Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về đoạn văn tự sự mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện đoạn văn tự sự.
- Năng lực tạo lập văn bản tự sự.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn vào bài học: Ở lớp 6, 7, văn miêu tả, biểu cảm, tự sự được giới thiệu tách rời như những phương thức biểu đạt độc lập nhằm giúp các em nắm chắc từng phương thức. Tuy nhiên, trong thực tế, một văn bản thường là sự kết hợp nhiều phương thức khác nhau để làm cho văn bản thêm sinh động. Vì vậy, trong văn tự sự, ngoài yếu tố kể là chính còn cần phải kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm thì câu chuyện mới hay và đi vào lòng người.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại kiến thức về đoạn văn tự sự có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về đoạn văn tự sự có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao NV - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi: + Đoạn văn trong văn bản tự sự là gì? + Văn bản tự sự có cấu tạo như thế nào? + Văn bản tự sự có nội dung gì? + Các đoạn văn trong văn bản tự sự có nhiệm vụ gì? Bước 2: Thực hiện NV - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao NV - GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để viết được đoạn văn tự sự có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm? Bước 2: Thực hiện NV - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. | I. Đoạn văn trong văn bản tự sự 1. Đoạn văn là một phần của văn bản. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu chủ đề. Các câu còn lại có nhiệm vụ thuyết minh, miêu tả, giải thích làm nổi bật ý chính. 2. Văn bản tự sự do nhiều loại đoạn văn cấu tạo nên: + Đoạn (các đoạn) mở bài. + Các đoạn thân bài. + Đoạn (các đoạn) kết bài. 3. Nội dung của văn bản: + Có đoạn vừa giới thiệu nhân vật vừa kể sự việc. + Có đoạn vừa kể sự việc vừa thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật hoặc của người kể chuyện. + Có đoạn tả cảnh, tả người hoặc ghi lại những cuộc đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật. 4. Nhiệm vụ của đoạn văn: Làm nổi bật chủ đề, nội dung và tư tưởng của văn bản. Ngoài ra, mỗi đoạn văn có một nhiệm vụ cụ thể riêng: + Đoạn (các đoạn) mở đầu có nhiệm vụ gợi mở, giới thiệu vấn đề. + Các đoạn thân bài có nhiệm vụ giải thích chứng minh, nêu cảm nghĩ, bình luận, đánh giá,... về vấn đề. + Đoạn (các đoạn) kết thúc có nhiệm vụ chốt lại vấn đề, liên tưởng mở rộng, nâng cao ý nghĩa vấn đề. II. Cách viết đoạn văn tự sự 1. Cách viết đoạn văn tự sự: - Đoạn (các đoạn) mở bài giới thiệu, tạo tình huống cho câu chuyện. - Các đoạn thân bài kể lại diễn biến của sự việc, tập trung thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài văn. - Đoạn (các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng, suy nghĩ đối với người đọc. 2. Để viết được đoạn văn tự sự: + Người viét cần huy động năng lực quan sát, trí tưởng tượng, vốn sống. + Vận dụng kỹ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. + Khi viết có thể dùng câu chủ đề đặt ở đầu đoạn để nêu ý nghĩa khái quát, sau đó viết các câu tiếp theo thể hiện những nội dung cụ thể. |
- LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d. Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Đóng vai nhân vật bà hàng xóm nhà chị Dậu, viết một đoạn văn kể lại cảnh chị Dậu “tức nước vỡ bờ”. Câu 2. Đóng vai cô bé bán diêm, viết một đoạn văn kể lại cảnh đêm giáng sinh. |
- GV mời một số HS trình bày bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc, nhận xét, góp ý. Sau đó GV nhận xét, đánh giá.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. - Đảm bảo hình thức đoạn văn
- Đảm bảo các sự việc:
+ Anh Dậu được thả về
+ Bà cụ đem bát cháo sang cho
+ Cai lệ đến thúc sưu thuế
+ Chị Dậu nhún nhường, nhưng sau đó phản kháng.
- Đảm bảo sử dụng các tính từ để miêu tả các hành động, trạng thái: hành động của chị Dậu, dáng vẻ của anh Dậu,…
- Đảm bảo yếu tố biểu cảm: Nêu được cảm xúc về hình ảnh anh Dậu bị hành hạ, chị Dậu bị đẩy đến bước đường cùng, phải phản kháng.
Câu 2. Đóng vai cô bé bán diêm, viết một đoạn văn kể lại cảnh đêm giáng sinh.
- Đảm bảo hình thức đoạn văn.
- Đảm bảo sự việc:
+ Cô bé bán diêm đi từ nhà, ra đường
+ Bị mất một chiếc giầy, bị một cậu bé trêu chọc
+ Mọi người lãnh đạm, không ai mua diêm giúp
+ Cô bé bán diêm quẹt các que diêm sưởi ấm và những ý nghĩ trong tưởng tượng.
- Đảm bảo yếu tố miêu tả: miêu tả được cảnh trời lạnh giá; sự thờ ơ của mọi người; sự mỏi mệt, đáng thương của cô bé bán diêm.
- Đảm bảo yếu tố biểu cảm: khơi gợi cảm xúc ở người đọc về sự thờ ơ của mọi người đối với cô bé bán diêm và sự thương cảm dành cho cô bé.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu