Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Câu cầu khiến

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Câu cầu khiến. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CÂU CẦU KHIẾN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về câu cầu khiến mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện câu cầu khiến.

- Năng lực vận dụng câu cầu khiến vào ngữ cảnh.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu: cho đoạn thơ:

                           Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

                           Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo.

                           Hãy để cho bà nói má thơm của cháu.

                           Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu...

                                                           (“Đôi mắt xanh non”- Xuân Diệu)

? Chỉ ra phó từ trong đoạn văn trên? Phó từ được thêm vào câu có ý nghĩa gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời: Từ “hãy” là  phó từ, thêm vào câu có ý nghĩa cầu khiến.

- GV gieo vấn đề vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đặc điểm hình thức và chức năng của  câu cầu khiến  như thế nào chúng ta  đi vào tìm hiểu.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về câu cầu khiến
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về câu cầu khiến.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại kiến thức về câu cầu khiến và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về câu cầu khiến

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:

a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:

- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. […]

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 2. Khi muốn mượn của bạn cùng lớp một cuốn sách, em thường dùng câu nào trong số những câu sau đây? Vì sao?

a. – Cho mình mượn cuốn sách!

b. – Có thể cho mình mượn cuốn sách được không?

c. – Hãy đưa cho mình mượn cuốn sách!

d. – Đưa cuốn sách mượn nào!

e. – Cho mượn cuốn sách đi!

Câu 3. Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cầu khiến:

- Cậu đi về nhà lúc 4  giờ.

Câu 4. Tại sao câu cầu khiến thường được rút gọn chủ ngữ?

Câu 5. Hãy tìm ví dụ rong đời sống về hai câu có hình thức cầu khiến nhưng không bao giờ dùng để cầu khiến.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Những câu cầu khiến trong các đoạn trích:

Câu thứ hai và thứ ba trong đoạnt rích (a): “Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng có mó vào mà bỏng thì khốn.” có hai từ đáng chú ý là hãy đừng. Hãy xét xem có phải đây đều là những từ cầu khiến hay không. Chú ý hiện tượng đồng âm.

Trong đoạn trích (b) và (c) có câu cầu khiến chứa từ cầu khiến, nhưng có câu cầu khiến chỉ được đánh dấu bằng ngữ điệu cầu khiến. Có một điểm chung quan trọng là tất cả những câu này đều có chủ ngữ chỉ người tiếp nhận câu nói, một đặc điểm hình thức quan trọng của hầu hết các câu nghi vấn.

Câu 2. Khi muốn mượn một cuốn sách, có thể chọn bất kì câu nào trong số những câu đã nêu ở trên. Tuy nhiên, những câu thể hiện ý nghĩa cầu khiến một cách trực tiếp, có sắc thái hơi sỗ sàng thường ít được sử dụng trong môi trường giao tiếp có văn hóa, chẳng hạn trong trường học. Còn những câu thể hiện ý nghĩa cầu khiến gián tiếp thường được coi là tế nhị và lịch sự hơn, vì thế thích hợp cho nhiều tình huống hơn. Cần lưu ý thêm: Câu cầu khiến có từ hãy thường chỉ dùng trong ngôn ngữ viết, rất ít khi dùng trong ngôn ngữ nói.

Câu 3. Có thể biến đổi câu đã cho thành câu cầu khiến theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:

- Cậu hãy đi về nhà lúc 4 giờ!

- Cậu đi về nhà lúc 4 giờ nhé!

Câu 4. Câu cầu khiến luôn luôn hướng về người nghe, vì thế, khi ngữ cảnh cho phép, có thể rút gọn chủ ngữ của câu cầu khiến.

Câu 5. Trong đời sống, có những trường hợp câu có hình thức cầu khiến nhưng không bao giờ dùng vào mục đích cầu khiến, mà dùng vào mục đích khác. Ví dụ, câu có đi ở cuối câu hoặc hãy trước động từ:

- Thách thức: Mày đánh tao đi!

- Cảm thán: Hãy ăn cho đẫy bụng vào rồi cứ cắm đầu vào trò chơi điện tử suốt ngày như thế!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay