Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

- Năng lực tạo lập văn bản.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi :

Hãy chỉ ra các chi tiết biểu thị thái độ , tình cảm của Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”. Tác dụng của các yếu tố này trong bài văn?

- Hs tiếp nhận, trả lời câu hỏi, GV nhận xét, đánh giá.

 GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Đây chính là các yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận. Vậy làm thế nào để đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận, và yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong bài nghị luận. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Hệ thống lại kiến thức về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS ôn tập kiến thức về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Các văn bản sau đây là văn nghị luận hay văn biểu cảm? Vì sao?

a. Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ của dân để nuôi béo vợ con, […] như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không? Tưởng công chúng cũng đều công nhận vậy. […] Lại nghĩ như những người tiền chôn bạc chứa, buôn to bán lớn, ăn rộng tiêu nhiều mà trong biết có vợ con, ngoài không biết đến xã hội, nghĩ về cách làm giàu thì không thua thiên hạ mà nói đến việc công ích thì mặc kệ quốc dân, như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không? Tưởng công chúng cũng đều công nhận vậy. Hạng người hạ lưu trong xã hội ấy là như thế. […]

Hỡi các người trong hạ đẳng xã hội ta ơi, khăn vải, áo nâu, làm thuê làm mướn, cái phận nghèo hèn phải như thế, song không phải như thế là hạ lưu. Nếu trong hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương nòi thì tức là người thượng lưu vậy.

(Tản Đà, Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội,

Lược trích từ Tuyền tập Tản Đà)

b. Người Pháp có Pa-ri, người Anh có Luân-đôn, người Tàu có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết mến yêu… Ta phải nghe người Pháp nói đến Pa-ri, người ở Pa-ri, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Pa-ri chính hiệu yêu mến Pa-ri […].

Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác… Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người trông ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kì ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

(Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường)

Câu 2. Hãy thêm những từ ngữ và những câu văn có sức biểu cảm để làm cho những đoạn văn nghị luận sau đây thêm xúc động.

a. Hai nguồn cảm hứng chính của Vũ Đình Liên là lòng thương người và tình hoài cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy cùng xuất hiện trong bài thơ “Ông đồ”. Hằng năm đến mùa xuân, ông đồ lại ngồi viết thuê bên đường phố. Ông chính là cái di tích của một thời tàn. Bài thơ ấy thật bình dị và cảm động. Nó giống như lời sám hối của bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đã khuất.

b. Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn, rồi sinh ra gian lận, vì cờ bạc là một cách ăn chơi tổn hại nhiều tiền. Họa là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành ra công nợ, dẫn đến phải đi ăn xin, trộm cắp, làm những điều xấu. Đã chơi cờ bạc thì không còn danh giá mà thành ra đê tiện. Ta nên giữ gìn, đừng để lây thói xấu đó.

Câu 3. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày một trong các luận điểm:

- Việt Nam từ xưa đã là một nước văn hiến.

- Tình thương người chứa chan trong ba khổ cuối của bài thơ Ông đồ.

(Cần chú ý dùng từ, đặt câu sao cho đoạn văn có sức biểu cảm, có thể gây cảm xúc cho người đọc.)

- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Cần đọc kĩ từng văn bản để xét xem: văn bản đó được viết ra nhằm mục đích gì, để đưa ý kiến bàn luận về một vấn đề chủ yếu, hay để biểu lộ cảm xúc trước một điều gì đó là chủ yếu? Căn cứ vào đó để xác định các đoạn văn đã cho là văn nghị luận hay văn biểu cảm.

Câu 2. Có thể tham khảo các đoạn văn sau:

  1. Hai nguồn cảm hứng chính của Vũ Đình Liên là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhứo những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: “Ông đồ”. Ông đồ năm năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố. “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của mọt thời tan” (lời của Vũ Đình Liên). Ít khi có một bài thơ bình dị và cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết.

(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

  1. Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn, rồi sinh ra gian lận điên đảo, vì cờ bạc là một cách ăn chơi tổn hại nhiều tiền. Họa là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành ra công nợ, dẫn đến phải đi ăn mày ăn xin, ăn trộm, ăn cắp, làm những điều hèn hạ, xấu xa. Đã chơi cờ bạc thì còn danh giá gì! Dẫu ông gì bà gì mà đã ngồi vào đám bạc, thì cũng thành ra đê tiện. Ai cũng gọi là con bạc, đồ cờ bạc. Bởi thế cho nên ta phải giữ gìn, đừng có để lây thói xấu đó.

(Theo Quốc văn giáo khoa thư)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay