Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Trợ từ, thán từ
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Trợ từ, thán từ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VỀ TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về trợ từ, thán từ.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề, xây dựng đoạn văn trong văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện đoạn trợ từ, thán từ.
- Năng lực phân sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp ngữ cảnh.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Nêu các loại từ trong tiếng Việt mà em biết.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về trợ từ, thán từ
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về trợ từ, thán từ.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao NV - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về trợ từ, thán từ và lấy ví dụ. Bước 2: Thực hiện NV - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức 1. Trợ từ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,… 2. Thán từ - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. - Thán từ gồm hai loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,… |
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Trợ từ là gì? A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau. D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ. Câu 2. Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ? A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. C. Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi! D. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Câu 3. Trong các từ in đậm trong những câu sau, từ nào không phải là trợ từ? A. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi… B. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? C. Nó vợ con chưa có. D. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Câu 4. Cho câu sau: Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ! (Nam Cao) Câu trên có mấy trợ từ? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 5. Đột nhiên lão bảo tôi: - Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao) Ví dụ trên không có chứa trợ từ. A. Đúng B. Sai Câu 6. Thán từ là gì? A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu. B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau. D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép. Câu 7. Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì? A. Đối tượng giao tiếp B. Ngữ điệu C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 8. Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ? A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? B. Không, ông giáo ạ! C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Câu 9. Đọc đoạn văn sau: Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc: - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Câu nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ? A. Trời ơi! B. Ngày mai con chơi với ai? C. Khốn nạn thân con thế này? D. Con ngủ với ai? Câu 10. Từ chao ôi trong đoạn văn dưới đây bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn? Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (Nam Cao, Lão Hạc) A. Than thở vì xúc động mạnh B. Than thở vì bất lực C. Than thở vì đau đớn D. Cả A, B, C đều sai Câu 11. Cho câu văn: Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...” (Nam Cao, Lão Hạc) Từ Này trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây? A. Thán từ B. Phó từ C. Tình thái từ D. Trợ từ Câu 12. Cho các câu sau đây: a. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận) b. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố) c. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình lúng túng. (Thanh Tịnh) d. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao) Những câu nào trong các câu trên có chứa trợ từ? A. a, c, d B. a, b, d C. b, c, d D. a, b, c Câu 13. Cho đoạn văn: Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng. Đoạn văn trên có bao nhiêu thán từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 14. Đọc đoạn văn sau: Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc: - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí? A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực B. Biểu lộ sự ngạc nhiên C. Biểu lộ sự nghi ngờ D. Biểu lộ sự chua chát Câu 15. Có mấy loại thán từ? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm |
- GV chữa nhanh đáp án.
- NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo bàn, hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau: a. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ! (Lão Hạc, Nam Cao) b. Vâng, ông Giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng. (Lão Hạc, Nam Cao) c. Con chó của cháu nó mua đấy chứ! (Lão Hạc, Nam Cao) Câu 2. Trợ từ là gì? Câu 3. Thán từ là gì? Có mấy loại thán từ? Câu 4. Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau: a. Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. b. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc. c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. d. Rồi cứ mỗi năm Rằm tháng 8. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. e. Nó hát những mấy ngày liền. f. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. Câu 5. Tìm trợ từ, thán từ trong đoạn trích sau: “Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.” Câu 6. Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ôi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta. |
Gợi ý đáp án:
Câu 1. a. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: “ạ”.
- Thán từ gọi đáp: “Vâng”.
- Tình thái từ nghi vấn: “chứ”.
Câu 2. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ hay gặp là: những, chính, đích, ngay…
Câu 3.
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Một số thán từ thường gặp là:
+ Thán từ gọi đáp: vâng, dạ, này, ơi, ừ,…
+ Thán từ biểu lộ cảm xúc: a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi,…
Câu 4. a. Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.
- Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.
- Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.
- Trợ từ “cứ” biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.
- Trợ từ “những” biểu thị việc diễn đạt một sự việc khách quan như trên,còn có ý nhấn mạnh nó hát nhưng mấy ngày liền
- Trợ từ "chỉ" biểu thị sắc thái không bình thường về số lượng không đạt mức bình thường (quá ít).
Câu 5. Trợ từ: những
Thán từ: ôi
Câu 6. - A ! Mẹ em đã về!
- Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà!
- Chết thật, nhà ấy đã có trộm vào rồi đấy!
- Eo ơi, bãi rác của Philipins thật kinh khung!
- Trời ơi con với cái!
- Vâng, cháu biết rồi ạ!
- Bớ người ta có cướp!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu