Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về liên kết các đoạn văn trong văn bản.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề, xây dựng đoạn văn trong văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện liên kết đoạn văn trong văn bản.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức chơi trò chơi “Liên kết”

 Liên kết, liên kết

 Kết mấy kết mấy

GV: (kết mấy tùy theo yêu cầu của giáo viên) Kết 3. thì 3 học sinh sẽ chụm vào nhau. Nếu bạn nào thừa mà không tìm được chổ liên kết sẽ bị phạt hát một bài. 

- GV dẫn vào bài học: Trong trò chơi thì không có liên kết bị phạt, còn trong văn bản mà không có liên kết thì nội dung của câu văn, đoạn văn, bài văn có ảnh hưởng không chúng ta sẽ chú ý vào bài học “Liên kết đoạn văn”.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS nắm rõ thông tin về nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

NV1: 2 HS đọc 2 VD (50)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hai đoạn văn ở VB1 có mối liên hệ gì không? Tại sao?

? Xét VB2 và cho biết cụm từ”trước đó mấy hôm”viết thêm vào đầu đoạn văn 2 có tác dụng gì?

? Hai đoạn văn liên kết với nhau như thế nào?

? Cụm từ này là phương tiện liên kết của 2 đoạn văn. Vậy tác dụng của nó trong văn bản ntn ?

? Khi văn bản có nhiều đoạn văn, để tạo tính mạch lạc cho văn bản, chúng ta phải làm gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

*- Đ1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường.

- Đ2: Cảm giác của”tôi”1 lần ghé thăm trường trước đây.

 => Cùng nói về ngôi trường nhưng việc tả Đ1 (hiện tại) và cảm nhận Đ2 (Quá khứ) không cùng thời điểm (Theo lô gíc thông thường phải có sự móc nối về thời gian để tạo sự gắn bó) -> Liên kết giữa 2 đoạn lỏng lẻo, mạch văn gãy => người đọc hụt hẫng.

*- Tạo sự liên kết về ý (ND): Từ hiện tại nhớ về quá khứ -> Sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với  nhau -> liền ý, liền mạch.

- Tạo sự liên kết về hình thức: Nối ý 2 đoạn.

 *Dùng để chuyển đoạn trong vbản, tạo sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.

Bổ sung: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, người ta thường sử dụng các từ ngữ thể hiện qhệ ý nghĩa giữa các đoạn văn -> các từ đó được coi là những phương tiện liên kết.

Đọc ghi nhớ (SGK- T52)

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:

1. Phân tích ngữ liệu: 2 đoạn văn (T50)

- VB1:

+ Đ1: tả cảnh sân trường Mĩ Lý ngày tựu trường Tả ngôi trường thời hiện tại.

+ Đ2: cảm giác của”tôi”1 lần ghé thăm trường  cảm giác

về ngôi trường trong quá khứ.

 Liên kết giữa 2 đoạn lỏng lẻo, mạch văn gãy  không có sự liên kết.

 

- VB2:

Cụm từ”trước đó mấy hôm”làm cho 2 đoạn văn liền ý, liền mạch.

- Cụm từ”trước đó mấy hôm”

 Dùng để nối 2 đoạn văn, nhờ đó 2 đoạn trở nên liền mạch, làm cho 2 đoạn văn gắn bó với nhau, tạo tính hoàn chỉnh cho văn bản.

 là phương tiện liên kết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Ghi nhớ 1 (SGK trang 53)

Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

NV2: Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học, đó là khâu nào? Tìm từ ngữ (phương tiện liên kết) trong 2 đoạn văn trên?

? Đó là những từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể một số phương tiện liên kết có tác dụng liệt kê khác?

Đọc VD b

? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên?

? Tìm từ có chức năng liên kết ý đối lập ở 2 đoạn?

? Tìm những từ ngữ (phương tiện liên kết) có quan hệ đối lập?

HS: Đọc VD c

? Từ”đó”thuộc từ loại nào?”Trước đó”chỉ thời gian nào?

? Tìm những chỉ từ khác có tính liên kết (Làm phương tiện liên kết)

HS đọc thầm VD d

? Tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn ?

? Tìm các từ mang ý khái quát, tổng kết ý trình bày trước?

HS đọc VD 2 (53)

? Xác định câu nối dùng để liên kết 2 đoạn văn? Vì sao nói câu đó có tác dụng liên kết ?

? Qua phân tích các VD, em thấy các đoạn văn trong văn bản có cần liên kết không? Có mấy cách liên kết?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

*a) Bắt đầu... Liệt kê ý trình bày...

    Sau khâu tìm hiểu

*Trước hết, đầu tiên, sau nữa, cuối cùng, một là, hai là.

*Cùng nói về ngôi trường Mỹ lý ở 2 thời điểm khác nhau, cảm nhận khác nhau.

 *Trái lại, tuy vậy, ngược lại...

  Theo dõi 2 đoạn văn BT2(T50-51)

*- Từ”đó”là chỉ từ -> Chỉ thời gian hiện tại khi”sân trường Mỹ Lý dày đặc cả người”.

- Từ Trước đó là thời gian xảy ra trước khi”sân trường Mỹ Lý dày đặc cả người”(Thời gian quá khứ)  có tác dụng liên kết 2 đoạn văn.

* Này, kia, ấy, nọ

*Đ1: ý cụ thể.

Đ2: Tổng kết ý trình bày ở trước.

 Từ ‘Nói tóm lại”có tính Lkết 2 đoạn bằng cách chuyển ý.

*     Nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách khái quát...

*-> nối tiếp, phát triển ý ở cụm từ”bố đóng sách cho mà đi học”ở đoạn văn trên.

 *2 HS phát biểu.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Trong văn bản, cần sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết hoặc dùng câu nối (câu liên kết) để tạo tính hoàn chỉnh, liền mạch cho văn bản. Người ta gọi chung là những phương tiện liên kết  1 HS đọc ghi nhớ.

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

- Phân tích ngữ liệu:

 

 

a) Bắt đầu

   Sau khâu tìm hiểu  Liệt kê.

 

 

 

b)

Đ1: Cảm nhận thời hiện tại.

Đ2: cảm nhận thời quá khứ.

 

Nhưng: gợi sự đối lập cảm nhận.                     

 

 

 

c) Từ”đó”là chỉ từ chỉ thời gian hiện tại

    Từ Trước đó”  chỉ thời gian quá khứ.

 có tác dụng liên kết 2 đoạn văn.

 

 

 

 

 

 

 

d) Từ”Nói tóm lại”

Lkết 2 đoạn bằng cách chuyển ý.

 

 

 

 

 

 

 

2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn

- Phân tích ngữ liệu: SGK T53

 

Câu nối  ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy?

 nối tiếp, phân tích ý đoạn văn trước.

 

 

 

 

 

 

3. Ghi nhớ: SGK (53)

Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,...

- Dùng câu nối.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
Tổ chức thực hiện:

- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

“Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc ở nước ta. Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.”

(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết nội dung trong đoạn văn trên.

Câu 2. Trong một báo cáo về tình hình học tập của lớp, có đoạn viết:

Văn bản 1:

Văn bản 2:

Gợi ý đáp án:

Câu 1. - Nội dung của các câu trong đoạn văn hướng về những hiện thực khác nhau.

- Không có đề tài, chủ đề chung xuyên suốt đoạn văn.

 Thiếu sự thống nhất về đề tài, chủ đề nên các câu không làm thành một đoạn của văn bản.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay