Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức và kỹ năng về tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

- Năng lực tạo lập đoạn văn có các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm hình thức và nội dung của một đoạn văn.

- HS trả lời:

+ Hình thức: có từ 3 câu văn trở lên, chữ cái đầu dòng viết hoa, lùi vào một ô

+ Nội dung: diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh.

- GV chuẩn kiến thức: Muốn viết một bài văn hoàn chỉnh, ngoài nắm được các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, ta phải biết cách viết đoạn văn. Vậy, đoạn văn trong văn bản nghị luận thường được viết như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về viết đoạn văn trong văn bản nghị luận
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về viết đoạn văn trong văn bản nghị luận.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc lại kiến thức, chuẩn bị trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

- Khi làm bài văn sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Bài tập 1, trang 116, SGK.

Câu 2. Bài tập 2, trang 116, SGK.

Câu 3. Các bạn trong lớp em tranh luận sôi nổi về hai đoạn trích dưới đây:

a) Nửa đêm kia, có một người Nùng ở một xóm khuất bên dốc Keng Vài bỗng thức giấc.

Rõ ràng trong bóng tối mà mắt trông thấy được, cuồn cuộn thành luồng luồn qua những khe tường đất bên nách cửa, có một mùi ấm và thơm lạ lùng. Chẳng mấy chốc mùi thơm dã đầy nhà, nồng nàn đến tận tóc.

Người ấy lâm nhẩm một mình :

- Đến mùa hái hồi rồi.

[...] Những cơn gió sớm dẫm mùi hồi từ các dồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh dồng Thất Khê, lùa lên nhũng hang đá Văn Yên, Thoát Lâng trên biên giới xuống Cao Lộc, Chi Lăng, qua những vùng hồi mà một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm, gió càng thơm ngát Sông Kì Cùng đã nhạt hết màu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín.

Lại đến mùa hái hồi!

(Tô Hoài, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ)

 

b) Chúng ta đòi một văn nghệ mang được sự sống của những con người mới, chúng ta muốn giở những trang sách cháy bỏng đầu ngón tay. [...]

Chúng ta nhất định làm dược. Những bãi ngô trại mía Khoái Châu, những vườn vải nõn nà bờ sông Đáy, những đồi chè Phú Thọ lấp loáng lá cọ xanh, những dòng suỗi len lỏi trong rừng núi Việt Bắc, những con đường đất đỏ, những cánh đồng cỏ may dãi nắng mỏi mắt Ở Thái Nguyên, và những ruộng lúa chưa bao giờ đẹp như bây giờ, bát nước chè tươi bốc khói trên một chiếc chõng tre, cái quấn nước nhỏ bên đường, chỏm tóc lất phất của mấy em bé chân trấu, những nấm mộ, những luỹ tre, những mái chùa cong, tất cả đất nước bảo rằng chúng ta làm được.

(Theo Nguyễn Đình Thi, Nhận đường)

Em tán thành ý kiến nào trong hai ý kiến sau :

- Đây là hai đoạn văn miêu tả, vì các tác giả đã làm cho cảnh vật đẹp đẽ như hiện lên trước mắt ta.

- Đây là hai đoạn văn nghị luận được viết ra để làm sáng tỏ cho nhận định của nhà văn : "Lại đến mùa hái hồi" (đoạn trích a), và "Chúng ta nhất định làm được" (đoạn trích b).

Câu 4. Trong bài báo: Bàn về những anh hùng và sự nghiệp anh hùng, nhá văn G. Phu-xích đã nêu ra hai luận điểm:

a) Anh hùng là người trong giây phút quyết định làm cái mình cần phải làm.

b) Anh hùng là người vào lúc quyết định, cống hiến tất cả những gì mình có thể làm được vì lợi ích của xã hội loài người.

Hãy cho biết yếu tố tự sự dưới đây được nhà văn đưa vào trong khi trình bày luận điểm nào:

Một người sắp chết đuối trong một con sông chảy xiết Anh ta kêu cứu. Chừng hai chục người chạy ra bờ sông. Họ kêu rằng thật là dễ sợ, tại sao chẳng ai cứu giúp kẻ bất hạnh và làm thế nào xuống nước được... Cuối cùng một người nhảy xuống nước; anh ta bơi nhưng dòng nước cuốn anh di. Anh nhọc mình vô ích. Một người khác chạy đến bên một chiếc đò, cởi dây ra và cứu người sắp chết đuối kia một cách bình tĩnh, không có vẻ gì vất vả hay nguy hiểm lắm. Ở đây nếu chúng ta phải lựa chọn người anh hùng, chúng ta phải chọn người đã dùng đò [...]. Không có ý kiến sử dụng đò của anh, người chết đuối sẽ không được cứu thoát.

(Theo G. Phu-xích, Con người, hãy sáng suốt)

Câu 5. Em phải viết một bài văn nghị luận để tham gia cuộc trao đổi về đề tài: Mọi người (trong gia đình, nhà trường, xã hội) đã sống vì em, vậy em cũng phải biết sống vì mọi người.

a) Em sẽ nêu ra trong bài viết ấy những luận điểm nào?

b) Hãy diễn đạt một trong những luận điểm đó thành một đoạn văn, trong đó, các yếu tố tự sự và miêu tả được đưa vào một cách hợp lí để tăng cường sức thuyết phục cho hoạt động nghị luận.

- GV mời một số HS lên bảng viết đoạn văn mình viết, yêu cầu cả lớp đọc và nhận xét, sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Cần thấy được :

  1. a) Văn bản được dẫn trong bài tập là một đoạn nghị luận, chứ không phải là đoạn văn miêu tả hay văn tự sự, vì nó được viết ra không phải nhằm mục đích chủ yếu lả kể hay tả, mà để đưa ý kiến nhằm phân tích, bàn luận, đánh giá một câu thơ (câu thứ hai trong bài Vọng nguvệt).
  2. b) Tuy nhiên, những câu văn tự sự (kể chuyện, kể tâm trạng) và miêu tả (tả cảnh, tả tình) vẫn có mặt ở đoạn văn. Chính những yếu tố tự sự và miêu tả ấy đã khiến sự phân tích, bàn luận thêm rõ ràng, sinh động, không khô khan, không mơ hồ, trừu tượng; nhờ vậy mà lời nghị luận trở nên dễ tiếp nhận hơn, có căn cứ, có sức thuyết phục hơn.

Câu 2. Bài văn có thể được trình bày theo nhiều cách nhưng trước hết, phải được viết dưới hình thức là một bài nghị luận, nội dung cốt yếu là để nêu ý kiến của người viết về vẻ đẹp của một bài ca dao, chứ không cốt để kể chuyện hay miêu tả về loài hoa được nói đến trong bài ca dao đó.

- Đọc văn bản ở phần Đọc thêm (trang 117, SGK) để thấy: Có thể nâng cao chất lượng bài viết bằng cách dựa vào đó yếu tố miêu tả khiến cho ấn tượng về bông sen càng nổi bật, và bài viết nhờ đó cũng hay hơn. Ngoài ra, người viết còn có thể kể lại một hồi ức, một kỉ niệm về khúc hát, để dưa lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân mật, yêu thương.

Câu 3. Cần xem xét kĩ: Mỗi đoạn văn được viết ra để nhằm đạt tới mục đích nào là chủ yếu? Dễ thấy đoạn trích của Tô Hoài chủ yếu nói về vẻ đẹp quyến rũ của núi rừng Lạng Sơn khi mùa hái một loài hoa thơm đã đến. Còn đoạn trích của Nguyễn Đình Thi lại được viết ra để khẳng định: chúng ta nhất định xây dựng được một nền văn nghệ mang sự sống của nhùng con người mới.

Vậy đoạn trích (a) là văn miêu tả, còn đoạn trích (b) là văn nghị luận có sử dụng yếu tô miêu tả.

Câu 4. Yếu tố tự sự dần trong bài tập đã được Phu-xích đưa vào trong khi trình bày luận điểm: “Anh hùng là người trong giây phút quyết định, làm cái mình cần phải làm”.

Câu 5. a) để xây dựng được hệ thống luận điểm, em cần nêu ra và tìm cách trả lời những câu hỏi sau đây:

- Vì sao có thể nói rằng mọi người (trong gia đình, nhà trường, xã hội) đã sống hết lòng vì em?

- Vì sao khi mọi người đã sống hết lòng vì em thì em cũng phải biết sống vì mọi người?

- Để thực sự sống vì mọi người thì em phải làm gì ?

b) Em có thể tham khảo cách viết trong văn bản Mẹ tôi (SGK Ngữ văn 7, tập

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay