Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Câu ghép
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Câu ghép. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về câu ghép mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện câu ghép.
- Năng lực tạo lập câu ghép.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức về câu đơn bình thường, câu đơn có thành phần được mở rộng Dẫn vào bài.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về câu ghép.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Sản phẩm: Kiến thức về câu ghép.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chuẩn bị trả lời kiến thức về câu ghép và lấy ví dụ minh hoạ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo cặp. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức về câu ghép - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. - Có hai cách nối các vế câu: + Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể: § Nối bằng một quan hệ từ; § Nối bằng một cặp quan hệ từ; § Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đối với nhau (cặp từ hô ứng). + Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. - Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. - Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép? A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau Câu 2. Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu hay chưa? A. Có B. Không Câu 3. Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép? A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân B. Quan hệ từ chỉ điều kiện C. Quan hệ từ chỉ mục đích D. Quan hệ từ chỉ cách thức E. Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ Câu 4. Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào? Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương. A. Quan hệ nhượng b B. Quan hệ mục đích. C. Quan hệ mục đích. D. Quan hệ điều kiện. Câu 5. Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau? A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép. B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này. C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu. D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp. Câu 6. Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ? A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố - Tắt đèn) B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao – Chí Phèo) C. Gió càng to, lửa càng cao. D. Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan – Tinh thần thể dục) Câu 7. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao. B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao. C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao. D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao. Câu 8. Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa? A. Mẹ đi làm và em đi học. B. Mẹ đi làm còn em đi học. C. Mẹ đi làm nhưng em đi học. D. Mẹ đi làm, em đi học. Câu 9. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Câu 10. Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu? A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu. B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu. C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu. D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu. Câu 11. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A. Tôi chạy, nó cũng chạy. B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay. D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu. Câu 12. Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau? Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng - Trong lòng mẹ) A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích. B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân. C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện. D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ. Câu 13. Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào? A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị. B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau. C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau. D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ. Câu 14. Trong đoạn văn sau có câu ghép không? Làng Ku – ku – rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đát vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây. (Hai cây phong) A. Có B. Không Câu 15. Cho câu văn: Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan) Đây có phải câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả không? A. Có B. Không |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chốt đáp án.
- NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp hoặc cá nhân.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Câu ghép là gì? Câu 2. Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Nêu cụ thể từng cách đó. Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây, thực hiện các yêu cầu: (1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hoi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm. Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn và cho biết các vế câu trong các câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào. Câu 4. Đọc hai câu dưới đây và thực hiện các yêu cầu: (1) Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng. (2) Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó. a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép đã tìm được ở câu 2. b. Hãy cho biết các vế trong các câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào. Theo em, còn có cách nào khác để nối các vế câu ghép nữa không? Nếu có, đó là cách gì? Câu 5. Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong các câu ghép sau đây: a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài … chúng em thì chăm chú lắng nghe. b. Trời mưa to như trút nước … các con sông đều đầy ăm ắp. c. … trời có nắng to … nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao. d. ... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh … em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn. e. … mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh … bố em kiểm tra bài tập về nhà của em. Câu 6. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau: a. Nếu… thì… b. Hễ… thì… c. Không những… mà… d. Nhờ… mà… e. Tuy… nhưng… |
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.
Câu 2. Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:
- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Câu 3. a. Câu ghép: câu (1), câu (4).
- (1) Đèn Am/ vừa bật lên //, một cảnh đẹp kì dị/ đã phơi ngay trước mắt tôi.
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.
(4) Thuyền trôi/ từ từ // nên ánh đèn/ cứ thay đổi chỗ mãi.
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”.
Câu 4.
- (1) Cây đa già/ run rẩy cành lá //, nó/ đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
(2) Cây đa già/ run rẩy cành lá trong làn gió mới //, nó/ đang vẫy tay chào ngày mới đó.
- - Cả hai câu ghép đều nối với các vế câu với nhau bằng dấu phẩy.
- Ngoài cách dùng dấu phẩy, để nối các vế của câu ghép với nhau, ta có thể dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, dấu chấm phẩy.
Câu 5. a. còn
- nên
- Vì… nên…
- Dù… nhưng…
- Trong khi… thì…
Câu 6. HS đặt câu đảm bảo logic ngữ pháp và ng
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu