Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về lựa chọn trật tự từ trong câu mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực lựa chọn trật tự từ trong câu.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS liệt kê các kiểu câu đã học.

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học câu phủ định.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về lựa chọn trật tự từ trong câu
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về lựa chọn trật tự từ trong câu.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, nhắc lại kiến thức về lựa chọn trật tự từ trong câu và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về lựa chọn trật tự từ trong câu

- Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

- Trật tự từ trong câu có thể:

+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,…).

+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Tóm tắt một trong ba đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) hoặc Lão Hạc (Nam Cao) bằng một đoạn văn ngắn. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một câu ở đoạn văn của em.

Câu 2. Chọn câu thích hợp điền vào đoạn văn sau:

a. Phía bên kia đường chợt vọng sang tiếng ô tô nổ máy.

b. Phía bên kia đường tiếng ô tô nổ máy chợt vọng sang.

Nó để ý về phía tay trái có một dãy tường rất cao nằm gần kề tường hồi ngôi nhà nó đang núp. Bên trên dãy tường có hàng cọc sắt nghiêng nghiêng, chăng dây thép gai. […] Tiếng sắt thép va chạm, tiếng người xì xồ gọi nhau.

(Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội)

Câu 3. Sắp xếp các từ ngữ đã cho trong mỗi mục dưới đây thành một câu, điền những câu đó vào chỗ trống thích hợp:

a. người này/ toàn bộ thời gian còn lại sẽ cùng em đó chơi các trò chơi vận động ngoài trời/ cứ mỗi ngày dành nửa giờ để phân tích cho cô, cậu học sinh nọ hiểu rằng trốn học là hành vi xấu.

b. khi vụ việc của một học sinh được chuyển sang tòa/ thoạt tiên/ và nếu như vậy vẫn không “ăn thua”, tòa sẽ ra quyết định đưa học sinh đó vào “tù” hai tuần lễ,/ học sinh đó bị quan tòa/ nếu học sinh đó vẫn tiếp tục trốn học thì sẽ phải làm các công việc công ích trong một tháng/ cảnh cáo/ khiển trách/ hoặc

HÌNH PHẠT DỄ CHỊU?

Ở thành phố Éc-mê-lô của Hà Lan, học sinh từ 12 tuổi đến 16 tuổi hay trốn học sẽ phải chịu những biện pháp giáo dục đặc biệt. Trình tự tiến hành việc đó như sau: Ban Giám hiệu nhà trường nộp lên tòa thị chính thành phố bản danh sách học sinh thường bỏ học, tòa thị chính sẽ xem xét và quyết định có chuyển vụ việc sang tòa án không. /…/

Dĩ nhiên, không ai nhốt học sinh tuổi đó vào nhà tù thật chỉ vì tội trốn học. Học sinh bị phạt sẽ được đưa đến một trại thiếu nhi gần nhất, ở phòng dành cho một người, dưới sự trông nom của một nhân viên giàu kinh nghiệm của cơ quan trợ giúp xã hội. /…/

(Theo báo Đại biểu Nhân dân)

- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Để thực hiện yêu cầu 1 của bài tập, cần ôn lại cách thức tóm tắt văn bản tự sự đã học ở đầu lớp 8. Điều cốt yếu là phải nêu được một cách ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích bằng lời văn của mình. Đoạn văn tóm tắt không cần dài.

Cách giải thích lí do sắp xếp trật tự từ giống như cách làm ở bài tập 1. Khi phân tích đoạn văn của mình, em cũng có thể phát hiện ra một đôi chỗ mình sắp xếp trật tự từ chưa hợp lí. Trong trường hợp ấy, em có thê thay đổi trật tự từ cho hợp lí hơn.

Câu 2. a. Phía bên kia đường chợt vọng sang tiếng ô tô nổ máy.

Câu 3. a. Người này, cứ mỗi ngày dành nửa giờ để phân tích cho cô, cậu học sinh nọ hiểu rằng trốn học là hành vi xấu, toàn bộ thời gian còn lại sẽ cùng em đó chơi các trò chơi vận động ngoài trời.

  1. Khi vụ việc của một học sinh được chuyển sang tòa, thoạt tiên, học sinh đó sẽ bị quan toàn cảnh cáo hoặc khiến trách, nếu học sinh đó vẫn tiếp tục trốn học thì sẽ phải làm các việc công ích trong một tháng, và nếu như vậy vẫn không “ăn thua”, tòa sẽ ra quyết định đưa học sinh đó vào “tù” hai tuần lễ.

Đoạn 1: điền câu (b).

Đoạn 2: điền câu (a).

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay