Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Dấu ngoặc kép

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Dấu ngoặc kép. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP DẤU NGOẶC KÉP

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện dấu ngoặc kép.

- Năng lực tạo lập dấu ngoặc kép.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Các em biết những dấu câu nào trong tiếng Việt?

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về dấu ngoặc kép
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về dấu ngoặc kép.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Sản phẩm: Kiến thức về dấu ngoặc kép.
Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại kiến thức về dấu ngoặc kép và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép dùng để:

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- NV1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp dưới đây:

a. “Dế mèn phiêu lưu ký” và tác phẩm nổi bật của nhà văn Tô Hoài.

b. Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

(Mây và sóng)

Câu 2. Nối câu có sử dụng dấu ngoặc kép ở cột A với công dụng tương ứng của dấu ngoặc kép đó ở cột B.

                             A

 

B

1. Cốm là của riêng Hà Nội, là một thức ăn vặt rất “độc” được lưu giữ bao đời nay rồi.

 

a. Đánh dấu từ ngữ, lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại.

2. Anh Long cho hay: “Cọn nước đúng là sản phẩm sáng tạo trong nông nghiệp của cha ông...”.

 

b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

3. Truyện đồng thoại “Dế mèn phiêu lưu kí” được trẻ em trên thế giới yêu thích.

 

c. Đánh dấu tên tác phẩm, tập san được dẫn.

Câu 3. Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau:

Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”.

Câu 4. Việc dùng dấu ngoặc kép trong các câu văn sau có tác dụng gì?

a. Đã đem lòng mến yêu mảnh đất này từ lâu nên lòng bồi hồi, náo nức, tôi cứ thầm thì hát: “Ai đứng như bóng dừa...”.

b. Thật kì diệu khi vùng đất “địa linh nhân kiệt” này đã hiến dâng cho đất nước những văn tài nức tiếng, những võ tướng kiệt xuất, tất cả đều xả thân hi sinh cho quê hương đất nước.

c. Là một nhà văn, phải viết những gì, viết làm sao cho những “kho báu” ấy khong bị lãng quên?

Câu 5. Viết 2 – 3 câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, sau đó chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Tác dụng của dấu ngoặc kép:

  1. Đánh dấu tên tác phẩm riêng.
  2. Trích dẫn lời nói trực tiếp.

Câu 2. 1b; 2a; 3c.

Câu 3. Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn là dùng để đánh dấu tên lễ hội.

Câu 4. Dẫn câu trực tiếp (a); hiểu từ ngữ theo nghĩa đặc biệt (b,c).

Câu 5. HS đặt câu có dấu ngoặc kép, đảm bảo đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa.

- NV2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1. Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

·       A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

·       B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.

·       C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

·       D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

·       A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”

·       B. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.    

·       C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.

·       D. Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Câu 3. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?

·       A. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.

·       B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”

·       C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.

·       D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

Câu 4. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?

·       A. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.

·       B. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

·       C. Cái gọi là “khai sáng” của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.

·       D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là “văn minh” ấy nữa.

Câu 5. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...

·       A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

·       B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

·       C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 6. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

·       A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

·       B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.

·       C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 7. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.

·       A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

·       B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.

·       C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 8. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.

·       A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

·       B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

·       C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Câu 9. Đặt dấu nào sau đây phù hợp với câu văn?

·       A. Dấu ngoặc đơn

·       B. Dấu hai chấm

·       C. Dấu ngoặc kép

·       D. Dáu hỏi chấm

Câu 10. Vị trị đặt nào phù hợp với dấu câu đã chọn?

·       A. Đặt đầu cầu 

·       B. Đặt cuối câu

·       C. Từ đầu câu đến từ "nói"

·       D. Từ “Tôi chỉ…” đến hết câu

Câu 11. Câu “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” có gì khác với câu nói ở trên?

·       A. Câu nói không được dẫn nguyên văn (dẫn gián tiếp)

·       B. Câu nói được dẫn nguyên văn (dẫn trực tiếp)

·       C. Không có điểm gì khác

·       D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 12. Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

·       A. Đặt đầu câu 

·       B. Đặt cuối câu

·       C. Đặt từ “lời nói...” đến hết câu

·       D. Đặt từ “cháu hãy...” đến hết câu

Câu 13. Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí? 

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…

·       A. Đặt đầu câu 

·       B. Đặt cuối câu 

·       C. Đặt từ “Tôi sẽ cố…” đến hết câu 

·       D. Đặt từ “đây là cái vườn...” đến hết câu 

Câu 14. Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?

·       A. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”

·       B. “Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”

·       C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.

·       D. Giờ ông lão trắng tay, “mất” tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay