiến không thành công về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam; có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi, thảo luận vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác hình ảnh, lược đồ để nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và các cuộc kháng chiến không thành công về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến xâm lược trong lịch sử.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong học tập được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối với nội dung để vào bài, tạo hứng thú cho giờ dạy.
- Nội dung:
- GV nêu một số câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và yêu cầu HS cho biết nội dung, ý nghĩa của câu thơ đó.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà em biết?
- Sản phẩm:
- Nội dung, ý nghĩa đoạn thơ trong bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
- Tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu và đọc cho HS một số câu thơ trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu thơ dưới đây có ý nghĩa gì?
“Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tích thích lớn phải tiêu vong”.
|
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà em biết?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời chủ tướng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập cùng truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời của nước nhà, đồng thời dẫn ra những thất bại của thế lực ngoại xâm trước các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam: kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981, 1075 - 1077), kháng chiến chống Mông Cổ (1258), kháng chiến chống quân Nguyên (1285, 1287 – 1288), kháng chiến chống quân Xiêm (1785), kháng chiến chống quân Thanh (1789).
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vị trí địa chiến lược của Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Tư liệu, Hình 1 SGK tr.42 và trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí địa chiến lược của Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vị trí địa chiến lược của Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm khai thác Tư liệu, Hình 1 SGK tr.42 và trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vị trí chiến lược của Việt Nam. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lãnh thổ Việt Nam là: + Đối tượng nhòm ngó, can thiệp, xâm lược của các thế lực bên ngoài. + Địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam a. Vị rí địa chiến lược của Việt Nam - Việt Nam nằm ở Đông Nam Á – một khu vực có vị trí đặc biệt: + Là ngã tư giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. + Nằm trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời, quan trọng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. - Vị trí của Việt Nam liên quan đến Trung Quốc, Biển Đông, Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo: + Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông. + Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. + Là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á (phía Bắc). + Là “cửa ngõ” tiến vào bán đảo Trung - Ấn (phía Đông), Trung Quốc (phía Nam).
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư liệu, Hình 2 SGK tr.43 và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò, tác động, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò, tác động, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư liệu, Hình 2 SGK tr.43 và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò, tác động và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Tại sao chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lại quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài. + Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có thể ảnh hưởng như thế nào đến chính sách quản lí đất nước của các vương triều? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam * Vai trò: - Có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. - Quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài. * Tác động đến: - Quá trình hình thành quốc gia, dân tộc. - Tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước. - Tính chất xã hội, công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa. * Ý nghĩa: - Có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. - Góp phần khơi dậy, củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và nguyên nhân thắng lợi
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938).
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, đọc thông tin mục 2a SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938).
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Nam Hán (938) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, đọc thông tin mục 2a SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938). - GV cho HS xem thêm hình ảnh, video về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) (tùy vào thời lượng bài học, thực tế bài giảng). https://www.youtube.com/watch?v=ZPIUuLtRUFY Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, video và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) thắng lợi đã kết thúc thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của nước Việt. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu a. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) - Năm 938 quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vùng biển Đông Bắc. - Tại cửa sông Bạch Đằng, Ngô quyền cho người đóng cọc gỗ vạt nhọn tạo thành vài cọc ngầm. - Trận địa phục kích của quân Ngô Quyền khiến quân Nam Hán bị bất ngờ và thất bại nhanh chóng. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Tống (981)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung của cuộc kháng chiến chống quân Tống (981).
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác thông tin, đọc thông tin mục 2b SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (981).
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (981) và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Tống (981) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác thông tin, đọc thông tin mục 2b SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (981). - GV cho HS xem thêm lược đồ, hình ảnh, video về cuộc kháng chiến chống quân quân Tống (981) (tùy vào thời lượng bài học, thực tế bài giảng). https://www.youtube.com/watch?v=P1dimC41brI Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, video và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung chính của cuộc kháng chiến chống Tống (981). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV mở rộng: Do thiếu sử liệu nên một số diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống (981) vẫn chưa thực sự rõ ràng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vùng ven biển Đông Bắc, sông Lục Đầu và sông Bạch Đằng là chiến trường chính, diễn ra những trận đánh lớn, đóng vai trò quyết định đối với toàn bộ cuộc kháng chiến. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Kháng chiến chống quân Tống (981) - Đầu năm 981: quân Tống tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt. - Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. - Khi tiến vào lãnh thổ Đại Cồ Việt, quân Tống liên tục bị chặn đánh. - Nhiều trận chiến lớn diễn ra trên sông Lục Đầu, sông Bạch Đằng,... |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung của cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077).
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 3, đọc thông tin mục 2c SGK tr.44, 45 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077).
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 3, đọc thông tin mục 2c SGK tr.44, 45 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). + GV hướng dẫn HS khai thác lược đồ: vị trí hiểm yếu của phòng tuyến sông Như Nguyệt - án ngữ phía bắc đến kinh thành Thăng Long, chặn mọi đường trên bộ mà quân Tống có thể sử dụng để tiến vào Thăng Long. - GV cho HS xem thêm hình ảnh, video về cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077) (tùy vào thời lượng bài học, thực tế bài giảng). https://www.youtube.com/watch?v=3QpVE2cg_E0 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, hình ảnh, video và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV mở rộng: hai điểm đặc sắc, nổi bật trong quá trình tổ chức kháng chiến của nhà Lý là “Tiên phát chế nhân” và chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hòa. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | c. Kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) - Tháng 10/1075: + Nhà Lý thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân” (tấn công trước để chế ngự đối phương), tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). - Khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến phía bắc kinh thành Thăng Long. - Đầu năm 1075: Quân Tống; + Chia làm hai đại tiến vào Đại Việt, bị chặn lại ở phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt. + Tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng thất bại. - Cuối năm 1077: + Lý Thường Kiệt cho quân tấn công vào doanh trại dịch. Quân Tống thiệt hại nặng. + Nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hòa. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước. |
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288).
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 3 nhóm, khai thác Hình 4, 5, đọc thông tin mục 2d SGK tr.44 – 46 và thực hiện nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258).
- Nhóm 2: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285).
- Nhóm 3: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288).
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288) và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây