Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Ngắm trăng"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản "Ngắm trăng". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “NGẮM TRĂNG”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Ngắm trăng mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ngắm trăng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ngắm trăng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nêu câu hỏi :
HS quan sát tập thơ «Nhật kí trong tù » ? Nêu hiểu biết của em về tập thơ?
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi dựa theo hiểu biết của bản thân
- GV nhận xét đánh giá
GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
GV giới thiệu tập NKTT Hs quan sát Đây là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của HCM được Người sáng tác khá liên tục trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc).Tập thơ gồm 133 bài viết bằng chữ Hán. Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ Bác VD “Cảnh khuya, “Rằm tháng giêng”, “Ngắm trăng” là bài thơ nằm trong tập NKTT viết về một cuộc “Ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong nhà tù... Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức VB Ngắm trăng
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Ngắm trăng.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tìm hiểu lại kiến thức về tác giả, tác phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1+2: Phân tích hai câu thơ đầu
+ Nhóm 3+4: Phân tích hai câu thơ cuối
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS tự tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: (sgk)
2. Văn bản:
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại:
- Xuất xứ: trong tập: “Nhật kí trong tù”
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
- Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Kiến thức trọng tâm
1. Hai câu đầu
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh: Khi Bác bị giam cầm trong nhà tù TGT: thiếu thốn đủ thứ, không rượu và cũng không có hoa.
- Điệp ngữ “vô” Như lời khẳng định, nhấn mạnh không hề có rượu và có hoa cho cuộc thưởng ngoạn.
2. Hai câu cuối
1. - Cấu trúc:
Nhân hướng song tiền khán/ minh nguyệt.
Nguyệt/ tòng song khích khán/ thi gia.
NT đối hành động cùng song song diễn ra một cuộc giao hòa gần gũi, thân thiết giữa người với trăng.
- NT: + đối: nhân – nguyệt.
minh nguyệt- thi gia.
+ nhân hóa
Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. Câu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương “mãnh liệt” của cả người và trăng.
2.
- Yêu thiên nhiên, mong muốn giao hòa với thiên nhiên.
- Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên hoàn cảnh tù ngục Đó chính là chất thép của người chiến sĩ cách mạng.
Bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Bài thơ là minh chứng sinh động cho hai câu thơ Bác viết trang bìa tập NKTT:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc.
- Nghệ thuật nhân hóa, phép đối, sự đối sánh tương phản tạo sự cân đối, hô ứng trong thơ truyền thống.
2. Nội dung – ý nghĩa
Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Em hãy liệt kê những tiếng trong bản phiên âm chữ Hán của bài Vọng nguyệt đã đi vào từ vựng tiếng Việt một cách phổ biến. Ví dụ: vọng trong hi vọng, vọng phu, kính viễn vọng,… Từ đó, em có nhận xét gì về thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt? Câu 2. Đọc kĩ phần chú giải nghĩa từ Hán và phần dịch nghĩa của bài thơ; từ đó, em hãy nêu nhận xét về các câu thơ dịch trong bản dịch thơ. Câu 3. Có người nhận xét bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Em hiểu điều đó như thê nào? Hãy giải thích và chứng minh. Câu 4. Hãy kể tên những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học (và đã đọc). Chép lại những câu viết về cảnh trăng và hãy nêu rõ, trăng trong mỗi bài có nét gì khác biệt. Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Hai bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) và Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, có nội dung cụ thể khác nhau, nhưng lại có những nét giống nhau (về nội dung và hình thức nghệ thuật). Hãy chứng minh nhận xét đó. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Liệt kê những tiếng trong bản phiêm âm chữ Hán của bài Vọng nguyệt đã đi vào từ vựng tiếng Việt một cách phổ biến.
- Vọng: vọng phu, viễn vọng, vô vọng, hi vọng, ước vọng, thất vọng, khát vọng,…
- Nguyệt: nguyệt thực, nhật nguyệt, nguyệt san, nguyệt phí, bán nguyệt,…
- Ngục: ngục thất, lính ngục, hỏa ngục, ngục tù, ngục hình, địa ngục,…
- Trung: trung tâm, trung thu, trung tuyến, trung trực, trung ương, trung đoạn, trung quân, trung trinh, trung thành, trung thần, trung nghĩa, trung hiếu,…
- Vô: vô đạo đức, vô tình, vô ơn, vô cùng, vô tận, vô căn cứ, vô danh, vô lí, vô lối, vô cực, vô hồn, vô cảm,…
- Tửu: tửu quán, tửu lượng, tửu sắc,…
- Hoa: hương hoa, hoa hồng, ra hoa kết trái, hoa quả, nở hoa,…
- Đối: đối đáp, câu đối, đối xứng, đối chiếu, đối ngẫu, đối thoại, đối địch, đối tác, đối phương,…
Nhận xét: Đây là vấn đề khá phức tạp, chỉ yêu cầu các em nêu được một số điểm dễ nhận thấy như sau:
- Thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn.
- Một số từ gốc Hán một âm tiết đã được tiếp nhận vào tiếng Việt như thành viên của lớp từ thuần Việt (hoa trong nở hoa, đối trong đối trong từng câu).
- Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với nhau (nguyệt phí, trung tuyến, vô căn cứ,…).
- Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với một tiếng thuần Việt tạo thành từ mới (câu đối, lính ngục,…).
Câu 2. Nhận xét về các câu thơ trong bản dịch thơ.
Câu thứ nhất: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa” được dịch là “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Dịch như vậy là sát nghĩa.
Câu thứ hai: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cái xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.
Câu thứ ba và câu thứ tư trong nguyên tác có kết cấu đăng đối; đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Với kết cấu này, hai câu thơ có hiệu quả nghệ thuật đáng kể.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
có nghĩa là:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
đã làm giảm đi sự đăng đối tề chỉnh, cũng tức là làm giảm đi phần nào sức truyền cảm, nghệ thuật của bài thơ chữ Hán. Ngoài ra, câu thơ dịch sử dụng một từ chưa được nhã (nhòm); hơn nữa, hai câu thơ dịch còn làm giảm mất tính hàm súc của nguyên tác bởi sử dụng hai từ đồng nghĩa (nhòm, ngắm); nguyên tác chỉ một từ khán (ngắm), đặt tương ứng với nhau ở hai câu thơ.
Để phân tích tốt một bài thơ chữ Hán, nên cố gắng đối chiếu bản dịch với nguyên tác (dựa vào lời dịch nghĩa). Việc chỉ ra được những chỗ thành công và hạn chế của bản dịch so với nguyên tác sẽ giúp hiểu sâu bài thơ, nhiều khi đó chính là việc phân tích.
Câu 3. Bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) đúng là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Bài thơ Ngắm trăng được viết trong nhà tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong nhà tù vô cùng cực khổ. Người không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng. Không những không có rượu, không có hoa để tận hưởng cảnh trăng đẹp (nhà nho xưa thường uống rượu ngắm hoa dưới trăng, lòng tràn đầy cảm hứng), mà còn không có cả tự do. Thế nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng một cách trọn vẹn, đầy đủ, không hề vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất và về tình trạng bị giam cầm. Hồ Chí Minh ung dung thưởng thức cảnh trăng đẹp với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân thể của Hồ Chí Minh nhưng không thể giam cầm được tinh thần của Người, đúng như Người đã viết: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”. Bài thơ cho thấy, tuy bị giam cầm nhưng trước cảnh trăng đẹp, tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh đã vượt ra ngoài song cửa buồng giam để đến với vầng trăng sáng. Vì vậy, có người đã nói rất đúng rằng bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Câu 4. Những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học ở lớp 7 và lóp 8 là: Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya.
Chép lại những câu viết về cảnh trăng và so sánh để thấy được một vài nét riêng của trăng ở từng bài. Chẳng hạn:
- Ngắm trăng: trăng được nhân hóa trở thành người bạn tri âm thân thiết, từ giữa bầu trời bao la đã theo khe cửa nhà lao đến với Hồ Chí Minh.
- Rằm tháng giêng: (Bản dịch của Xuân Thủy: Rằm xuân lồng lộng trăng soi – Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân – Giữa dòng bàn bạc việc quân – Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Trăng viên mãn tròn đầy, ánh trăng tràn ngập cả sông nước, đất trời bao la đêm xuân, tất cả đều đầy ắp sức sống mùa xuân.
- Cảnh khuya: Câu thơ viết về trăng: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Trăng lòng bóng cây già trong rừng khuya, có vẻ đẹp lộng lẫy và đầy thơ mộng, mang sắc thái cổ điển.
Câu 5. Hai bài Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong những ngày sống và làm việc rất gian khổ tại hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (khi Người mới về nước – năm 1941), Người đã sáng tác bài Tức cảnh Pác Bó. Còn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được viết khi Người bị giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) những năm 1942 – 1943. Đề tài của hai bài thơ cũng khác nhau. Nhưng hai bài thơ có những nét giống nhau về nội dung (đều toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người chién sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh) và hình thức nghệ thuật (sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt – tuy một bài là chữ Hán, một bài tiếng Việt – bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc).
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu