Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Chiếu dời đô"

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN “CHIẾU DỜI ĐÔ”

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Chiếu dời đô mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiếu dời đô.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiếu dời đô.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân chia bố cục văn bản.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức lịch sử cho biết: Nhà vua đầu tiên của triều Lí là ai? Ông có công gì với đất nước? Em hãy cho ví dụ?

- HS tiếp nhận, trả lời: LCU là nhà vua đầu tiên triều đại nhà Lí, ông có công lao to lớn xây dựng đất nước, đầu tiên trong việc chuyển đô.

 GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Công lao của ông được ghi dấu ấn đậm nét trong tác phẩm “ Chiếu dời đô”. Vậy tác phẩm này phản ánh điều gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm

a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Chiếu dời đô.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc lại kiến thức trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Lí Công Uẩn (974 - 1028) là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, là người sáng lập vương triều nhà Lí.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh xuất xứ, thể loại:

 Được Lí Công Uẩn viết vào năm 1010 bày tỏ ý định dời đô ra thành Đại La (Hà Nội).

- Thể loại: Chiếu.

b. Đọc, chú thích bố cục

- Từ đầu… không thể không dời đổi: phân tích những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.

- Tiếp theo…  muôn đời: những lí do để chon Đại La làm kinh đô.

Hoạt động 2: Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô

  1. Mục tiêu:

- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô;

 - Thấy được sức thuyết phục của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

  1. Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ
  2. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên nêu yêu cầu:

1. Tác giả đã phân tích những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô bằng cách nào? Tác dụng của cách lập luận ấy?

2. Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

3. Qua đó, em có nhận xét gì về LCU?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: thảo luận cặp đôi.

+ Giáo viên: quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe HS trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Tác giả phân tích bằng cách:

- Mở đầu, nhà vua viện dẫn sử sách, nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên TQ:

- Thời nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần….nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh tính kê lâu dài, vừa thuận theo mệnh trời (phù hợp quy luật khách quan), vừa thuận theo ý dân. -> Kq: làm cho đất nước được vững bền, phát triển thịnh vượng.

=> Tác dụng: tạo một tiền đề lý luận vững chắc. Đó đều là những chuyện đã xảy ra trong thực tế  bởi vậy nếu có làm theo cũng không có gì là bất thường.

Hơn nữa những việc làm đó hợp lòng trời vừa lòng dân.

Hội tụ các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hoà, có tác dụng thu phục lòng người.

- Sau đó, tác giả soi sử sách vào tình hình thực  tế của dân tộc để nhận xét có tính chất phê phán hai triều đại Đinh, Lê cứ đóng yên đô tại Hoa Lư gây ra những sai lầm: không theo mệnh trời (không phù hợp với quy luật khách quan), không biết học theo cái đúng của người xưa, dẫn đến hậu qủa: triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển trong vùng đất chật chội.

- Cuối cùng tác giả khẳng định: “Không thể không dời đổi”

2. Nhận xét:

- Cách lập luận hợp lí, chặt chẽ.

- Cùng với  dẫn chứng cụ thể, sinh động, rõ ràng tác giả đan xen những câu văn biểu cảm (tình cảm chân thành của tác giả) “Trẫm rất đau xót…” làm cho lời văn tác động mạnh đến tình cảm người nghe, người đọc làm tăng sức thuyết phục.

- Tuy nhiên cần nhìn nhận công bằng hơn với hai triều đại này vì thực ra khi đó thế và lực của triều Đinh, Lê chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng để phòng thủ tốt cần phải dựa vào địa thế hiểm trở của vùng núi Hoa Lư để chống giặc ngoại xâm.

Hoạt động 3: Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô bậc nhất

  1. Mục tiêu: thấy được những lí do để LCU chọn Đại La làm kinh đô và tài năng lập luận của tác giả.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên nêu yêu cầu:

1.Theo tác giả, những lí do nào để chon thành Đại La làm kinh đô của đất nước?

2. Tác giả đã lập luận bằng cách nào?

3. Quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên cho em hiểu gì về đức vua Lí Thái Tổ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: thảo luận cặp đôi.

+ Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô bậc nhất

1. Theo tác giả, những lí do để chon thành Đại La làm kinh đô của đất nước:

- Về vị trí địa lí: ở vào nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra 4 hướng nam bắc đông tây, có núi có sông đất rộng mà bằng phẳng, cao mà bằng phẳng, tránh được lụt lội, chật chội..

- Vị thế chính trị- văn hoá: là đầu mối giao lưu, chốn hội tụ của 4 phương là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.

2. Tác giả đã lập luận bằng cách:

- Sử dụng từ “huống gì” nối kết đoạn văn: lôgíc và liền mạch.

- Sử dụng câu văn biền ngẫu, mỗi câu có hai vế tác động bổ sung cho nhau với NT đối rất chỉnh (đối ý, đối lời, đối thanh, đối nhịp).

- Có sự kết hợp hài hoà các yếu tố nghị luận và biểu cảm “Xem khắp….”

- Hình ảnh vừa tả thực vừa bay bổng tạo vẻ đẹp hào hùng cho phong cảnh Đại La.

- Lí lẽ đưa ra rất chặt chẽ được dẫn dắt cụ thể linh hoạt . Tất cả nhấn mạnh địa thế tuyệt vời của thành Đại La.

3. Quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên cho thấy đức vua Lí Thái Tổ là một người có tầm nhìn chiến lược, có quyết định sáng suốt biết nhìn xa trông rộng, có ý chí hoài bão lớn lao, có ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc.

Hoạt động 4: Thông báo về quyết định dời đô

Mục tiêu: Nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả.
Nội dung: Sử dụng kiến thức bản thân thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:

  • HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

    SẢN PHẨM DỰ KIẾN

    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

    Giáo viên nêu yêu cầu: Tác giả kết thúc bài chiếu bằng cách nào? Nêu nhận xét của em về cách kết thúc ấy?

    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

    + Học sinh: thảo luận cặp đôi.

    + Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

    Bước 3: Báo cáo, thảo luận

    +  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

    + Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

    Bước 4: Kết luận, nhận định

    + Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

    TỔNG KẾT

    + Hãy nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả?

    Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô bậc nhất

    - Kết thúc chuyển từ đơn thoại sang đối thoại thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa đức vua và bề tôi.

    => Gv: Đây là cách kết thúc hết sức lạ trong một bài chiếu. Nó không còn là lời mệnh lệnh có tính chất cưỡng chế mà là hỏi ýý kiến để đặt ra sự lựa chọn. Như vậy LCU đã vượt lên những ràng buộc, quy định xã hội lúc bấy giờ để thể hiện một tinh thần dân chủ đáng quýý. Nó khiến cho bài chiếu không còn là những lí lẽ khô khan mà đầy tâm huyết và dân chủ.

    III. Tổng kết

    1. Nghệ thuật

    - Bố cục 3 phần chặt chẽ.

    - Giọng văn ........

    - Lựa chọn ngôn ngữ ...

    2. Nội dung

    - Phản ánh khát vọng...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Những đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Lấy dẫn chứng từ Chiếu dời đô để làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản đó.

Câu 2. Hãy tìm hiểu kết cấu bài Chiếu dời đô. Phân tích tính chất chặt chẽ và tác dụng của kết cấu đó.

Câu 3. Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân. Thế nhưng kết thúc Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Theo em, cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?

Câu 4. Vì sao nói Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1.

Đặc điểm của thể chiếu

Dẫn chứng từ Chiếu dời đô

- Chức năng của chiếu là ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân, yêu cầu thần dân thực hiện.

- Vua Lí Thái Tổ ban bố mệnh lệnh cho các quan và thần dân về việc dời đô.

- Kết cấu bài chiếu nhìn chung linh hoạt, không có những quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, các phần của bài chiếu đều phải tập trung hướng tới tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

- Kết cấu ba phần, tất cả các phần đều tập trung hướng tới tư tưởng chủ đạo: dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

- Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

- Bài Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi có đan xen văn biền ngẫu với những cặp câu hoặc những cặp đoạn câu tương xứng với nhau: “Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.”.

Câu 2. Chiếu dời đô thuộc thể văn nghị luận, có kết cấu ba phần. Phần mở đầu nêu sử sách làm tiền đề. Phần hai soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê. Phần kết luận khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô.

Kết cấu của bài Chiếu dời đô cũng là trình tự lập luận của tác giả. Trình tự lập luận này rất chặt chẽ, có sức thuyết phục lớn. Phần mở đầu tác giả nêu sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ: trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại kết quả tốt đẹp. Phần hai, soi sử sách vào tình hình thực tế để chỉ rõ việc hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng rừng núi Hoa Lư là không theo mệnh trời (tức không phù hợp với quy luật khách quan). Hậu quả là triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển, người dân khốn khổ trong một vùng đất chật chội. Phần cuối rút ra kết luận: cần thiết phải dời đô và thành Đại La là nơi định đô tốt nhất, bởi vì đây là nơi có lợi thế về tất cả các mặt địa lí, chính trị, văn hóa,… Kết cấu ba phần nói trên rất tiêu biểu cho kết cấu văn nghị luận nói chung, văn chính luận nói riêng.

Câu 3. Kết thúc Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi đã tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công Uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người. Ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.

Câu 4. Chiếu dời đô ra đời là sự phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bởi lẽ hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên còn phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Việc nhà Lí dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng Thăng Long chứng tỏ thế và lực của dân tộc Đại Việt đã đủ mạnh để sánh ngang hàng với phương Bắc. Định đô ở nơi trung tâm đất nước là thực hiện nguyện vọng của nhân dân xây dựng một quốc gia thống nhất, hùng cường. Chọn mảnh đất là nơi “trung tâm trời đất” để có điều kiện mỏ mang kinh kì cho thấy khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Tầm vóc lớn của đất nước cần có tầm vóc lớn của một thủ đô tương xứng và ngược lại, tầm vóc lớn của thủ đô tạo đà cho đất nước phát triển.

Kinh đô mới có tên là Thăng Long vừa phản ánh ý nguyện vươn lên vừa cho thấy khí thế rồng bay của một dân tộc độc lập, tự cường.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay