Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Câu trần thuật

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Câu trần thuật. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CÂU TRẦN THUẬT

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về câu trần thuật mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện câu trần thuật.

- Năng lực vận dụng câu trần thuật vào ngữ cảnh.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV treo bảng phụ ghi đoạn hội thoại của 2 HS.

Trên đường đi học về, An hỏi Quỳnh:

- Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?

- Mình được 9 điểm.

- Ôi, điểm cao thế!

- Điểm của bạn cũng cao mà…

? Dựa vào kiến thức đã được học về kiểu câu chia theo mđ nói, em hãy xác định kiểu câu của 4 câu hội thoại trên? Dựa vào đâu để em xác định câu trên ?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?(câu nghi vấn)

+ Mình được 9 điểm. (câu trần thuật - có thể không xđ được)

+ Ôi, điểm cao thế! (câu cảm thán)

+ Điểm của bạn cũng cao mà…(câu trần thuật - có thể không xđ được)

HS có thể trả lời được câu nghi vấn và cảm thán dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng, còn câu trần thuật có thể không...

 GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về câu trần thuật
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về câu trần thuật.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại kiến thức về câu trần thuật và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về câu trần thuật

- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…

Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn ngắn có những câu trần thuật dùng để kể, thông báo, miêu tả và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2. Nêu 2 ví dụ về câu trần thuật được sử dụng để yêu cầu.

Câu 3. Hãy biến đổi những câu sau đây thành câu trần thuật.

- Anh ấy muốn đóng cửa phải không?

- Chao ôi, lòng thương hại nhiều khi làm hại chúng ta!

Câu 4. Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Đoạn văn được viết ra có thể chỉ gồm câu trần thuật hoặc có xen những kiểu câu khác. Điều quan trọng là những câu trần thuật trong đoạn văn đó phải có đủ các chức năng như bài tập yêu cầu. Em có thể kể về tình huống gặp lại một người bạn cũ, trong đó có câu thông báo về một sự việc hay một người nào đó, có câu miêu tả người bạn và có câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người kể về người bạn hoặc về cuộc gặp gỡ đó.

Câu 2. Câu trần thuật có thể được sử dụng với nhiều loại mục đích khác nhau, trong đó có mục đích yêu cầu. Ví dụ, khi muốn yêu cầu ai đó nêu lí do đi muộn, ta có thể dùng câu trần thuật:

- Tôi không hiểu tại sao hôm nay bạn lại đi muộn.

Câu 3. Muốn biến đổi hai câu đã cho thành câu trần thuật, cần loại bỏ những dấu hiệu của câu nghi vấn và câu cảm thán.

Câu 4. Câu trần thuật dùng để:

- Hứa hẹn: Con xin hứa lần sau con không thế nữa.

- Xin lỗi: Con xin lỗi mẹ.

- Cảm ơn: Con cảm ơn mẹ.

- Chúc mừng: Chúc cậu ngày 8/3 vui vẻ.

- Cam đoan: Tôi cam đoan về chất lượng sản phẩm của tôi.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay