Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Cô bé bán diêm"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản "Cô bé bán diêm". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN “CÔ BÉ BÁN DIÊM”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Cô bé bán diêm mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô bé bán diêm.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cô bé bán diêm.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực nhận diện, phân loại trường từ vựng.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Mỗi dịp Giáng sinh, em thường làm gì?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Ôn tập kiến thức văn bản “Cô bé bán diêm”
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Cô bé bán diêm”.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao NV - GV yêu cầu HS tìm hiểu lại kiến thức, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm. Bước 2: Thực hiện NV - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao NV - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận: + Nhóm 1: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. + Nhóm 2: Cuộc sống thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm. + Nhóm 3: Cái chết của cô bé bán diêm. Bước 2: Thực hiện NV - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3: Bước 1: Chuyển giao NV - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung và nghệ thuật. Bước 2: Thực hiện NV - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Hans Christian Andersen (1805 – 1875), Đan Mạch. - Nhà nghèo, mồ côi. + 12 tuổi: mơ ước làm nhà văn. + 18 tuổi: xuất bản được tác phẩm. - Chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. - Truyện của Andersen giàu chất nhân văn, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, ngộ nghĩnh và thông minh, đáng yêu. 2. Tác phẩm - Một số tác phẩm tiêu biểu: Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu, Bầy chim thiên nga,… II. Kiến thức trọng tâm 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm a. Gia cảnh - Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán. - Sống với cha trong một xó tối tăm. - Luôn bị mắng nhiếc chửi rủa. - Phải đi bán diêm để kiếm sống. Thật tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng tình thương yêu, sự chia sẻ. b. Trong đêm giao thừa - Đêm khuya, gần giao thừa. - Trời rét mướt Thời gian, không gian rất đặc biệt. Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần nhau. + Tương phản giữa: Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà > < Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé. Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài. 2. Cuộc sống thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm Quẹt 5 lần: - 4 lần đầu: mỗi lần 1 que - Lần cuối: cả bao. - Lần 1: Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm. - Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay … Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi) - Lần 3: Cây thông Nô en, ngọn nến sáng rực, lấp lánh.. Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới. - Lần 4: Thấy Bà nội hiện về đang mỉm cười với em Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu - Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc. Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm. Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng - Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế... - Ý nghĩa: Cuộc sống trên trần gian chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo 3. Cái chết của cô bé bán diêm Là cái chết đẹp, chết về thể xác nhưng linh hồn, khát vọng của bé vẫn sống “đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười”. - Cái chết thể hiện bi kịch lạc quan của tác phẩm. - Biện pháp NT Tương phản, Đối lập Kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập. - Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc học tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. - Sáng tạo trong cách kể chuyện. 2. Nội dung – ý nghĩa Ý nghĩa: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. |
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Nhà văn An-đéc-xen là người nước nào? A. Liên Xô B. Ấn Độ C. Hung-ga-ri D. Đan Mạch Câu 2. Điều nào sau đây không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm? A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước. B. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha C. Người cha yêu thương cô bế hết lòng. D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống Câu 3. Từ “lãnh đạm” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì? A. Tỏ ra căm ghét và khinh thường B. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng C. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy D. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến Câu 4. An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho đối tượng nào? A. Những thuỷ thủ. B. Dân nghèo thành thị. C. Trẻ em. D. Thị dân. Câu 5. Qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi), em thấy điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? A. Lần đầu tiên, em mơ thấy lò sưởi B. Lần thứ hai, em mơ thấy bàn ăn C. Lần thứ ba, em mơ thấy cây thông D. Lần thứ tư và năm, em mơ thấy người bà và hai bà cháu bay đi Câu 6. Giá trị nhân đạo của văn bản Cô bé bán diêm là: A. Phơi bày xã hội thiếu công bằng, chênh lệnh giàu nghèo quá lớn B. Phơi bày một hiện thực cay đắng về cái chết thương tâm cũng sự hành hạ phũ phàng của người lớn với trẻ em C. Niềm cảm thương chân thành trước số phận của cô bé bán diêm D. Phê phán sự bất công trong xã hội cũng như thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của người đời Câu 7. Dòng nào đã nói lên chủ đề của đoạn văn trên? A. Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng B. Chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt C. Mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. D. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả. Câu 8. Trong lần quẹt diêm thứ mấy, cô bé đã thấy bà mỉm cười với em? A. Lần thứ nhất B. Lần thứ hai C. Lần thứ ba D. Lần thứ tư Câu 9. Trong lần quẹt diêm thứ mấy, em thấy cảnh hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn? A. Lần thứ ba B. Lần thứ hai C. Lần thứ tư D. Lần thứ năm Câu 10. Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm? A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu C. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì Câu 11. Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong văn bản Cô bé bán diêm? A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời. B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm. D. Tất cả đều đúng. Câu 12. Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào? A. Khi bà nội em hiện ra. B. Khi trời sắp sáng. C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng. D. Khi các que diêm tắt. |
- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không muốn trở về nhà? Câu 2. Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật? Câu 3. Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm phản chiếu những ước mong nào của cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không? Câu 4. Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm. Phân tích một vài chi tiết làm cơ sở cho cảm nhận đó. Câu 5. Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ? Câu 6. Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh tương phản như: cảnh đoàn tụ của các gia đình đêm giao thừa với tình cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm; không khí tươi vui của ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tương;… Em hãy chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của một vài chi tiết, hình ảnh đó. Câu 7. Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện Cô bé bán diêm có kết thúc giống như vậy không? |
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà nhưng em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào chắc chắn sẽ bị cha em mắng chửi.
Câu 2. - Các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm:
+ Đôi chân trần, chân đất, đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại.
+ Đeo tạp dề cũ kỹ dựng đầy diêm.
+ Tóc xõa, bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng.
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm cho thấy cô bé phải sống cuộc sống nghèo khổ, đói rét; thiếu tình yêu thương, không có ai quan tâm, chăm sóc;…
Câu 3. Hình ảnh lò sưởi xuất hiện đầu tiên vì cô bé đang phải chịu đựng cái rét dữ dội; tiếp đó là hình ảnh bàn ăn, con ngỗng quay vì em đang rất đói. Em bé cô đơn khao khát tổ ấm, tình yêu thương, niềm vui,… nên mơ về cây thông Nô-en và người bà yêu quý. Như vậy, trình tự xuất hiện của các hình ảnh đã được nhà văn miêu tả một cách hợp lí.
Câu 4. HS trình bày cảm nhận và phân tích theo ý hiểu, đảm bảo được sự hợp lí, nêu được tình cảm của tác giả dành cho cô bé bán diêm: yêu thương, xót thương. (Cụ thể: “Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.”)
Câu 5. Cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm cho thấy: sự thờ ơ, vô cảm trước một em bé đáng thương, cần được giúp đỡ (“chẳng ai đoái hoài… chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh…, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm…”); dửng dưng như hoàn toàn vô can trước cái chết của em.
Câu 6. - Sự tương phản giữa thời tiết giá lạnh, gió rét dữ dội; giữa đêm giao thừa khi bao nhiêu gia đình đang quây quần, sum họp với hình ảnh “em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối”: nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé bán diêm.
- Sự tương phản giữa quá khứ êm đềm, hạnh phúc khi bà còn sống và hiện tại đau khổ, bất hạnh của cô bé không còn ai chăm sóc, yêu thương.
- Sự tương phản giữa những ảo ảnh hiện lên khi em bé quẹt diêm với hiện thực nghiệt ngã khi diêm tắt: gợi niềm xót xa, thương cảm với em bé thơ ngây đang phải chịu cảnh đói rét, cô đơn.
- Sự tương phản giữa khung cảnh tươi sáng “mặt trời lên trong sáng, chói chang”, không khí tươi vui của ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường “ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn”: thể hiện nỗi đau đớn trước cái chết của em bé; lên án sự thờ ơ, vô cảm của con người.
Câu 7. Kết thúc của truyện vừa có điểm giống (em bé được nhìn thấy những điều kì diệu, bay lên trong cảnh huy hoàng) vừa có điểm khác biệt (cái chết của nhân vật chính) với nhiều truyện cổ tích khác. Có thể nói kết thúc của truyện “Cô bé bán diêm” là một bi kịch lạc quan.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu