Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản “Tức nước vỡ bờ”

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Ôn tập văn bản “Tức nước vỡ bờ”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Tức nước vỡ bờ mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tức nước vỡ bờ.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tức nước vỡ bờ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực nhận diện, phân loại trường từ vựng.

- Năng lực phân chia bố cục văn bản.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem video về hiện tượng đê vỡ: Tại sao đê lại vỡ? Nước dâng cao quá...

- HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học: Đúng vậy, đây là một hiện tượng tự nhiên đã được khái quát thành quy luật thông qua câu tục ngữ: Tức nước vỡ bờ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã mượn hiện tượng tự nhiên này để nói về một quy luật xã hội là: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Vậy thì sự áp bức và đấu tranh đó diễn ra như thế nào, phần thắng phần thua sẽ thuộc về bên nào? Để rõ hơn điểu này, cô và các con sẽ tìm hiểu đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức văn bản Tức nước vỡ bờ
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Tức nước vỡ bờ.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin trong SGK, nêu lại những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nêu thể loại, PTBĐ, bố cục của văn bản.

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Nêu tình thế của gia đình chị Dậu.

+ Nhóm 2: Hình ảnh chị Dậu khi chăm sóc chồng

+ Nhóm 3: Hình ảnh chị Dậu khi đối mặt với bọn tay sai.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tự tổng kết về nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về văn bản Tức nước vỡ bờ

1. Tác giả

- Ngô Tất Tố (1893 – 1954).

- Là một trong những nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám.

- Nhà văn chuyên viết về người nông dân Việt  Nam trước Cách mạng tháng Tám.

2. Tác phẩm

- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố đăng trên báo Việt Nữ năm 1937, in thành sách, xuất bản 1939.

- Đoạn trích trích trong chương XVIII của tác phẩm.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Kết cấu, bố cục

- Thể loại: tiểu thuyết

- Phương thức: tự sự

- Bố cục: 2 phần

2.1. Tình thế của gia đình chị Dậu

- Vụ thuế đang gay gắt

- Chị đã bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu.

- Phải nộp cả suất sưu cho em chồng đã chết.

- Anh Dậu bị đánh tưởng chết mới tỉnh

 Tình cảnh thê thảm, đáng thương và nguy cấp. Tai hoạ chồng chất, bản thân chị Dậu ở vào tình thế tuyệt vọng, đơn độc đối phó với lũ bất nhân.

 Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của  xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

2.2. Nhân vật chị Dậu

* Chị Dậu chăm sóc chồng

- Cháo chín, múc ra bát, quạt cho chóng nguội.

- Rón rén bưng một bát đến chỗ chồng.

- Ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.

 Là người phụ nữ hiền dịu, yêu thương chồng con.

* Khi đối phó với bọn tay sai

- Lúc đầu:

 + run run,  thiết tha

 + xưng hô: cháu – ông

 Nhẫn nhục, van xin, lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của "ông cai".

- Khi bọn tay sai  ác độc và tàn nhẫn:

 + Không thể chịu được  liều mình cự lại

 + Vị thế ngang hàng: tôi - ông

 + Dùng lý lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

- Khi bọn tay tiếp tục hành động ác độc và tàn nhẫn.

+ Nghiến hai hàm răng.

+ Xưng hô: mày- bà  Tư thế đứng trên đầu kẻ thù.

 Chuyển từ đấu lý  đấu lực.

- Cảnh tượng “Tức nước vỡ bờ”:

+ Chị Dậu chiến thắng, tên cai lệ ngã chỏng quèo, tên người nhà lý trưởng bị túm tóc lẳng ngã nhào.

- Hình ảnh đối lập, miêu tả với sắc thái hài hước, chân thực, hợp lí, sống động.

 Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu.

 Những tên tay sai hung hãn  thành kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả.

 Là người phụ nữ dịu dàng mà cứng cỏi, đầy vị tha nhưng không yếu đuối; có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng, quyết liệt.

2.3. Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ

- Chân lí dân gian: Có áp bức, có đấu tranh

- Chân lí cuộc sống: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng, không có con đường nào khác

 Dự báo cơn bão táp mạng của quần chúng nhân dân sau này.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.

- Kể chuyện, miêu tả  nhân vật chân thực, bình dị, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)

2. Nội dung – ý nghĩa

a. Nội dung

- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ.

- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân,vừa giầu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

b. Ý nghĩa

- Tác phẩm phản ánh thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những ng­ười nông dân hiền lành chất phác.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

NV1:

- GV phát phiếu BT cho HS, yêu cầu HS hoàn thành BT theo cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Câu 1. Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?

A. Ngô Tất Tố

B. Ngô Văn Tố

C. Ngô Công Tố

D. Ngô Lộc Hà

Câu 2. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm là

A. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.

B. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật

C. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?

A. Khảo cứu triết học, văn học cổ

B. Làm báo

C. Viết văn

D. Tất cả đều đúng

Câu 4. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”?

A. Chương VIII

B. Chương VII

C. Chương XVIII

D. Chương XVII

Câu 5. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.

B. Để cho nhân vật tự bộc lộc qua hành vi, giọng nói và điệu bộ của mình.

C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật kia.

D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?

A. Thái độ bất cần

B. Thái độ không chịu khuất phục

C. Thái độ kiêu căng

D. Thái độ bực tức

Câu 7. Ý nào sau đây không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích?

A. Lòng căm hờn bọn tay sai vô độ.

B. Tình thương chồng con vô bờ bến.

C. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.

D. Ý thức được sự " cùng đường của mình"

Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải qua đoạn trích?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.

C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.

Câu 10. Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

A. Do chị Dậu là người nông dân khổ nhất.

B. Vì chị là người phụ nữ mạnh mẽ nhất, dám phản kháng lại thế lực cường quyền.

C. Vì chị là người phụ nữ chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.

D. Vì chị luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dâ phong kiến.

NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp, hoàn thành bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thuộc thể loại nào?

Câu 2. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Vì sao chị Dậu phản kháng lại bọn tay sai?

Câu 4. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mang lại ý nghĩa gì?

Câu 5. Nêu nghệ thuật của đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?

Câu 7. Nhận xét sự thay đổi trong diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Qua đó em thấy nhân vật chị Dậu có tính cách như thế nào?

Câu 8. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xúi người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Gợi ý:

Câu 1. Văn bản Tức nước vỡ bờ được trích trong tiểu thuyết Tắt đèn.

Câu 2. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được kể theo ngôi thứ ba – tác giả.

Câu 3. Chị Dậu phản kháng lại bọn tay sai vì:

+ Ban đầu, chị Dậu nhẫn nhịn nhưng cai lệ đã quát mắng, không tha cho anh Dậu, đó là những hành xử không có tình người, đẩy con người vào đường cùng.

+ Chị Dậu phản kháng lại khi đã bị đẩy vào đường cùng, như tên của đoạn trích: Tức nước vỡ bờ.

Câu 4. Ý nghĩa của đoạn trích Tức nước vỡ bờ:

- Cho thấy sự áp bức, bóc lột, hà hiếp người dân thấp cổ bé họng của bọn tay sai thuộc địa.

- Phản ánh sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của người nông dân hiền lành, chất phác.

Câu 5. Nghệ thuật của đoạn trích Tức nước vỡ bờ:

- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.

- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, bình dị, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...).

Câu 6.

- “Tức nước vỡ bờ” là thành ngữ có ý nghĩa: chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối, phản kháng lại.

- Hành động của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích chính là điểm gặp gỡ giữa Ngô Tất Tố và tư tưởng người xưa khi cùng thể hiện logic cuộc sống: có áp bức tất có đấu tranh. Nhan đề Tức nước vỡ bờ hoàn toàn phù hợp với hành động đấu tranh của chị Dậu.

Câu 7.

- Sự thay đổi trong diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu được thể hiện qua cách xưng hô: từ ông – cháu  ông – nhà tôi  mày – bà. Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy những tâm trạng phẫn uất, chịu đựng của chị Dậu đã bùng nổ. Chị Dậu đã đi từ cam chịu đến vùng dậy, phản kháng.

- Sự thay đổi trong diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích cho thấy chị Dậu là người dịu dàng, đảm đang, yêu chồng, thương con, biết hy sinh, nhẫn nhục chịu đựng nhưng cũng có sức sống nội lực, phản kháng mạnh mẽ trước những áp bức, đẩy con người vào đường cùng.

Câu 8.

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Nhận xét này của nhà văn Nguyễn Tuân là hoàn chính xác. Người nông dân trước Cách mạng tháng Tám chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng áp bức của thực dân mà không dám chống lại, phản kháng. Chị Dậu trong Tắt đèn là đại diện cho hình ảnh người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã để cho nhân vật chị Dậu của mình đi từ chịu đựng đến phản kháng những áp bức của tay sai, thực dân, hay nói cách khác là “nổi loạn”. Hành động của chị Dậu có thể coi là một khát vọng của Ngô Tất Tố hay là một sự “xúi giục” người nông dân “nổi loạn”.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay