Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Văn bản "Nước Đại Việt ta"

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản "Nước Đại Việt ta". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Nước Đại Việt ta mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nước Đại Việt ta.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nước Đại Việt ta.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân chia bố cục văn bản.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:

- Gv nêu câu hỏi: Trong chương trình văn học lớp 7, em đã được học các tác phẩm nào của Nguyễn Trãi?

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá, GV nhận xét đánh giá

  GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong chương trình ngữ văn 7, các em đã được làm quen với tác giả Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”- được ông sáng tác trong thời gian ông lui về Côn Sơn ở ẩn. Hôm nay, chúng ta sẽ lại 1 lần nữa được gặp lại ông trong 1 cương vị, một sứ mạng lịch sử vô cùng quan trọng và mới mẻ qua việc tìm hiểu VB: “Nước Đại Việt ta”.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm

a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm Nước Đại Việt ta.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi?

2. Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Nước Đại Việt ta”

3. Trình bày những hiểu biết của em về thể loại của văn bản? So sánh với các thể loại trước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: hoạt động cặp đôi

+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

+ Nguyễn Trãi (1380-1442)

+ Quê: Chí Linh, Hải Dương.

+ Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

2. Văn bản

- Hoàn cảnh xuất xứ, thể loại : Đầu năm 1428 cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi.

- Thể loại: Cáo

- Bố cục: 3 phần

+ P1: Hai câu đầu - Nêu nguyên lí nhân nghĩa.

+ P2: 8 câu tiếp - chân lí về sự tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc.

+ P3: còn lại - sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu - Nguyên lí nhân nghĩa

  1. Mục tiêu:

+ Thấy được ý nghĩa tuyên ngôn đôc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV và bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của Bình Ngô đại cáo qua đoạn trích đầu tiên sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi; lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữ lí lẽ và thực tiễn.

+ Nhận ra và hiểu được sực thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của tác giả.

+ Lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.

  1. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của nhóm.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên nêu yêu cầu:

1. Em hiểu nhân nghĩa ở đây ntn? Cốt lõi tư tưởng ấy trong bài cáo là gì ?

2. Em hiểu thế nào “yên dân”, “trừ bạo”? Dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai ? Qua đó cho ta hiểu tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi muốn nói ở đây là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: hoạt động cặp đôi

+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe HS trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

II. Kiến thức trọng tâm

1.

- Nhân nghĩa: tình thương giữa con người với con người, lòng nhân ái.

 - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân, trừ bạo”.

2.

- Yên dân: giữ yên cuộc sống cho dân, làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.

- Trừ bạo: diệt trừ kẻ thù độc ác, tàn bạo

- Dân: là người dân nước Đại Việt.

- Kẻ bạo ngược: chính là giặc Minh cướp nước.

 Trừ giặc Minh bạo ngược để làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, thái bình.

Hoạt động 3: Đọc hiểu – Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu về sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc trong văn bản.
  2. Nội dung: HS đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm: Kiến thức, câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên nêu yêu cầu:

a. Những câu bạn vừa đọc khẳng định điều gì?

b. Tác giả đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập của DT ta? Em có nhận xét gì về những yếu tố được đưa ra?

c. Những chứng cớ này đã tạo nên điều gì?  Những chứng cớ đó có sức thuyết phục không?

 d. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của nó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: hoạt động cặp đôi

+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức  Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.                   

Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc

a . Quyền độc lập:

b.

+ Quốc hiệu

+ Nền văn hiến lâu đời.

+ Lãnh thổ riêng

+ Phong tục riêng

+ Lịch sử riêng

+ Chế độ, chủ quyền riêng

+ Nhân tài

c.Tạo nên sức mạnh của chính  nghĩa.

d. Liệt kê, so sánh đối lập

 => Rất cơ bản và chủ đạo để khẳng định 1 quốc gia độc lập.

=> Có. Vì dựa vào lịch sử có sẵn, không hề mang tính hão huyền.

Hoạt động 4: Đọc hiểu – Những chứng cớ lịch sử

  1. Mục tiêu: HS nắm được sức mạnh của những chứng cớ lịch sử khẳng định sự thất bại của kẻ thù.
  2. Nội dung: Hoạt động chung, cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm: Vở ghi HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối:

? Nguyễn Trãi đã dẫn ra những sự kiện và chứng cớ lịch sử nào?

? Kết quả của các sự kiện đó?

nhục nhã.

? Việc dẫn ra một loạt các chứng cớ như trên nhằm mục đích gì?

? Sức mạnh ấy, lòng tự hào ấy đã được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?

? Hai câu cuối của trích đoạn này tiếp tục khẳng định với chúng ta điều gì?

? Từ nội dung VB “Nước Đại Việt ta”, em hiểu được điều gì về tác giả Nguyễn Trãi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: hoạt động cặp đôi

+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Những chứng cớ lịch sử

- Lưu Cung  thất bại

- Triệu Tiết  tiêu vong

- Toa Đô  bắt sống

- Ô Mã  giết tươi

 Quân ta đều đại thắng. Bọn giặc đều thất bại.

 * Ở đây có 2 câu văn biền ngẫu, mỗi câu có 2 vế sóng đôi rất tương xứng. Các câu văn biền ngẫu này đã làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch; tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn.

 Tiếp tục khẳng định độc lập của nước ta và tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang được ghi lại đầy đủ trong sử sách nước ta.

 Một DT có quốc hiệu, có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử...đều riêng biệt, tồn tại ngang hàng với các quốc gia, lãnh thổ khác. Điều hiển nhiên đó đã được tuyên bố 1 cách đầy tự hào. Vì vậy VB như 1 bản TNĐL

 Yêu nước

Có tư tưởng nhân nghĩa, tiến bộ

Giàu tình cảm và lòng tự hào DT....

Hoạt động 5: Tổng kết

  1. Mục tiêu: Nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả.
  2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối:

- Nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: hoạt động cá nhân

+ Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+  Học sinh đứng tại chỗ trả lời

+ Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

III. Tổng kết

- Nghệ thuật: Đoạn đầu bài cáo so sánh đối lập từ khái quát đến cụ thể, giàu chứng cứ lịch sử, cảm xúc tự hào, giọng thơ hào hùng, lời văn nhịp nhàng ngân vang.

- Nội dung: Nước ta có độc lập chủ quyền có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân thù. Có bề dày l.sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, một nền độc lập dân tộc được xây dung trên cơ sở nhân nghĩa vì dân.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Nêu những đặc điểm cơ bản của thể cáo. Những đặc điểm cơ bản đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta?

Câu 2. Nêu cách hiểu của em về hai câu mở đầu đoạn trích Nước Đại Việt ta: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Câu 3. Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc trong bài Bình Ngô đại cáo.

Câu 4. Phân tích trình tự lập luận trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV chữa bài.

Gợi ý đáp án:

Câu 1.

Đặc điểm của thể cáo

Dẫn chứng trong Nước Đại Việt ta

- Chức năng của thể cáo tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện.

- Đoạn mở đầu Bình Ngô đại cáo tuyên ngôn về nhân nghĩa, về độc lập dân tộc.

- Kết cấu gồm bốn phần: nêu luận đề chính nghĩa; lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa; thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

- Đoạn  mở đầu Bình Ngô đại cáo nêu luận đề chính nghĩa (nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của “nước Đại Việt ta”).

- Về lập luận, thường có sự kết hợp giữa lí lẽ và chứng cứ thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng.

- Chứng minh bằng thực tiễn: “Việc xưa xem xét – Chứng cớ còn ghi”; sử dụng câu văn giàu hình tượng: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội – Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

- Về lời văn, cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng có khi thể cáo dùng đan xen tản văn (văn xuôi) với biền văn.

- Toàn bộ đoạn trích Nước Đại Việt ta được viết bằng văn biền ngẫu, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau: “Núi sông bờ cõi đã chia – Phong tục Bắc Nam cũng khác – Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Câu 2. Hai câu văn cho thấy mục đích của việc làm nhân nghĩa là để “yên dân”, tức đem lại cuộc sống thái bình cho người dân, mục đích của đội quân Lam Sơn là tiễu trừ kẻ có tội. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa khi xác định: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì dân mà tác giả nói tới là người dân nước Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn là giặc Minh cướp nước. Để “yên dân” thì phải “trừ bạo”, tức là phải đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại đất nước. Như vậy, nhân nghĩa là phải chống xâm lược, chống xâm lược chính là nhân nghĩa. Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa có sự kết hợp với tư tưởng yêu nước, thương dân, chống xâm lược. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhậnđịnh: “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân”. (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, báo Nhân dân, ngày 19/9/1962).

Câu 3. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Tiếp đó, bài Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. So với Sông núi nước Nam, ý thức dân tộc trong Bình Ngô đại cáo (qua đoạn trích Nước Đại Việt ta) có sự tiếp nối và phát triển toàn diện hơn, sâu sắc hơn nhiều trong thời kì lịch sử mới của dân tộc.

Toàn diện vì nếu ý thức dân tộc trong Sông núi nước Nam được xác định trên hai yếu tố lãnh thổ chủ quyền thì đến Bình Ngô đại cáo lại có những yéu tố cơ bản nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Ở Sông núi nước Nam, tác giả đã khẳng định Đại Việt hoàn toàn độc lập với Trung Quốc về lãnh thổ: “Vằng vặc sách trời chia xứ sở” (Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) và về chủ quyền: “Sông núi nước Nam, Nam đế chủ” (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Trong quan niệm của người Trung Quốc xưa, vương là vua chưa hầu, lầm chủ một địa phương, còn đế mới là vua thiên tử, chúa tể cả thiên hạ. Vương có nhiều còn đế thì chỉ có một, đế là duy nhất. Đế là ngôi vị tối thượng, vương là bậc dưới của đế. Khẳng định “Nam đế” làm chủ Nam quốc là để đối lập với “Bắc đế”, để phủ nhận tư tưởng “trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế” của phong kiến phương Bắc. Đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục khẳng định Đại Việt độc lập về lãnh thổ: (“Núi sông bờ cõi đã chia”), độc lập về chủ quyền (“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”). Tuy nhiên, ý thức dân tộc ở Bình Ngô đại cáo toàn diện hơn khi tác giả bổ sung thêm những yếu tố quan trọng, rất cơ bản: văn hiến riêng (“Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”); phong tục tập quán riêng (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”); lịch sử riêng (“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập”).

Ý thức dân tộc ở Bình Ngô đại cáo sâu sắc bởi vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà khi khẳng định độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa yếu tố văn hiến lên đầu tiên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại đặt sóng đôi, ngang hàng lịch sử các triều đại Việt Nam với các triều đại Trung Quốc: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”. Tác giả khẳng định “Nam đế” làm chủ Nam quốc không phải bằng “thiên thư” (sách trời) mà bằng thực tế lịch sử. Đó là bước tiến trong ý thức của thời đại, đồng thời cũng thể hiện tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.

Câu 4. Bình Ngô đại cáo là mẫu mực về kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén. Phần mở đầu bài cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta), Nguyễn Trãi nêu lên

tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Tiếp đến bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt: “Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”. Chân lí này được khẳng định theo trình tự: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, truyền thống anh hùng hào kiệt, chủ quyền dân tộc. Cách nêu tiền đề bằng những chân lí như vậy đã tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.

Sau khi khẳng định chân lí hiển nhiên – nước Đại Việt vốn là một nước độc lập từ lâu, tác giả đã kể ra một loạt chiến công hiển hách trong chiến đấu bảo vệ độc lập của dân tộc trong trường kì lịch sử, khiến cho những kẻ xâm lược đều lần lượt chuốc lấy bại vong thảm hại. Từ Lưu Cung nhà Nam Hán, Triệu Tiết nhà Tống, Toa Đô và Ô Mã Nhi nhà Nguyên,… những tên danh tướng của các triều đại phong kiến phương Bắc ấy khi xâm phạm bờ cõi Đại Việt thì đều bị hoặc “mất vía”, “tiêu vong”, hoặc bị “giết tươi”, “bắt sống”,… Đó là những chứng cứ hùng hồn, sử sách còn ghi, càng khẳng định mạnh mẽ cái chân lí lớn về nền độc lập của nước Đại Việt.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay