Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Câu nghi vấn. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP CÂU NGHI VẤN
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về câu nghi vấn mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện câu nghi vấn.
- Năng lực vận dụng câu nghi vấn vào giao tiếp hàng ngày.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV ghi ví dụ lên bảng: Con đã ăn cơm chưa?. GV hỏi: Câu trên thực hiện mục đích gì? Nó thuộc kiểu câu gì?
- HS trả lời: Thực hiện mục đích hỏi, thuộc kiểu câu nghi vấn.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: CÂU NGHI VẤN.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về câu nghi vấn
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về câu nghi vấn.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nhắc lại kiến thức và lấy ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức - Câu nghi vấn là câu: + Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). + Có chức năng chính là dùng để hỏi. - Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dầu hỏi chấm. - Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… và không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vẫn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d. Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Câu nghi vấn là gì? Câu 2. Xác định câu nghi vấn trong các đoan văn sau và cho biết chức năng của nó. a. Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? b. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không bao giờ mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì con đâu là quả bóng bay? Câu 3. Đặt câu nghi vấn với từng chức năng cầu khiến, khẳng định…. Câu 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu ở dưới: Nhưng ta trách gì Xuân Diệu? Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta. a. Tìm hàm ý của câu nghi vấn trong đoạn trích trên. b. Nếu phải trả lời, thì em trả lời thế nào đối với câu nghi vấn ấy? c. Viết lại câu nghi vấn trong đoạn trích thành một câu trần thuật. Câu 5. Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới: Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: - Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi. - Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? Bác lái xe cũng rút từ túi của xe ra một gói giấy: - Còn đây là sách tôi mua hộ anh. a. Trong đoạn trích trên, có câu nào là câu nghi vấn thường, câu nào là câu nghi vấn tu từ? b. Nếu phải trả lời, thì em trả lời thế nào đối với câu nghi vấn tu từ ấy? c. Viết câu nghi vấn tu từ ấy thành một câu trần thuật |
- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ừ, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
Câu 2. a. - Câu nghi vấn: “Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?”.
- Chức năng: dùng để cầu khiến.
- - Câu nghi vấn: “Ôi, nếu thế thì con đâu là quả bóng bay?”
- Chức năng: dùng để phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 3. - Dùng để biểu lộ cảm xúc (khen, chê,…): Sao mà học giỏi quá vậy?
- Dùng để phủ định, khẳng định: Bức tranh này mà đẹp à?
- Dùng để đe dọa: Mày dám cãi với anh mày đấy hả?
Câu 4. a. Hàm ý: Ta không trách Xuân Diệu.
- Ví dụ: Không, ta không trách Xuân Diệu.
- Viết lại câu nghi vấn thành câu trần thuật: Nhưng ta không trách Xuân Diệu.
Câu 5. a. - Câu nghi vấn thường (đòi hỏi phải có câu trả lời): Cái gì thế này?
- Câu nghi vấn tu từ: Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
- Có thể trả lời: Vâng, quả tôi có bảo thế.
- Ví dụ: Hôm nọ bác bảo bác gái vừa ốm dậy mà.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu