Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Đi bộ ngao du"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản "Đi bộ ngao du". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN “ĐI BỘ NGAO DU”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Đi bộ ngao du mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đi bộ ngao du.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đi bộ ngao du.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nêu câu hỏi : Em có đi bộ không? Em thấy nó có tác dụng gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện trả lời câu hỏi.
- Dự kiến sản phẩm: khỏe mạnh, khoan khoái...
- GV nhận xét đánh giá
GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn chúng ta sắp tìm hiểu : “Đi bộ ngao du”. Vậy đi bộ ngao du có ý nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Đi bộ ngao du.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Giới thiệu vài nét về Ru-xô và văn bản “Đi bộ ngao du” mà các em đã chuẩn bị? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh đại diện nhóm lên trình bày… + Giáo viên, HS quan sát, lắng nghe… Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Các nhóm đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức. | I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp TK XVIII. - Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn. 2. Văn bản - Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được trích trong quyển V của tác phẩm “E-min hay Về giáo dục” (1762) Bố cục: 3 phần - “Từ đầu …bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. - “Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức. - Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người. |
Hoạt động 2: Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do-không lệ thuộc vào bất cứ ai
- Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
- Nội dung: Hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ
- Sản phẩm: Phiếu hoạt động của nhóm
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Tác giả đã quan niệm như thế nào về vấn đề đi bộ ngao du? 2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ? Nhận xét cách lập luận của tác giả ở luận điểm này? Nhận xét ngôi kể ở đoạn này? 3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục, có ýý nghĩa gì ? Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của người đi bộ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi + Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức. | II. Kiến thức trọng tâm 1. Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do-không lệ thuộc vào bất cứ ai 1. Tác giả đã quan niệm: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. 2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ: - Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do “ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng”. - Quan sát khắp nơi….xem xét tất cả…một dòng sông ….một khu rừng rậm…một hang động…một mỏ đá, các khoáng sản …=> tùy theo ýý thích của mình. - Không lệ thuộc ai: “ những con ngựa hay những gã phu trạm..” - Không lệ thuộc bất cứ cái gì: “thời gian, đường sá. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”. Nhận xét : - Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối một cách tự nhiên. Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do cho người đi: tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện. - Kể theo ngôi kể thứ nhất “tôi, ta”. Cách xưng hô “ tôi – ta” xen kẽ chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang tính chất cá nhân. Khi xưng “ta” là khi lí luận chung Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung gần gũi, thân mật. 3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục: Nhấn mạnh sự thoả mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du. Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc đi bộ dem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. |
Hoạt động 3: Đi bộ ngao du trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết
- Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
- Nội dung: Tiến hành thực hiện cặp đôi
- Sản phẩm: Phiếu hoạt động của nhóm
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì? 2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy? 3. Tại sao tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go? 4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả đã dụng so sánh kèm theo lời bình luận nào? 5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi. + Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận + HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức. | 2. Đi bộ ngao du trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết 1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức - Xem xét tài nguyên phong phú trên miền đất. - Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. - Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên… 2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả: - Nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau. - So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập, thậm chí của vua chúa với sự phong phú trong phòng tập của người đi bộ ngao du. - Xen kẽ các lời bình luận (nêu cảm xúc) của tác giả. Đề cao kiến thức của thực tế khách quan. Xem thường kiến thức sách vở giáo điều. 3. Tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go vì: + Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go là những nhà triết học và toán học nổi tiếng. Họ luôn quan sát, nghiền ngẫm khi đi dạo chơi. Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế. Đồng thời khích lệ mọi ngưòi hãy đi bộ để mở mang kiến thức. 4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả sử đã dụng: - So sánh: Kiến thức linh tinh… trong các phòng sưu tập (vua chúa) với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du (là cả trái đất), hơn cả nhà tự nhiên học Đô - Băng – Tông . 5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du giúp mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng vốn hiểu biết và làm giàu trí tuệ. |
Hoạt động 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ tinh thần con người
- Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du
- Nội dung: Tiến hành hoạt động cá nhân
- Sản phẩm: câu trả lời của Hs
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Cách chứng minh luận điểm thứ ba này có gì đặc sắc? 2. Việc sử dụng các câu cảm thán ở đây có tác dụng gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi. + Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức. | 3. Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe tinh thần con người 1. Cách chứng minh: So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: người đi bộ ngao du (vui vẻ, hân hoan, khoan khoái). người ngồi trên xe ngựa (mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ). Tính từ được sử dụng liên tiếp. 2. Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du, đó là nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống và tính tình được vui vẻ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật + Đưa dẫn chúng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn đời sống. + Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một HS. + Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, “ta” hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức mang tính trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm thuyết phục. 2. Nội dung: Những lợi ích của việc đi bộ: + Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do. + Mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống. + Tạo niềm vui cho con người. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Tóm tắt 3 luận điểm của văn bản Đi bộ ngao du và thử giải thích vì sao tác giả lại chọnt rình tự của các luận điểm như thế. Câu 2. Đọc kĩ lại phần đầu văn bản Đi bộ ngao du để nêu và nhận xét về hệ thống luận cứ mà tác giả đưa ra để làm rõ cho luận điểm: Đi bộ ngao du cho con người được tận hưởng sự tự do. Câu 3. Ngoài những ý nghĩa và lợi ích mà bài nghị luận này đã nêu, theo em, việc đi bộ ngao du còn có thể đem lại những tác dụng gì nữa? Bằng thực tế một lần đi tham quan hoặc vui chơi của chính mình cùng bạn bè, em hãy nêu tác dụng của chuyến đi ấy đối với bản thân mình. |
- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. + Luận điểm một: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
+ Luận điểm hai: Đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
+ Luận điểm ba: Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.
- Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:
+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.
+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.
+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát được học hỏi.
Câu 2. Nhận xét: Tự do được quan niệm một cách toàn diện và cụ thể, vì thế các luận cứ cũng được nêu ra vừa cụ thể vừa toàn diện. Tự do trong sự chủ động về thời gian và hành động (Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ.), tự do lựa chọn hành trình, tự do thưởng ngoạn phong cảnh theo sở thích. Việc đi bộ còn tự do ở chỗ không bị phụ thuộc vào phương tiện đi lại và người điều khiển phương tiện ấy (ngựa trạm, phu trạm).
Câu 3. Có thể nêu thêm những tác dụng khác của việc đi bộ ngao du, như: cho con người được gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt là người sống ở thành thị, tăng thêm tình cảm với thiên nhiên, đất nước, làm phong phú thêm cho xúc cảm và tâm hồn con người; nếu đó là cuộc du ngoạn cùng với một tập thể thì nó còn giúp tăng cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau và t/cảm của mỗi người với bạn bè trong tập thể.
Bằng thực tế một chuyến du ngoạn của chính mình, em có thể nêu những lợi ích, tác dụng của của hoạt động ấy. Cũng nên chú ý rằng, ngày nay, người ta thường kết hợp sử dụng các phương tiện giao thông với việc đi bộ, leo núi trong những cuộc du ngoạn – điều này không có gì trái với quan niệm đề cao việc đi bộ ngao du của Ruxô.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu