Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ VÀ LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề, xây dựng đoạn văn trong văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực đọc văn bản tự sự.

- Năng lực tóm tắt văn bản tự sự.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, hằng ngày có rất nhiều lượng thông tin được cập nhập trên các kênh khác nhau như: (sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng internet..) đặc biệt là qua sách ngữ văn,.. để kịp thời cập nhật những thông tin đó ta phải biết tóm tắt những nội dung chính, kĩ năng đó như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự, cách tóm tắt văn bản tự sự.
Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sư?

+ Nêu những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.

+ Nêu các bước tóm tắt văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức

1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự

a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

- Nêu gắn gọn, đầy đủ nội dung chính của văn bản.

- So với văn bản gốc:

+ Ngắn hơn

+ Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn.

- Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

b. Các bước tóm tắt văn bản

- Đọc kĩ văn bản.

- Xác định nội dung chính.

- Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí.

- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm tóm tắt văn bản.
Nội dung: HS luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi của GV.
Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ để hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hãy tóm tắt các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó chữa bài.

Gợi ý đáp án:

HS tóm tắt các văn bản đảm bảo:

  1. Tôi đi học:

- Sự việc 1: Trên đường tác giả đến trường

- Sự việc 2: Tác giả và các bạn học sinh xếp hàng – trên sân trường

- Sự việc 3: Tác giả và các bạn học sinh ngồi trong lớp học.

  1. Trong lòng mẹ:

+ Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh, bố mất sớm, mẹ vì túng thiếu nên bỏ đi tha hương cầu thực, Hồng sống với gia đình người họ hàng.

+ Một hôm, bà cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa với mẹ và em bé không, Hồng toan trả lời có nhưng nhận ra vẻ mặt rất kịch và những rắp tâm tanh bẩn của bà cô, Hồng đã từ chối và một mực tin tưởng mẹ sẽ về. Bà cô tiếp tục vò xé nỗi đau của Hồng, nước mắt chan hòa, đầm đìa.

+ Gần đến ngày giỗ bố, Hồng đi học về, thoáng thấy bóng mẹ liền đuổi theo và Hồng đã không lầm.

+ Khi gặp lại mẹ, Hồng đã rất xúc động, hạnh phúc, khóc nức nở. Hồng đã ngắm gương mặt mẹ và nhận ra rằng mẹ không còm cõi, xơ xác quá như lời bà cô. Trên đường đi, được nằm trong lòng mẹ, Hồng ko nhớ mẹ đã hỏi những gì và quên hết những tủi cực, những đau đớn, những lời lẽ cay độc của bà cô.

  1. Tức nước vỡ bờ:

+ Gia đình chị Dậu rất nghèo, thuộc dạng nhất nhì trong hạng cùng đinh. Chị đã phải bán con, bán chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu.

+ Vì không có tiền nộp sưu thuế, anh Dậu bị lôi ra đình cùm kẹp, đánh trói. Khi được thả về, nhà không còn gì ăn, bà hàng xóm cho chị Dậu một nắm gạo. Chị nấu cháo cho chồng.

+ Anh Dậu tỉnh dậy, vừa cầm bát cháo lên, chưa kịp ăn, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với roi mây, dây thừng. Anh Dậu sợ quá, lăn ra bất tỉnh.

+ Chị Dậu van xin tha thiết nhưng cai lệ không nghe, hắn đánh chị và sấn đến trói anh Dậu.

+ Chị Dậu tức quá liền phản kháng lại. Kết quả, cai lệ và người nhà lí trưởng thua nhục nhã.

  1. Lão Hạc:

+ Lão Hạc là một người nông dân nghèo, gầy gò, ốm yếu. Vợ mất sớm, con trai đi làm đồn điền cao su, lão sống thui thủi với cậu Vàng, lão coi nó như người con, người bạn.

+ Sau một trận ốm khủng khiếp, lão Hạc ốm yếu, ko có việc gì làm đành phải bán cậu Vàng đi dù rất đau đớn.

+ Sau đó, vì thương con, lão cố dành dụm tiền cho con, số tiền bán chó và số tiền dành dụm đc lão gửi ông giáo nhờ sau này lo ma chay cho mình, lão gửi cả mảnh vườn cho ông giáo nhờ giữ hộ sau này cho con trai, còn lão thì chịu khổ, hàng ngày lão bòn đc cái gì ăn cái nấy.

+ Sau đó vì ko còn gì ăn, càng ko thể phạm đến tiền của con, lão đã xin Binh Tư ít bả chó và tự vẫn.

+ Cái chết của lão rất đau đớn. Cả làng ko ai biết vì sao lão chết trừ Binh Tư và ông giáo.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay