Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện, phân loại yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Năng lực vận dụng, viết được văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

GV trình chiếu hoặc đọc cho học trò những câu thơ sau:

            Trong chữ NHẸ vẫn có dấu NẶNG

            Trong chữ VỮNG vẫn còn dấu NGÃ

            Trong chữ HIỂU vẫn có dấu HỎI

            Trong chữ XẤU vẫn còn nguyên dấu SẮC

            Chữ THẲNG vẫn có nét CONG

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận

- GV nhận xét: tưởng chừng mọi thứ tách bạch, riêng biệt với nhau, nhưng ở phương diện nào đó, nó lại có sự kết nối với nhau.

  Trong văn bản như tự sự cũng vậy, tưởng chừng không có yếu tố miêu tả, biểu cảm nhưng chúng vẫn xuất hiện và  không bao giờ tách bạch rõ ràng, tuyệt đối. Các yếu tố này luôn đan xen, hỗ trợ nhau làm nổi bật chủ đề của văn bản. Vậy làm thế nào để phân biệt được kiểu văn bản tự sự với văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm? Các yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Nội dung: HS ôn tập lại kiến thức về yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Sản phẩm: Kiến thức về yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin trong SGK, nhắc lại kiến thức về yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức

- Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn trích Trong lòng mẹ được thể hiện như thế nào?

Câu 2. Tìm các yếu tố tự sự và biểu cảm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm được thể hiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ:

  1. Các yếu tố tự sự
    - Mẹ lôi vẫy chú bé Hồng.
    - Bé Hồng chạy theo chiếc xe chở mẹ.
    - Mẹ kéo bé Hồng lên xe.
    - Bé Hồng òa khóc.
    - Mẹ bé Hồng khóc theo.
    - Bé Hồng ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
    b. Các yếu tố miêu tả
    - Bé Hồng thở: hồng hộc; trán: đẫm mồ hôi; chân: ríu cả chân lại.
    - Hình dáng mẹ Hồng:

+ không còm cõi;

+ gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trongnước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
c. Các yếu tố biểu cảm
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc (suy nghĩ).
- Tôi thấy những cảm giác ấm ấp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường (cảm nhận).
- Phải bé lại để lăn vào lòng một người mẹ, ấp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới cảm thấy người mẹ dịu êm vô cùng (phát biểu cảm tưởng).
d. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm lồng vào nhau, vừa kể vừa tả vừa biểu cảm

Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bổng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Đoạn văn trên tác giả vừa kể lại sự việc, vừa miêu tả, vừa thể hiện tính biểu cảm. Cụ thể là:
- Kể: Tôi ngôi trên đệm xe, cạnh mẹ tôi.
- Tả: Đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, khuôn miệng mẹ nhai trầu.
- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.

Câu 2. “Khốn nạn… ông giáo ơi!... (yếu tố biểu cảm) Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)… Này! Ông giáo ạ! (yếu tố biểu cảm) Cái giống nó cũng khôn! (yếu tố biểu cảm) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu “ư ử”, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?” (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm).

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay