Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Luận điểm
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luận điểm. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về luận điểm mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện luận điểm, xây dựng luận điểm và tạo lập văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS liệt kê các kiểu câu đã học.
- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học câu phủ định.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về luận điểm
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về luận điểm.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài học: Ở lớp 7 chúng ta đó được tìm hiểu về văn nghị luận (Luận điểm, cách lập luận, bố cục…), vậy luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận, mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận, mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, nhắc lại kiến thức về luận điểm và lấy ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức về luận điểm - Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. - Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng). - Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. - Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừ cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 3. Hãy đọc kĩ văn bản dưới đây, sau đó: - Dùng các kí hiệu a, b,… để chia văn bản thành các phần khác nhau. - Xác định rõ luận điểm của mỗi phần. LIÊM Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi. Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lận chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình, vân vân… đều là tham lam, đều là bất liêm. Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”. (Lược trích từ Thơ văn Hồ Chí Minh – Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường) Câu 4. Bạn em phải viết một bài tập làm văn để làm sáng tỏ vấn đề: “Chọn bạn mà chơi”. Bạn em cho rằng, bài làm phải bao gồm năm luận điểm chính sau đây: a. Quan niệm “chọn bạn mà chơi” là hoàn toàn đung hay không hoàn toàn đúng, vì sao? b. Có đúng là “học thầy không tày học bạn” không? c. Tại sao phải “chọn bạn mà chơi”? d. Thế nào là “chọn bạn mà chơi”? e. Vì vậy, chúng ta phải chọn bạn như thế nào? Em hãy cho biết: - Những câu hỏi trên đây có đúng là luận điểm không? Tại sao? - Nội dung và cách sắp xếp các câu hỏi ấy có phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề “chọn bạn mà chơi” không? Vì sao vậy? Câu 5. Cần phải có những luận điểm cơ bản nào và các luận điểm ấy phải được sắp xếp ra sao để bài văn nghị luận của em có thể thuyết phục được người đọc rằng: Con cái phải biết làm vui lòng cha mẹ? |
- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 3. Dễ thấy rằng văn bản được viết ra để làm rõ: (a) Thế nào là liêm? (b) Thế nào là bất liêm? Do đó có thẻ chia văn bản thành hai phần tương ứng. Luận điểm của mỗi phần chính là câu trả lời chung nhất, gọn nhất và đầy đủ nhất cho các khái niệm: Liêm (ở phần a) và bất liêm (ở phần b).
Câu 4. – Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận. Trong khi đó, câu hỏi tuy rất cần thiết cho việc tìm ý, tìm luận điểm nhưng lại chưa thể hiện rõ tư tưởng hay quan điểm.
- Nội dung và cách sắp xếp các câu hỏi ấy chưa phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề “chọn bạn mà chơi”. Vì thứ tự các câu hỏi không đảm bảo được logic, các câu hỏi chưa chuẩn bị cơ sở cho câu hỏi sau.
Câu 5. Bài văn ấy có thể bao gồm hai luận điểm chính, được sắp xếp theo trình tự:
- Con cái cần phải làm vui lòng cha mẹ vì:
- Cha mẹ sinh ra ta và không quản nhọc nhằn, vất vả để nuôi ta khôn lớn.
- Cha mẹ sống vì hạnh phúc của ta, vui sướng khi ta trưởng thành, đau khổ khi ta hư hỏng.
- Để làm cho cha mẹ vui lòng, con cái cần phải:
- Sống trung thực, học tập và lao động giỏi để trở thành con người tốt đẹp.
- Tuyệt đối không làm điều gì xấu để bị coi là kẻ hư hỏng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu