Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Phương pháp thuyết minh

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Phương pháp thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về phương pháp thuyết minh mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện các phương pháp thuyết minh.

- Năng lực sử dụng các phương pháp thuyết minh.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Có bao nhiêu con đường từ nhà em có thể dẫn đến trường?

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học: Cùng một đích đến nhưng có nhiều cách đi khác nhau. Mỗi một cách hay còn gọi là phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Với văn bản thuyết minh cũng vậy, để thuyết minh, chúng ta có thể chọn nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể các phương pháp đó là gì, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về phương pháp thuyết minh
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về phương pháp thuyết minh.
Nội dung: HS đọc SGK, vận dụng kiến thức GV cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Sản phẩm: Kiến thức về phương pháp thuyết minh.
Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại kiến thức trong SGK, chuẩn bị trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS nhắc lại kiến thức về phương pháp thuyết minh, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về phương pháp thuyết minh

- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

- Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết trong mỗi ví dụ nêu dưới đây, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh cụ thể nào.

a. Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính.

(Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT –

Tri thức là sức mạnh, số 5 – 1997)

b. Không có gì trừu tượng hơn là con số, nhất là khi con số vượt quá tầm tưởng tượng của người đọc. […] Độc giả sẽ hoàn toàn thờ ơ khi đọc thấy ngân sách giáo dục năm học 1998-1999 là 10.365.000.000.000 đồng. […] cần phải so sánh con số này với một con số hiển nhiên, hoặc tính ra tỉ lệ phần trăm. Trong trường hợp trên, thử chia ngân sách dành cho giáo dục cho tổng số học sinh phổ thông và sinh viên trong cả nước […]. Ta sẽ có một con số cụ thể là mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học. Cũng có thể nói cách khác, rằng ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56% […].

(L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả,

Hội Nhà báo Việt Nạm, Hà Nội, 1999)

c. Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên thắng. […] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sđd)

d. Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng hoa cũng có thể là một thứ lịch, hay một thứ đồng hồ. Nhưng sự thực là như thế. Có nhiều loài hoa chỉ nở vào một giờ nhất định trong ngày. Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng ; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều ; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn ; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm ; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,…

Ngoài những loài hoa chỉ thị giờ, ta còn thấy nhiều loài hoa chỉ thị cho mùa nữa. Ở Việt Nam, hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai ; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng ; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,… Riêng mùa đông, cây cối thu mình lại để chuẩn bị cho sự sinh sản vào những mùa thuận lợi của năm sau nên các loài hoa chỉ thị cho mùa này hiếm hơn – tiêu biểu là hoa ban mọc ở vùng núi Tây Bắc của nước ta.

(Theo Đỗ Mạnh Hùng, Các loài hoa kì lạ,

trong Sách lịch kiến thức phổ thông,

NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995)

Câu 2. Hãy vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học để viết một bài văn nhằm giới thiệu về một hiện tượng mà anh (chị) thấy là lạ kì hay thú vị và rất muốn nói rõ cho bạn bè cùng biết.

Câu 3. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau:

Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.

Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”.

Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.

Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.

(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC - Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)

- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong từng câu:

  1. Nêu định nghĩa
  2. Dùng só liệu
  3. Giải thích
  4. Liệt kê

Câu 3. Phương pháp chú thích: Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”… nữ hoàng của các loài hoa.

- Phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan…lớp thảm mục”

- Phương pháp nêu số liệu “Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc

 Ngoài ra, tác giả dùng yếu tố miêu tả hấp dẫn: “Cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh…đang bay lượn”

 Đoạn trích cung cấp hiểu biết, tri thức về hoa lan, loài hoa được ưa chuộng. Người viết cần có hiểu biết sự thật khoa học, chính xác, khách quan

- Tác giả phối kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ…

- NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1. Yếu tố nào không bắt buộc phải có trong khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng để viết bài văn thuyết minh?

A. Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

B. Phải thực lòng muốn truyền đạt cho người khác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.

C. Phải có phương pháp thuyết minh.

D. Phải yêu mến, quý trọng đối tượng, sự vật được thuyết minh.

Câu 2. Phương pháp thuyết minh nào sau đây chưa học ở THCS?

A. Dùng số liệu, nêu ví dụ

B. So sánh, phân loại

C. Giảng giải nguyên nhân – kết quả

D. Nêu định nghĩa, liệt kê

Câu 3. Phương pháp thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa khác thuyết minh bằng cách chú thích ở điểm gì?

A. Làm nổi bật đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng.

B. Nắm được chính xác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.

C. Mang lại những hiểu biết rõ ràng về sự vật, hiện tượng.

D. Thể hiện được rõ mục đích vủa việc thuyết minh.

Câu 4. Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?

A. Bình luận về sự vật, hiện tượng.

B. Nói thật rõ về sự vật, hiện tượng.

C. Kể về sự vật, hiện tượng.

D. Ca ngợi sự vật, hiện tượng.

Câu 5. Nguyên tắc của việc vận dụng, phối hợp và lựa chọn các phương pháp thuyết minh là gì?

A. Làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu.

B. Không xa rời mục đích thuyết minh.

C. Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng.

D. Cả A, B và C.

Câu 6. Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cở nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng các độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để thiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.

Đoạn văn trên thuyết minh thể loại truyện ngắn theo phương pháp nào?

A. Phân loại

B. Đưa số liệu

C. Nêu định nghĩa

D. Phân tích

Câu 7. Điểm nổi bật nhất của truyện ngắn qua đoạn thuyết minh dẫn ở câu 6 là gì?

A. Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.

B. Dung lượng ngắn.

C. Bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống.

D. Viết ra là để tiếp thu liền một mạch.

Câu 8. Những cây hoa lan thuộc về họ lan, một họ thực vật lớn nhất trong lớp cây một lá mầm, gồm nhiều loài nhất. Cho đến đầu thập kỉ vừa qua, toàn thế giới có khoảng 100.000 loài lan, xếp trong 800 chi. Trong số 100.000 loài lan ấy, có khoảng 25.000 loài lan rừng và 75.000 loài lan lai. Riêng đất nước ta, nhiều loài lan dại mọc từ Quảng Ninh chạy dọc dải Trường Sơn đến Cà Mau.

(http://suutap.com/chuavietnam)

Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

A. Chú thích

B. Phân tích

C. Dùng số liệu

D. Giảng giải nguyên nhân – kết quả

Câu 9. Câu nào nào khái được những hiểu biết mà đoạn văn dẫn ở câu 8 mang lại cho người đọc?

A. Cho đến đầu thập kỉ vừa qua, toàn thế giới có khoảng 100.000 loài lan.

B. Trong số 100.000 loài lan ấy, có khoảng 25.000 loài lan rừng và 75.000 loài lan lai.

C. Riêng đất nước ta, nhiều loài lan dại mọc từ Quảng Ninh chạy dọc dải Trường Sơn đến Cà Mau.

D. Những cây hoa lan thuộc về họ lan, một họ thực vật lớn nhất trong lớp cây một lá mầm, gồm nhiều loài nhất.

Câu 10. Dòng nào nêu đúng mục đích của đoạn văn thuyết minh dẫn ở câu 13?

A. Sự phong phú của loài hoa lan.

B. Nguồn gốc của loài hoa lan.

C. Những vùng đất có hoa lan đẹp nhất.

D. Vẻ đẹp của loài hoa lan.

- GV chữa nhanh đáp án.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay