Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Tình thái từ
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Tình thái từ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP TÌNH THÁI TỪ
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về tình thái từ mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện tình thái từ.
- Năng lực vận dụng tình thái từ.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
GV tạo lập một đoạn hội thoại với học sinh một cách bất ngờ, không nói trước ý đồ với học sinh để cuộc hội thoại diễn ra tự nhiên. Ví dụ:
- Cô: Sao hôm nay em không học bài? Em có chỗ nào không hiểu à?
- An: Dạ, tại tối qua em phải phụ mẹ trông em bé ạ.
- Cô: Vậy em cho cô số điện thoại mẹ để cô điện nói với mẹ rằng: mẹ có một người con trai thật chịu khó và thương mẹ.
- An: Dạ thôi không cần đâu cô ạ! Em biết lỗi của con rồi ạ. Em xin lỗi cô ạ!
- Cô: Thôi con ngồi xuống đi. Lần sau cố gắng hơn nhé!
Cuộc hội thoại kết thúc, gv sẽ nói: Cô và An vừa tạo lập một đoạn hội thoại, đó cũng là một ví dụ mà cô muốn các em sẽ phân tích.
- GV dẫn dắt vào bài học: Trong đoạn hội thoại các em sẽ thấy có rất nhiều từ như: à, ạ, đi, nhé... Vậy những từ này thuộc từ loại nào cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về tình thái từ
Mục tiêu: HS nắm vững kiến thức về tình thái từ.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK, trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Kiến thức về tình thái từ.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xem lại kiến thức đã học, chuẩn bị nhắc lại kiến thức về tình thái từ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. - Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,… + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,… - Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…). |
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Tình thái từ là gì? A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. B. Là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói và người viết. C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. D. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó. Câu 2. Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì? A. Tính địa phương B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp C. Không được sử dụng biệt ngữ D. Phải có sự kết hợp với các trợ từ Câu 3. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ? A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. B. Giúp tôi với, lạy Chúa! C. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư? D. Những tên khổng lồ nào cơ? Câu 4. Tình thái từ trong câu “Thầy mệt ạ?” biểu thị điều gì? A. Nghi vấn, kính trọng. B. Nghi vấn, bình thường. C. Cảm thán, bình thường. D. Cầu khiến, kính trọng. Câu 5. Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến? A. Anh không muốn kết bạn với nó à? B. Bác nghỉ, tôi về đây ạ! C. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? D. Thôi im đi, anh bạn Xan-chô. Câu 6. Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ biểu thị sác thái tình cảm? A. Đừng hòng bắt được nó nhé! B. Thật là may mắn lắm thay! C. Hãy đứng lên đi! D. Có đi hay không thì bảo chứ? Câu 7. Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào? (1) Bác trai đã khá rồi chứ? (2) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (3) U bán con thật đấy ư? (4) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? A. Tình thái từ cảm thán B. Tình thái từ nghi vấn C. Tình thái từ cầu khiến D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm Câu 8. Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ nghi vấn? A. Thế nó cho bắt à? B. Em xin chào bác nhé! C. Xin hãy đợi tôi với! D. Tôi không dám đâu ạ! Câu 9. Từ “đi” trong câu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” thuộc dạng nào dưới đây? A. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục B. Tình thái từ cầu khién tỏ ý thách thức C. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm Câu 10. Tình thái từ trong câu “Trưa nay các em được về nhà cơ mà” thuộc loại từ nào? A. Tình thái từ nghi vấn B. Tình thái từ cầu khiến C. Tình thái từ biểu thị sác thái tình cảm D. Tình thái từ cảm thán Câu 11. Từ chỉ tình thái được in đậm trong câu “Giúp tôi với, lạy Chúa!” thuộc nhóm nào và có ý nghĩa gì? A. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện sự bắt buộc của người nói với người khác để làm một việc gì đó cho mình. B. Tình thái từ cảm thán, biểu thị sự thuyết phục của người nói đối với một người khác để làm một việc gì đó cho mình. C. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện yêu cầu tha thiết của người nói về việc muốn một người khác làm một việc gì đó cho mình. D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm, thể hiện sự sợ hãi của người nói. Câu 12. Cho đoạn văn: Lâu lâu, cái Tí chừng như cũng hiểu được nỗi đau lòng của mẹ, nó không khóc nữa. Lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu cúi đầu tận mặt con này, nó hôn mỗi má mấy cái, và nó lại mếu: - Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị sang ở với cụ Nghị kia đây. Từ rày trở đi chị không ăm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu lớn Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) A. Muốn lời nói của mình được người nghe chú ý B. Muốn người nghe đồng tình với đề nghị của mình C. Muốn người nghe làm theo đề nghị của mình D. Cả B và C đều đúng Câu 13. Có bao nhiêu loại tình thái từ? A. 4 loại B. 3 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 14. Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ. (1) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. (2) Nhanh lên nào, anh em ơi! (3) Làm như thế mới đúng chứ! (4) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu. (5) Cứu tôi với! (6) Nó đi chơi với bạn từ sáng. (7) Con cò đậu ở đằng kia. (8) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia. A. Các câu (2), (3), (5), (8) B. Các câu (1), (3), (5), (6) C. Các câu (1), (2), (3), (4) D. Các câu (1), (3), (5), (8) Câu 15. Nếu bỏ thành phần in đậm trong câu “Mẹ đi làm rồi à?” thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? A. Câu không có gì thay đổi. B. Câu không còn là câu cảm thán nữa C. Câu không còn là câu cầu khiến nữa D. Câu không còn là câu nghi vấn nữa |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó chữa nhanh đáp án.
- NV2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...) khác nhau như thế nào? - Bạn chưa về à? - Thầy mệt ạ? - Bạn giúp tôi một tay nhé! - Bác giúp cháu một tay ạ! Câu 2. Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy. Câu 3. Tình thái từ là gì? Câu 4. Có bao nhiêu loại tình thái từ? |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. - Bạn chưa về à? : Câu hỏi thân mật.
- Thầy mệt ạ? : Câu hỏi kính trọng.
- Bạn giúp tôi một tay nhé! : Câu cầu khiến thân mật.
- Bác giúp cháu một tay ạ! : Câu cầu khiến thể hiện sự kính trọng.
Câu 2. HS đặt câu đảm bảo logic ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Con nghe lời mẹ mà.
- Hôm nay, em được điểm 10 sinh đấy.
- Nó háu ăn thế chứ lị.
- Anh chỉ muốn tốt cho em thôi.
- Em muốn mua quyển sách kia cơ.
- Để em làm hết vậy.
Câu 3. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thá và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Câu 4. Có 4 loại tình thái từ:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,…
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu