Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Khi con tu hú"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản "Khi con tu hú". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “KHI CON TU HÚ”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Khi con tu hú mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Khi con tu hú.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Khi con tu hú.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu:
? Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu?
? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời:
+ Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6
+ Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi...
Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức VB Khi con tu hú
a. Mục tiêu: Nắm vững những nội dung chính của VB Khi con tu hú.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại kiến thức về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu lại về bố cục của bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS nêu lại kiến thức về tác giả, tác phẩm, bố cục của bài thơ; yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên yêu cầu trả lời: ? Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ? Hãy viết một câu văn ngắn gọn có 4 chữ đầu “Khi con tú hú” để tóm tắt nội dụng bài thơ? ? Vì sao tiếng chim tu hú lại tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đứng dậy trả lời + GV vừa nhận xét, vừa giải thích thêm để HS nắm rõ. - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. NV3: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng những gì? ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của nó trong khổ thơ trên? ? Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh tác giả nhận thấy trực tiếp hay không? Qua đó giúp em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét. + Giáo viên: nhận xét. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đứng dậy trả lời + GV vừa nhận xét, vừa giải thích thêm để HS nắm rõ. - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. NV4: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Đọc 4 câu thơ cuối. ? Tâm trạng của người tù được thể hiện ở những dòng thơ nào? ? Nhận xét nhịp thơ có sự thay đổi ntn so với khổ 1, cách sử dụng từ ngữ của tác giả? ? Qua cách ngắt nhịp và sử dụng từ ngữ đó em hiểu gì về tâm trạng của người tù? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét. + Giáo viên: nhận xét. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đứng dậy trả lời + GV vừa nhận xét, vừa giải thích thêm để HS nắm rõ. - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. NV5: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu: ? Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét. + Giáo viên: nhận xét. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời nghệ thuật và nội dung theo hiểu biết của mình. + GV vừa nhận xét, vừa giải thích thêm để HS nắm rõ. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quờ ở Thừa Thiên-Huế. - Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên. - Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN. 2. Tác phẩm - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác ở nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập “Từ ấy”- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. - Thể loại: thơ lục bát - Giọng thiết tha cuối bài cú nghẹn ngào uất ức, chú ý các câu ngắt nhịp 6/2, 3/3. - Bố cục: 2 phần + 6 câu đầu: Tiếng tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng người tù cách mạng- nhà thơ. + 4 câu cuối: Tiếng chim tu hú bừng dậy khát vọng tự do trong lòng người tù. II. Kiến thức trọng tâm 1. Đọc văn bản – tìm hiểu chung - Nhan đề bài thơ chỉ là một vế phụ của một câu văn trọn ý => Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội; càng thèm khát cháy bảng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. - Tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ vì: + Nhà thơ - người chiến sĩ CM mới 19 tuổi – vào tù. + Vì đó là tín hiệu của mựa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, là tín hiệu gợi bầu trời cao lồng lộng của tự do. 2. Bức tranh mùa hè - Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng: + Hình ảnh: lúa chín, trái cây ngọt dần, vườn râm, tiếng ve, nắng đào, trời xanh, diều sáo. + Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều. + Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh). - Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ động từ, tính từ: + DT: con tu hú, lúa chiêm, trái cây, vườn râm, ve, bắp, sân, nắng, trời, diều sáo... + ĐT: gọi, ngân, lộn nhào... + TT: đầy, chín, ngọt, râm, rộng, cao... => Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ. - Điều đó cho thấy tác giả có sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng 3. Tâm trạng người tù cách mạng - Dòng thơ thể hiện: Ta nghe hè dậy…. Mà chân muốn đạp….. - Nhịp thơ: + Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ( câu 8 ); 3/3 ( câu 9 ). + Sử dụng các động từ mạnh: (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8 và câu 10). - Tâm trạng người tù: Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ => niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng. Ở đây là cứ kêu chứ không phải gọi bầy, tiếng chim tu hú bên ngoài làm cho người tù dâng lên niềm cảm xúc mạnh. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật + Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển. + Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ. + Sử dụng biện pháp tư từ: điệp ngữ, liệt kê, đối lập… 2. Nội dung + Lòng yêu cuộc sống. + Niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Em hãy viết một câu có mở đầu bằng bốn chữ “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi như vậy? Câu 2. Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên vào hè được miêu tả trong sáu câu ở phần đầu bài thơ? Những chi tiết nào khiến cho em có nhận xét đó? Qua bức tranh mùa hè được miêu tả, em thấy tâm tư của tác giả như thế nào? Câu 3. Câu thơ đầu và câu thơ kết của bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng của tác giả ở mỗi lần mỗi khác. Em hãy giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Câu 4. Theo em, sự truyền cảm nghệ thuật của bài thơ chủ yếu do những yếu tố nào? |
- GV mời một số HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung; sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. – Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn sao câu văn xuôi phải đáp ứng được hai yêu cầu:
+ Mở đầu bằng bốn chữ “Khi con tu hú”.
+ Nêu tóm tắt nội dung của bài thơ Khi con tu hú.
HS có thể viết: “Khi con tu hú kêu báo hiệu mùa hè, người tù cách mạng hình dung ra cảnh mùa hè đất trời cao rộng, sức sống tràn đầy ở bên ngoài, anh càng cảm thấy ngột ngạt, chết uất trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do”.
- Tiếng chim tu hú kêu đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, bởi lẽ:
+ Khi đó (năm 1939), Tố Hữu đang rất trẻ, thiết tha yêu đời, vừa mới được giác ngộ lí tưởng của Đảng, đang say mê hoạt động cách mạng với niềm vui phơi phới đầy lãng mạn thì bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bị nhốt chặt trong phòng giam âm u, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống rộng lớn bên ngoài, người chiến sĩ trẻ yêu đời cháy bỏng ấy cảm thấy đau khổ vô cùng.
+ Bị cách li với cuộc sống bên ngoài, tác giả ra sức lắng nghe mọi âm thanh vang vọng vào nhà tù. Lúc này thính giác trở thành kênh duy nhất để nhà thơ có thể sống với cuộc đời tự do ở ngoài nhà tù. Do đó, mọi âm thanh đều được đón nhận với tâm trạng đầy háo hức: “Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức/ Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu” (Tâm tư trong tù).
+ Tiếng chim tu hú kêu vang vọng vào trong nhà tù, báo hiệu mùa hè đã đến. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và nhất là, với niềm khát khao tự do mãnh liệt, người tù cách mạng trẻ tuổi đã hình dung ra ở ngoài kia là một mùa hè tưng bừng, rộn rã âm thanh (tiếng chim tu hú gọi bầy, tiếng ve ran, tiếng sáo diều trên từng không), chan hòa ánh sáng, rạng rỡ sắc màu (ngô vàng, nắng hồng, trời xanh),… Đấy còn là một mùa hè với bầu trời cao lồng lộng để những cánh diều sáo tha hồ nhào lộn giữa từng không. Tất cả đều đối lập với tình trạng bị giam cầm mà người chiến sĩ đang phải chịu đựng. Như vậy, tiếng chim tu hú khiến Tố Hữu hình dung ra một thế giới tự do bao la và tràn đầy sức sống. Vì thế, anh càng thấm thía hơn cái bức bối, ngột ngạt không thể chịu nổi trong nhà tù.
Câu 2. Sáu câu đầu của bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên vào hè. Đây là một mùa hè rộn ràng tràn đầy sức sống. Những chi tiết như: tiếng ve ran trong vườn, trái cây đượm ngọt, hạt ngô vàng trên sân đầy nắng, lúa chiêm chín ngoài cánh đồng, diều sáo chao lượn trên bầu trời cao rộng,… khiến cho chúng ta có nhận xét đó.
Qua bức tranh mùa hè với những chi tiết nêu trên, ta có thể nhận thấy tình yêu thiết tha cuộc sống, niềm khao khát tự do mãnh liệt và sự nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ – chiến sĩ Tố Hữu.
Câu 3. Câu thơ đầu và câu thơ kết của bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng đúng là tâm trạng của tác giả ở mỗi lần khác. Lần đầu là tâm trạng hào hứng đón chào mùa hè tràn đầy sức sống (như đã nói ở phần trên); lần sau là tâm trạng uất ức, đau khổ (thể hiện qua cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ở câu thứ tám; 3/3 ở câu thứ chín), qa cách dùng từ ngữ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), qua những từ ngữ cảm thán (ôi, làm sao, thôi).
Sở dĩ có sự khác nhau đó là vì diễn biến tâm trạng của người tù – nhà thơ. Lúc đầu nghe thấy tiếng tu hú vang vọng vào trong nhà lao, người chiến sĩ cách mạng theo phản ứng tự nhiên, hình dung ra một khung cảnh mùa hè rực rỡ như nhiều mùa hè tự do mà mình đã trải qua. Nhưng sau đó, khi tác giả ý thức được tình cảnh bị giam cầm của ban thân mình, thì tiếng chim tu hú mới tạo nên tâm trạng uất ức, đau khổ. Thực ra, trước sau, vẫn một tâm trạng đau khổ của người tù cách mạng vì mất tự do, xa rời cuộc sống. Thân trong tù mà hồn luôn hớng ra cuộc sống tự do bên ngoài. Vì vậy mà nghe tu hú kêu, anh hình dung ngay ra cảnh mùa hè tưng bừng, bao la bên ngoài, đồng thời, càng thấm thía tình cảnh ngột ngạt chết uất trong phòng giam.
Câu 4. Sự truyền cảm của bài thơ này do nhiều yếu tố, như: thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần nhụy; hình ảnh thơ gần gũi và gợi cảm; cảm nhận tinh tế; cảm xúc chân thành, mãnh liệt; giọng điệu thay đổi một cách tự nhiên phù hợp với cảm xúc khi thì hào hứng, khoáng đạt, khi thì u uất, dằn vặt,…
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu