Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Thuyết minh một thứ đồ dùng
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thuyết minh một thứ đồ dùng. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về đoạn văn tự sự mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện đoạn văn tự sự.
- Năng lực tạo lập văn bản tự sự.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho học sinh xem video quảng cáo sữa đậu nành Fami, đặt câu hỏi: Theo em, trong video, nhà quảng cáo đã làm gì?
- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi: giới thiệu sản phẩm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng...
- GV dẫn vào bài học: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm là khâu rất quan trọng của bất cứ nhãn hàng nào và trong cuộc sống của chúng ta cũng vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để tạo ra sức hấp dẫn, cuốn hút lôi cuốn được mọi người? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay để đưa ra lời giải đáp
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại kiến thức về thuyết minh một thứ đồ dùng
Hoạt động 1: Kiểm tra các nội dung phần chuẩn bị ở nhà của học sinh
- Mục tiêu: Học sinh chuẩn bị các nội dung để thuyết minh
- Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Hãy nêu các bước chuẩn bị cần thiết bài văn thuyết minh? ? Để làm bài văn thuyết minh chúng ta phải chú ý những bước nào? ? Hãy nêu những định hướng ban đầu khi tìm hiểu đề? ? Kiến thức thuyết minh về đồ vật thường chú ý kiến thức nào? ? Từ đó, hãy điền vào chỗ chấm để hoàn thành bố cục của một bài văn thuyết minh? ? Để bài viết TM có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta thường sử dụng PP thuyết minh nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. *Để viết bài thuyết minh, cần phải chuẩn bị: - Quan sát - Học tập - Tích luỹ kiến thức về sự vật (bản chất, đặc trưng của chúng).. Tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. * Cách làm bài văn thuyết minh: - Tìm hiểu đề: - Xây dựng bố cục: - Xác định phương pháp thuyết minh từng phần... * Khi tìm hiểu đề cần tìm hiểu kiểu bài, đối tượng th.minh và xác định phạm vi kiến thức về đối tượng. Tìm ý (kiến thức TM) * Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích … của đối tượng. * - Mở bài: (Giới thiệu đối tượng thuyết minh - Thân bài: (Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích … của đối tượng) - Kết bài: (bày tỏ thái độ với đối tượng). * Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: giới thiệu tổng quát, dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng... của sự vật... - Phương pháp liệt kê: nêu các đặc điểm, tính chất của sự vật... - Phương pháp nêu VD: dẫn Ví dụ cụ thể -> tăng độ tin cậy - Phương pháp dùng số liệu: khẳng định độ tin cậy của tri thức - Phương pháp so sánh: nổi bật tính chất, đặc điểm của đối tượng - Phương pháp phân loại, phân tích: Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh…làm cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng, có tính chất hệ thống, đầy đủ, toàn diện. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Cho đề bài: ? Hãy nêu những định hướng khi tìm hiểu đề? Tìm hiểu đề em phải tìm hiểu những gì? ? Hãy nêu các bước chuẩn bị cần thiết cho bài văn thuyết minh của em ? ? Cần chuẩn bị kiến thức nào để thuyết minh cho đối tượng? ? Nêu nội dung từng phần của dàn ý? ? Công dụng chính của phích nước? ? Phích nước có cấu tạo như thế nào ? Vỏ phích gồm bộ phận nào?cần chú ý gì? ? Bộ phận nào là quan trọng nhất? ? Đặc điểm nào đảm bảo nguyên lí giữ nhiệt của phích? ? Công dụng (từng phần cấu tạo) ntn? ? Cách sử dụng và bảo quản như thế nào? ? Ngày nay người ta cải tiến gì về phích nước ? ? Phần kết bài cần nêu được ý nào? ? Em dự kiến phương pháp thuyết minh từng phần như thế nào cho phù hợp ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. *Thao tác chuẩn bị: Chuẩn bị kiến thức: quan sát, tìm hiểu, ghi chép, tích lũy kiến thức về phích nước (chọn lọc sử dụng Tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng) *- MB: Giới thiệu đối tượng TM - TB: Trình bày công dụng, cấu tạo, đặc điểm (nguyên lí giữ nhiệt) và cách sử dụng bảo quản... - KB: Vai trò của phích nước trong đời sống. * (Phần này có thể đưa lên mở bài) *Cấu tạo ngoài: Vỏ phích, - Cấu tạo trong: Ruột phích. * (Chất liệu, màu sắc, hình dáng...) *Cấu tạo trong: Ruột phích (chú ý đến nguyên lí giữ nhiệt của phích) *Có thể thuyết minh cùng với từng phần Cấu tạo trong, cấu tạo ngoài * Cải tiến phích nước = phích điện (có hệ thống đun sôi bằng điện) trên cơ sở cấu tạo của phích nước để tiện sử dụng. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. | I. Chuẩn bị. Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước
1. Tìm hiểu đề - Thể loại: thuyết minh - Đối tượng: cái phích nước - Phạm vi kiến thức: đồ dùng trong gia đình
=> Chuẩn bị kiến thức: quan sát, tìm hiểu, ghi chép, tích lũy kiến thức về phích nước Yêu cầu kiến thức TM (Tìm ý) Trình bày công dụng, cấu tạo, đặc điểm (nguyên lí giữ nhiệt)và cách sử dụng bảo quản 2. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng: phích là một đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình. b. Thân bài * Công dụng của phích nước: là loại bình có khả năng cách ly nhiệt dùng để đựng và giữ nước nóng hoặc lạnh được lâu... * Cấu tạo, đặc điểm: - Cấu tạo ngoài: Vỏ phích: (gồm Vỏ-thân, quai xách, Tay cầm, nắp đậy, đế phích...) * Vỏ phích Chất liệu: sắt, nhựa Màu sắc (trắng, xanh, đỏ), Hình dáng: hình trụ... - Cấu tạo trong: Ruột phích. * Ruột phích Nguyên liệu: thủy tinh Cấu tạo: 2 lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa (làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài.) phía trong tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt (giữ nhiệt: 6 tiếng đồng hồ nước từ 1000 còn nóng 700...) miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt... * Công dụng ( từng phần cấu tạo) - Vỏ phích tạo vẻ đẹp, bảo quản ruột phích... - Ruột phích: giữ nhiệt dùng cho sinh hoạt, đời sống. * Sử dụng: - Bình mới mua về, khi cho nước nóng vào phải đổ từ từ, ít một...vài phút sau lại cho tiếp. - Dùng một thời gian, thấy đóng cặn ở đáy bình, cho một ít nước dấm nóng vào bình, lắc nhẹ, đậy nắp lại khoảng 30 phút, sau đó dùng nước sạch cáu cặn sẽ sạch. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu, không nên đổ nước đầy sát nút phích để cách nhiệt. * Bảo quản: - Sử dụng nhẹ nhàng, tráng va đập mạnh. - Đóng mở nút hợp lý để giữ nhiệt lâu. - Không cho trẻ em sử dụng gây nguy hiểm. c. Kết bài: Vai trò của phích trong cuộc sống gia đình 3. Phương pháp thuyết minh - Mở bài : PP nêu định nghĩa. - Thân bài: PP phân tích, phân loại. PP giải thích, đưa số liệu, liệt kê để làm rõ. - Kết bài: PP trình bày
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
- c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
- d) Tổ chức thực hiện:
- Luyện nói theo dàn ý đã chuẩn bị trong tổ (Nhóm) :
- Mỗi nhóm tập nói trong nhóm nội dung được phân công và chọn một HS trình bày trước lớp; Thời gian chuẩn bị (5 phút)
- Lắng nghe bạn trình bày và nhận xét.
- Yêu cầu nói:
- Phần thủ tục: “Kính thưa …cảm ơn.”,
- Phần trình bày: Chọn vị trí trình bày phần TM sao cho có thể nhìn thấy được người nghe.
+ Lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, lời nói đủ nghe, động tác…ngữ điệu hấp dẫn.
(sử dụng đồ dùng để phần trình bày cụ thể, sinh động. Hoặc chỉ trên màn hình máy chiếu)
- Nội dung kiến thức TM: Đầy đủ kiến thức, chính xác, Kiến thức phần sau phải tiếp nối ý phần trước.
- Thực hành nói trước lớp:
- Mở bài: Giới thiệu phích nước, công dụng (Nhóm 1)
- Thân bài:
- a) Cấu tạo, đặc điểm, công dụng từng phần:
- Cấu tạo trong-Phần chính: (Nhóm 2)
- Cấu tạo ngoài-Phần phụ: (Nhóm 3)
- b) Sử dụng và bảo quản: (Nhóm 4,6)
- Kết bài: Vai trò của phích nước (Nhóm 5)
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu