Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Tức cảnh Pác Bó"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản "Tức cảnh Pác Bó". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “TỨC CẢNH PÁC BÓ”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Tức cảnh Pác Bó mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tức cảnh Pác Bó.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tức cảnh Pác Bó.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Thế Lữ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn vào bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức VB Tức cảnh Pác Bó
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Tức cảnh Pác Bó.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, bố cục). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, chuẩn bị trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Nhóm 1: Tìm hiểu về điều kiện sống và làm việc của Bác. + Nhóm 2: Tìm hiểu cách diễn đạt và biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ. + Nhóm 3: Tìm hiểu cảm nghĩ của Bác về cuộc đời Cách mạng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) quê xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. - Là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Người còn là người chiến sĩ cách mạng, danh nhân văn hóa thế giới. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác tháng 2/ 1941. Bác ở tại hang Pác Bó (Cao Bằng) để trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp. - Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bố cục: 2 phần: + Phần 1: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (câu 1, 2, 3). + Phần 2: Cảm nghĩ của Bác (câu 4). II. Kiến thức trọng tâm 1. Tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của Bác 1.1. Điều kiện sống và làm việc: - Câu 1: Bác sống trong hang và bên cạnh suối, sáng ra bờ suối làm việc tối ngủ trong hang. - Câu 2: Bác ăn cháo bẹ và rau măng. - Câu 3: Bác làm việc dịch Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô là tài liệu học tập cho cán bộ cạnh mạng trên một chiếc bàn bằng đá kê chông chênh cạnh bờ suối. 1.2. Cách diễn đạt và biện pháp nghệ thuật: - Câu 1: Nhịp 4/3, tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi tạo cảm giác cuộc sống nhịp nhàng, nền nếp, đều đặn cùng núi rừng. - Câu 2: + Giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh, tự nhiên. + Liệt kê các món ăn. - Câu 3: + Từ láy tượng hình. + Phép tiểu đối giữa hai vế câu. 1.3. Qua đó, em thấy điều kiện sống, làm việc của Bác thật khó khăn, thiếu thốn, gian khổ... nhưng vẫn vô cùng quy củ, nền nếp, hoà nhịp với núi rừng. 1.4. Bác là người có: + Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên. + Tinh thần vui tươi, sảng khoái, lạc quan. + Tư thế ung dung, lạc quan, yêu đời. 2. Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng + “Sang” có nghĩa là sang trọng, giàu có, cao quý, là cảm giác hài lòng, vui thích. + “ Thật là sang” từ Sang là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của người làm CM. - (Ăn ở, làm việc … đều gian khổ, khó khăn thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng. - Việc ăn, ở không phải là sang, chỉ có việc làm (lịch sử Đảng) là sang nhất vì nó đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin về để đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời thơ bình dị, giọng điệu vui đùa thoải mái. - Kết hợp hài hòa giữa tính chất cổ điển và hiện đại. - Ngắn gọn, hàm súc. 2. Nội dung Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, tinh thần cách mạng kiên cường, tư thế ung dung, lạc quan của Bác. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Em có cảm nhận như thế nào về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài thơ? Những yếu tố nào trong bài thơ giúp em cảm nhận được như vậy? Câu 2. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Giải thích điều đó như thế nào? Từ đó, em hiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh là người như thế nào? Câu 3. Hãy sưu tầm và chép lại những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, vui vì sống hòa hợp với thiên nhiên. Theo em, giữa niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên của Hồ Chí Minh và “thú lâm tuyền” của người xưa có gì giống và khác nhau? |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Kinh nghiệm phân tích thơ, nhất là phân tích những bài thơ ngắn như thơ tứ tuyệt cho thấy: việc quan trọng đầu tiên là đọc kĩ một lượt cả bài thơ và cố gắng nhận ra giọng điệu chủ yếu cùng tinh thần chung của bài thơ đó. Ở bước đầu tiên này, đừng vội đi vào phân tích chi tiết: câu, chữ, hình ảnh, thủ phap tu từ,… mà hãy cảm nhận tổng hợp bằng trực giác. Sau đó từ cảm nhận chung ấy mà đi vào phân tích chi tiết.
Cần đọc kĩ để thấy được giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài thơ. Trong khi đọc, cần giọng điệu tự nhiên, thoải mái, cố gắng thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình. Chú ý ngắt nhịp cho đúng, nhất là ở câu thứ hai và thứ ba của bài thơ.
Bài Tức cảnh Pác Bó được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Một mặt, nó vẫn tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt; mặt khác, toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ. Cảm nhận chung về giọng điệu, tinh thần của Tức cảnh Pác Bó: Bài thơ với bốn câu thật bình dị, thoải mái, có giọng vui đùa hóm hỉnh, toát lên một cảm giác vui thích, sảng khoái.
Cần phải phân tích những phân tích những yếu tố trong bài thơ để làm sáng tỏ cảm nhận của em. Thực chất đây là bước phân tích tác phẩm theo định hướng đã được trình bày ở phần cảm nhận chung về giọng điệu và nội dung bao trùm của tác phẩm đã nêu ở phần trên. Nên trình bày theo lối bổ ngang, tức là phân tích làn lượt từng câu thơ một. Chẳng hạn câu đầu của bài thơ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi gợi cảm giác nhịp nhàng, nền nếp, cho thấy Hồ Chí Minh sống ung dung, thoải mái, hòa điệu nhịp nhàng với nhịp sống núi rừng. Câu thơ thứ vẫn tiếp nối mạch cảm xúc gợi ra từ câu đầu: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ở đây, có thêm nét đùa vui: lương thực, thực phẩm luôn sẵn sàng, thật đầy đủ; đầy đủ đến mức dư thừa! Có người hiểu nghĩa câu này là: tuy ăn uống gian khổ, chỉ có cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. Cách hiểu ấy tuy không sai về ngữ pháp nhưng đặt trong mạch cảm xúc của bài thơ với tinh thần chung là vui đùa thoải mái thì không hợp. Và hiểu như vậy sẽ làm giảm cái hay, cái thú vị của bài thơ. Vì vậy, câu thơ cần hiểu là: thức ăn (cháo bẹ rau măng) lúc nào cũng sẵn sàng.
Nếu như câu thứ nhất nói về ở, câu thứ hai nói về ăn thì câu thứ ba (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng) nói về làm việc. Tất cả đều miêu tả chân thật sinh hoạt hằng ngày của Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó. Tác giả không che giấu sự gian khổ (nơi ở chỉ là cái hang tối, thức ăn chỉ có cháo ngô và rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh). Nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta vẫn thấy toát ra niềm vui to lớn, chân thật hiển nhiên của Người. Câu kết của bài thơ nêu lên một nhận xét tổng quá: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Sang là sang trọng, tức là không chỉ dồi dào, giàu có về vật chất mà còn là cao quý, đáng tự hào. Chữ sang ở cuối bài thơ đúng là đã kết tinh và tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ.
Câu 2. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khá, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là “sang”. Có thể giải thích điều đó như sau:
Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiế thốn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào.
Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái “thú lâm tuyền” (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hòa hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hòa mình với thiên nhiên. Tháng 1 – 1946, Bác phát biểu với các nhà báo: “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sống giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khổ, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang.
Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa.
Câu 3. Cố gắng sưu tầm và chép lại một số câu thơ xưa nói về niềm vui với cái nghèo, với cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên (chẳng hạn: Bao giờ nhà dựng đầu non/ Pha trà nước suối, gối hòn đá ngơi – Nguyễn Trãi; Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao – Nguyễn Bỉnh Khiêm;…).
Giữa niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên của Hồ Chí Minh và “thú lâm tuyền” của người xưa có những nét giống nhau (yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, giao hòa với thiên nhiên). Tuy nhiên, cũng có nét khác nhau: khi tìm đến “thú lâm tuyền”, người xưa thường sống như một ẩn sĩ, xa lãnh cõi đời gọi là “lánh đục về trong”; còn Bác Hồ tuy có vui với “thú lâm tuyền” nhưng không phải là một ẩn sĩ lánh đời, ngược lại, Người vẫn là một chiến sĩ chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu