Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN “ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ”

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Đánh nhau với cối xay gió, mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đánh nhau với cối xay gió.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đánh nhau với cối xay gió.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực nhận diện, phân loại trường từ vựng.

- Năng lực phân chia bố cục văn bản.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem các hình ảnh và đặt câu hỏi: Những hình ảnh sau gợi cho em suy nghĩ đến đất nước nào?

- HS xem ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung: Đất nước TBN, với lễ hội ném cà chua, điệu nhảy flamenco, đấu bò tót, quê hương của chiếc đàn ghi ta, và đặc biệt , đất nước này là thiên đường của những chiếc cối xay gió.

- GV dẫn dắt: Nhắc đến Tây Ban Nha là nhắc đến một đất nước có nền văn hóa đặc sắc bậc nhất thế giới. Trong lĩnh vực văn học, nhà văn Xéc-van-téc đã làm rạng danh xứ sở bò tót bằng tác phẩm kinh điển Đôn-ki-hô-tê. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích đánh nhau với cối xay gió trích trong tác phẩm này

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập về văn bản Đánh nhau với cối xay gió
Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về văn bản Đánh nhau với cối xay gió.
Nội dung: HS đọc lại văn bản, kiến thức để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Kiến thức về văn bản Đánh nhau với cối xay gió.
Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin trong SGK, chuẩn bị nhắc lại kiến thức về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1+2: Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê

+ Nhóm 3+4: Phân tích nhân vật Xan-chô-pan-xa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Xéc van - tét (1547 - 1616) - là nhà văn Tây Ban Nha.

2. Tác phẩm

- Tác phẩm gồm 2 phần, 126 chương.

- Đoạn trích: chương 8 của tác phẩm.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Bố cục

- PTBĐ: tự sự + miêu tả.

- Bố cục: 3 phần.

2. Phân tích

2.1. Hiệp sĩ Đôn Ki - hô - tê

*Nguồn gốc xuất thân

- Tên: Ki - ha - đa (ghép họ quí tộc: Đôn…).

- Xuất thân: quí tộc nghèo.

- Say mê sách kiếm hiệp.

 Bệnh hoang tưởng, gàn dở, muốn thành hiệp sĩ giang hồ.

*Đánh nhau với cối xay gió:

- Mục đích:

+ Chiến đấu cao cả, tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân.

- Dũng cảm như một anh hùng, hiên ngang, dũng mãnh, quyết tâm chiến đấu.  đáng kính phục.

- hoang tưởng, hão huyền.

 Gây cười.

- Kết quả: thất bại một cách đau đớn.

 Đôn Ki - hô - tê là người hoang tưởng, gàn dở, điên rồ nhưng dũng cảm và cao thượng.

 Đôn Ki - hô - tê vừa đáng trân trọng vừa nực cười, vừa đáng thương vừa đáng trách.

2.2. Giám mã Xan - chô Pan - xa

- Nguồn gốc xuất thân:

+ Là nông dân.

+ Hình dáng: béo lùn.

- Hành động:

+ Có tham vọng thực tế: giàu sang phú quý  thích danh vọng hão huyền.

+ MĐ rõ ràng, ước muốn tầm thường.

 Xan - chô là người tỉnh táo, tận tụy, trung thành nhưng hèn nhát.

+ Thực dụng đến tầm thường.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.

- Giọng điệu phê phán, hài hước.

2. Nội dung – ý nghĩa

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

A. Cần sống có ước mơ, lí tưởng cao đẹp nhưng không nên xa rời thực tế với những ý nghĩ hão huyền.

B. Yêu thích đọc sách nhưng nên biết lựa chọn sách tốt để đọc và học tập.

C. Cần biết sống cho cả hiện tại, nhưng không nên có cái nhìn quá thực dụng, ích kỉ.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

A. Đôn Ki-hô-tê

B. Xéc-van-tét

C. Xan-chô Pan-xa

D. Các nhân vật khác

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhân vật Xan-chô Pan-xa?

A. Xuất thân từ nông dân

B. Là người có suy nghĩ tỉnh thực dụng, tỉnh táo.

C. Có tướng mạo béo lùn và cưỡi trên lưng con lừa

D. Là người dũng cảm, thích sống phiêu lưu và mạo hiểm.

Câu 4. Sự việc nào không phải là sự việc chính được Xéc-van-tét nói đến trong đoạn trích?

A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa

B. Thái độ và hành động của mỗi người trước những chiếc cối xay gió

C. Đôn Ki-hô-tê băn khoăn và hỏi ý kiến Xan-chô Pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không?

D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhân vật Đôn Ki-hô-tê?

A. Có tướng mạo gầy gò, cao lênh khênh và cưỡi trên con ngựa còm.

B. Là người có khát vọng cao cả, vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người.

C. Là người nhát gan và lười biếng

D. Nhân vật bị mê muội và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện kiếm hiệp.

Câu 6. Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?

A. Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.

B. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.

C. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.

D. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.

Câu 7. Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.

B. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.

C. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.

D. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.

Câu 8. Trong đoạn trích Xan-chô Pan-xa là người thế nào?

A. Là người vừa tốt vừa xấu

B. Một người hoàn toàn xấu xa

C. Là một giám mã yếu đuối.

D. Là một người có tính cách không rõ ràng.

Câu 9. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

A. Là một cuộc giao tranh lớn.

B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.

C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.

D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

Câu 10. Biện pháp nghệ thuật nào không chính xác về cách mà nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Xan-chô Pan-xa và Đôn Ki-hô-tê

A. Sử dụng biện pháp tương phản đối lập

B. Để nhân vật tự bộc lộ mình.

C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.

D. Trực tiếp đưa ra lời đánh giá về nhân vật.

Câu 11. Theo em, vì sao Đôn Ki-hô-tê không để ý đến chuyện ăn, ngủ?

A. Vì Đôn Ki-hô-tê muốn nhường đồ ăn và canh gác cho Xan-chô Pan-xa ngủ.

B. Vì Đôn Ki-hô-tê không muốn có thói quen sinh hoạt như người bình thường.

C. Vì Đôn Ki-hô-tê muốn mình giống với các hiệp sĩ giang hồ khác, chỉ nghĩ đến tình nương là đủ.

D. Tất cả đều đúng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay