Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức thuyết minh về một phương pháp (cách làm) mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên yêu cầu: Khi em làm được một đồ chơi hay nấu được món ăn ngon em rất muốn giới thiệu cho các bạn biết? Em sẽ làm thế nào?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét.

=> Giáo viên dẫn vào bài: Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về cách thuyết minh một đồ dùng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thuyết minh về cách làm.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Gọi h/s đọc đoạn văn a,b?

THẢO LUẬN NHÓM

? Qua hai VD em thấy bài văn thuyết minh một phương pháp có những mục nào chung.

? Vì sao phải có những mục đó?

? Để thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu ăn, hay may quần áo…có kết quả tốt ta cần đảm bảo yêu cầu gì ?

? Nhận xét gì lời văn ở 2 VD trên ?

? Khi thuyết minh về một phương pháp ( nấu ăn, đồ vật, món ăn ) người viết cần nêu những nội dung gì ? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét.

+ Giáo viên: nhận xét

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trả lời nghệ thuật và nội dung theo hiểu biết của mình.

+ GV vừa nhận xét, vừa giải thích thêm để HS nắm rõ.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Giới thiệu một phương pháp

 

- Hai bài văn đều có những mục chung:

+ Ngyên vật liệu.

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm (sản phẩm làm ra, chất lượng).

=> Vì muốn làm bất cứ một cái gì ta cũng cần có nguyên liệu để làm, cách chế biến nguyên liệu ấy để tạo ra một sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng.

- Để thuyết minh có kết quả tốt: Trước khi thuyết minh ta phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp đó, nêu rõ cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới có kết qủa.

- Nhận xét: Lời văn ngắn gọn, chính xác và rõ nghĩa.

- Khi thuyết minh:

+ Cần nêu rõ điều kiện, cách thức, trình tự để tạo ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.

+ Phải trình bày rõ ràng cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một trình tự nhất định.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2. Đọc bài giới thiệu sau đây. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Câu 3. Hãy thuyết minh cách nấu cơm và cách luộc rau muống.

Câu 4. Trình bày phương pháp học bài của em.

- GV mời một số HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS ở dưới tự hoàn thành BT. Sau đó, GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Đảm bảo những yêu cầu sau

- B1: Xác định đề bài: Thuyết minh về trò chơi gì?

- B2: Lập dàn bài.

  1. Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
  2. Thân bài:

* Điều kiện chơi:

- Số người chơi.

- Dụng cụ chơi.

- Địa điểm, thời gian.

* Cách chơi (Luật chơi).

- Giới thiệu ntn thì thắng.

- Giới thiệu ntn thì thua.

- Giới thiệu ntn thì phạm luật.

* Yêu cầu trò chơi.

  1. Kết bài.

- Ý nghĩa của trò chơi.

- Tình cảm của người thuyết minh.Lập dàn bài thuyết minh một trò chơi quen thuộc.

Câu 2.

- Đặt vấn đề: “Ngày nay ... giải quyết được vấn đề... Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.

“Có nhiều cách đọc khác nhau … có ý chí”. Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay đọc thầm theo dòng và theo ý , những yêu cầu và hiệu qủa của phương pháp đọc nhanh. “ Trong những năm gần đây…. 12.000 từ / phút” những số liệu, dẫn chứng về kết qủa của phương pháp đọc nhanh.

Các số liệu nêu ra nhằm chứng minh cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh đối với mỗi người chúng ta.

Câu 3. Đảm bảo trả lời được các ý:

Nấu cơm/luộc rau cần những nguyên liệu gì?

Nấu/luộc ít nhiều tùy thuộc vào điều gì?

Vì sao phải vo gạo?/ Vì sao phải nhặt rau, rửa rau?

Lửa thế nào thì cơm ngon/rau ngon (nếu dùng bếp than, củi,…)?

Câu 4. Trình bày phương pháp học bài của em. VD:

- Cần có những tài liệu nào?

- Quá trình học: đọc, ghi ý chính, vẽ sơ đồ tư duy, học thuộc theo các ý, v.v…

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay