Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một thể loại văn học

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thuyết minh về một thể loại văn học. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I.MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức thuyết minh về một thể loại văn học mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh về một thể loại văn học.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
d. Tổ chức thực hiện:

- GV: Em hãy trình bày khái niệm văn bản thuyết minh? (là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong TN, XH bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

?Hãy nêu phương pháp làm văn thuyết minh? (Có 6 P2: P2 nêu định nghĩa, giải thích; phương pháp liệt kê; P2 nêu ví ; P2 dùng số liệu; P2 so sánh; P2 phân loại, PT).

- HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về bài văn thuyết minh, cụ thể là thuyết minh một thể loại văn học.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức bài học cho HS

  1. Mục tiêu: HS nắm được sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh; Vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số t/p cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học; Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời và kiến thức của HS.
  4. Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chép bài thơ lên bảng phụ, yêu cầu HS quan sát bài thơ trên bảng.

- GV gọi 1 HS đọc bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".

- GV đặt câu hỏi:

? Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ? (tiếng)

? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không, có thể tuỳ ý thêm bớt được không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và đọc bài thơ

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

- 8 câu/ bài; 7 tiếng/ câu(=56 tiếng)

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nhắc lại KT cũ: Thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng  Ký hiệu là B.

- Thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc Ký hiệu là T

- GV:

+ Em hãy ghi ký hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ.

+ Hai bài thơ được viết theo luật gì? Tại sao em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài thơ, suy nghĩ để ghi kí hiệu B – T.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV cho 1 HS trả lời, 1 HS ghi lên bảng. Lớp theo dõi và nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm: Hai bài thơ được viết theo luật:

+ "Vào nhà ngục…."    Luật B

+ "Đập đá.."                 Luật B

+ Em biết dựa vào tiếng thứ 2 của câu thứ nhất là vần B hay T thì bài thơ đó làm theo thể T hay B.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV thuyết giảng:

+ Dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là "đối" nhau.

+ Dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng "bằng" thì gọi là niêm(dính) với nhau.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Dựa vào kết quả quan sát, em hãy ghi mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- 1 HS trả lời, 1 HS khác ghi lên bảng.

VD: "Đập đá..."

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét.

- GV chốt: Để xác định mối quan hệ theo luật bằng trắc ta có thể căn cứ vào các tiếng: nhất , tam ngũ bất luận; nhị , tứ, lục phân minh.

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau? Nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? Đó là vần B hay T.

- GV hướng dẫn: Để xác định phần vần ta căn cứ vào tiếng cuối câu 1,2,4,6,8.

- GV: Nêu cách ngắt nhịp của 2 bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm và phát hiện ở bài "Cảm tác".

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

NV5:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV:

+ Từ tìm hiểu về thể thơ thất ngôn, em hãy lập dàn bài cho đề bài đã cho?

+ MB trong văn thuyết minh thường làm ntn?

+ Thân bài là làm những gì?

+ Em hãy thuyết minh luật thơ, nêu các đặc điểm của thể thơ.

+ Cảm nhận của em về nhạc điệu của vẻ đẹp của thể thơ này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV cho HS thuyết minh, các em khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét.

- GV kết luận: Thất ngôn bát cú là thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn được ưa chuộng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV6:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Muốn thuyết minh đ2 1 thể loại VH (thơ hoặc văn bản) em phải làm như thế nào.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.

I- Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại VH.

Đề bài:  Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú

1. Quan sát.

- Bài thơ thất ngôn bát cú có 8 dòng. Mỗi dòng 7 chữ.

- Số dòng, số chữ là quy định bắt buộc, không thể tuỳ ý thêm bớt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Bài "Vào nhà ngục....."

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

  T    B   B    T     T      B      B

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

   T      T      B     B  T   T  B

 

Bài "Đập đá ở Côn Lôn"

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

   B    B     T       T    T    B      B

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

  B      T    B     B   T  T     B

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Quan hệ B - T giữa các dòng là quan hệ đối, và niêm với nhau.

- Đối ở câu 3- 4, 5- 6,7-8

- Niêm ở câu 1-2,

- Nhị, tứ, lục phân minh (theo quy định đối nhau)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Trong bài "Đập đá .."

- Tiếng Lôn, non, hòn, son, con hiệp vần với nhau và đó là bằng bằng, nằm ở cuối những câu 1, 2, 4, 6, 8.

- Trong bài "Cảm tác..."

+ Tiếng

- Tù với thù (C2, C6) vần B.

- Châu với đâu (C4, C8) vần B.

e) Cách ngắt nhịp: 2 nhịp hoặc 3 nhịp. 2/5 (Đập đá) , 4/3 (Vào nhà ngục)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lập dàn bài.

1. Mở bài:

- Thơ "Thất ngôn bát cú" là một thể thông dụng trong các thể thơ đường luật, được các nhà thơ VN rất yêu chuộng. Nhiều nhà thơ  VN đã làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

2. Thân bài:

- Thơ đường luật có quy định niêm luật chặt chẽ về số chữ trong câu: 8 câu / bài; 7 chữ/ trên câu

- Luật bằng trắc:

+ căn cứ vào tiếng thứ 2 của câu 1 để xác định (nếu tiếng thứ 2 là tiếng trắc thì bài thơ đó làm theo luật T, ngược lại)

+ để biết đó là tiếng bằng hay trắc ta căn cứ vào thanh của mỗi chữ, nếu là thanh ngang hoặc thanh huyền thì gọi là tiếng bằng(B)

+ nếu là thanh sắc, hỏi, nặng, ngã gọi là tiếng trắc(T)

+ Muốn biết mối quan hệ B-T giữa các dòng với nhau ta căn cứ vào các tiếng của 2 dòng đó:

.dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là "đối" nhau.

.dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng "bằng" thì gọi là niêm(dính) với nhau.

- Cách gieo vần:để xác định phần vần ta căn cứ vào tiếng cuối câu 1,2,4,6,8(nếu là tiềng bằng thì là vần bằng, ngược lại)

- Cách ngắt nhịp phổ biến 4/3. 2/2/3 hoặc 3/4, 2/5

3. Kết luận:

- Nêu vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú từ xưa tới nay (ưu, nhược):

 Mặc dù gò bó trong niêm luật, hạn định số câu số chữ nhưng thể thơ "Thất ngôn bát cú" vẫn có vẻ đẹp hài hoà, cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm lắng phong phú vẫn gây hứng thú cho người đọc.

*Ghi nhớ: Sgk/154

  1. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức làm bài tập.
  3. Nội dung: HS hoàn thành BT.
  4. Sản phẩm: Bài làm của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

Câu 1. Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

Câu 2. Đọc phần trích sau để tìm thấy những gợi ý cần thiết cho việc lập dàn bài và viết bài.

TRUYỆN NGẮN

      Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ử dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

      Cốt truyện củ truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảng khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà chuyện ngắn thường là ngắn.

       Truyện ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều Bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.

(Theo Từ điển văn học)

Gợi ý đáp án

  1. Mở bài

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

  1. Thân bài:

- Nếu các đặc điểm chính của truyện ngắn

 + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vậ và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

  + Diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và không gian hẹp.

 + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

  1. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn, phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay