Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản “Hai cây phong”
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản “Hai cây phong”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “HAI CÂY PHONG”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Hai cây phong mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hai cây phong.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hai cây phong.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Quê hương em có điều gì đặc biệt?
- HS trả lời.
- GV dẫn vào bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức VB Hai cây phong
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững nội dung chính của VB Hai cây phong.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại kiến thức trong SGK, chuẩn bị nêu lại kiến thức về tác giả, tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: + Nhóm 1+2: Hình thành kiến thức của văn bản “Hai cây phong”. Hai mạch kể chuyện xen lồng vào nhau:
+ Nhóm 3+4: Tìm hiểu kiến thức của văn bản Hai cây phong
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Ai-ma-tốp (1929-2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan. - Tác phẩm: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên. - 2004: Ông được nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự” của trường Đại học tổng hợp quốc gia Mat-xcơ-va. 2. Tác phẩm - Trích phần đầu truyện vừa “Người thầy đầu tiên”. - Cây phong là loại cây to, thân cao, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu. 3. Kết cấu - bố cục: - PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Bố cục: 4 phần. II. Kiến thức trọng tâm 1. Hai mạch kể chuyện xen lồng vào nhau: - Mạch kể thứ nhất: xưng tôi - là họa sĩ. Bộc lộ cảm xúc riêng về hai cây phong. - Mạch kể thứ hai: xưng chúng tôi - lũ trẻ ngày trước. Cảm xúc chung về hai cây phong. Hai mạch kể xen lồng vào nhau. Mạch kể của nhân vật xưng tôi quan trọng hơn. “tôi” nhiều hơn, quan trọng hơn, sử dụng nhiều hơn cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Việc thay đổi ngôi kể làm cho câu chuyện sinh động thân mật đáng tin cậy hơn, Không những là câu chuyện của riêng tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người. 2. Giới thiệu làng Ku-ku-rêu - Trên một cao nguyên, một thảo nguyên rộng lớn và thơ mộng.... với những cảnh sắc nên thơ và hình ảnh ấn tượng về 2 cây phong.... - Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng, bằng cả niềm tự hào của tôi đối với quê hương. - Hình ảnh: Như những ngọn hải đăng. NT so sánh: Khẳng định giá trị và niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu về hai cây phong. 3. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ * Hai cây phong: Có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân vật tôi. ...như những ngọn hải đăng đặt trên núi. So sánh có ý nghĩa khẳng định. Thể hiện niềm tự hào kiêu hãnh của tôi và dân làng về 2 cây phong. Thấu hiểu 2 cây phong với suy nghĩ - tình cảm đặc biệt. - Sử dụng các yếu tố miêu tả. - BP nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh so sánh. hình ảnh 2 cây phong sống động: vừa dịu dàng thân thương, vừa dẻo dai, dũng mãnh. Thể hiện tố chất hội hoạ và âm nhạc, tâm hồn nghệ sĩ của tác giả. là biểu tượng của quê hương, luôn gắn với tình yêu quê tha thiết. *Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu - Tác giả bồi hồi nhớ về kỉ niệm xưa với bạn bè và thầy giáo Đuy-sen. - Kỷ niệm của những lần phá tổ chim. Bọn trẻ như những chú chim non ngây thơ ngộ nghĩnh và nghịch ngợm - NT nhân hoá. Tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân. Quả đồi có 2 cây phong là nơi hội tụ niềm vui của trẻ thơ. “… vụt mở ra trước mắt chúng tôi 1 thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng..”. tất cả tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến… “Hai cây phong không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Ku-ku-rêu hướng tới chân trời xa xôi, tươi sáng.” 4. Hai cây phong và thầy Đuy- sen - Thầy đã đem 2 cây phong về trồng cùng bé An-tư-nai - Gửi gắm ở 2 cây phong ước mơ, hi vọng. những đứa trẻ nghèo khổ...thành người có ích. - Hai cây phong là nhân chứng cho 1 câu chuyện cảm động về tình cảm thầy trò. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Hai mạch kể lòng ghép, trình tự kể từ hiện tại về quá khứ; sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, phép nhân hoá, liệt kê sinh động, cảm xúc chân thành tự nhiên. 2. Nội dung - Trong đoạn trích Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động. Bằng ngòi bút chấm phá hội hoạ hai cây phong hiện lên có đường nét, có màu sắc, âm thanh, có tâm hồn. Từ đó người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và tình cảm xúc động đặc biệt. Đặc biệt hơn đó là hai cây phong gắn bó với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ cho những học trò nhỏ của mình. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d. Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Văn bản Hai cây phong của tác giả nào? A. Xéc-van-téc B. O-hen-ri C. An-đec- xen D. Ai-ma-tốp Câu 2. Văn bản Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào? A. Truyện ngắn Con tàu trắng B. Truyện ngắn Cây phong non trùm khăn đỏ C. Truyện Người thầy đầu tiên D. Tất cả đều sai Câu 3. Nội dung văn bản có thể chia thành mấy phần? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 4. Nhà văn Ai – ma – tốp là người nước nào? A. Nga B. Bồ Đào Nha C. Cư – rơ – gư – xtan D. Phần Lan Câu 5. Hình ảnh cây phong biểu tượng cho điều gì? A. Là tín hiệu của làng B. Là biểu tượng của quê hương. C. Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về hai cây phong. D. Tất cả đều đúng Câu 6. Hình ảnh cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào ? A. Như hai người khổng lồ B. Như những đốm lửa vô hình C. Như những ngọn hải đăng trên núi D. Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát Câu 7. Ý nào không đúng về lí do hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể? A. Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò B. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. C. Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ... D. Hai cây phong mang lại giá trị kinh tế lớn cho dân làng. Câu 8. Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì? A. Nhà báo B. Nhạc sĩ C. Hoạ sĩ D. Nhà văn Câu 9. Trong hai mạch kể của văn bản, mạch kể nào quan trọng hơn? A. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng ta” B. Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” C. Mạch kể của người kể chuyện xưng “ta” D. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi” Câu 10. Từ láy nào sau đây không được dùng để miêu tả vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong? A. thì thầm B. thì thào C. rì rào D. xào xạc Câu 11. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời của người kể chuyện? A. Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa trở về B. Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng C. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè D. Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng Ku – ku – rêu. Câu 12. Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong? A. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi. B. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn. C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền. D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây. Câu 13. Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong? A. Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường. B. Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ. C. Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ. D. Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ. Câu 14. Trong đoạn trích Hai cây phong, hai cây phong khác cây khác trong làng ở đặc điểm nào? A. Chúng không cần người ta chăm sóc, tưới tắm vẫn vươn cao kiêu hãnh. B. Chúng có tiếng nói riêng, có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. C. Chúng là loài cây quý hiếm nhất trong vùng. D. Chúng mọc ở trên đồi cao phía trên làng và vô cùng xanh tốt. Câu 15. Trong hai mạch kể của văn bản, mạch kể chuyện xưng “chúng tôi ” quan trọng hơn đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó chữa bài.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu