Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về viết đoạn văn trình bày luận điểm mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực xây dựng luận điểm và tạo lập văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv: chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Luận điểm là gì? có mấy cách trình bày đoạn văn thường gặp?
Câu 2: Trong “ Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan điểm xác định chủ quyền của một quốc gia, một dân tộc như thế nào? Hãy phân tích làm rõ điều đó.
- Xác định độc lập, chủ quyền:
+ Văn hiến: lâu dài
+ Cương vực lãnh thổ: Núi sông, bờ cõi ..
+ Phong tục tập quán: Phong tục Bắc - Nam …
+ Lịch sử, chế độ: Triệu, Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên – phép đối xứng.
- Lập luận:
+ Từ ngữ: Từng nghe, như, vốn, đã lâu, từ, cùng, tuy, song;
+ Dùng biện pháp so sánh đối chiếu tương ứng.
Bằng lập luận, phép đối chiếu tác giả vạch rõ thế nào là đất nước độc lập có chủ quyền.
- GV nhận xét đánh giá
Luận điểm có thể nằm ở đầu hoặc ở những vị trí khác trong đoạn văn. Khi viết câu văn mang luận điểm ta thường sử dụng những cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Hệ thống lại kiến thức viết đoạn văn trình bày luận điểm
a. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về luận điểm.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về viết đoạn văn trình bày luận điểm và lấy ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức về viết đoạn văn trình bày luận điểm Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d. Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 2. Em hãy đọc lại một lần nữa các câu chủ đề mở đầu cho hai đoạn văn diễn dịch đã nêu trong bài tập 1, rồi thực hiện những yêu cầu ghi bên dưới. - Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống”, nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”. (Hồ Chí Minh) - Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề bạn trẻ. (Nguyễn Tuân) Yêu cầu: a. Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây:
b. Một nhóm HS đã thử diễn đạt lại câu văn của Nguyễn Tuân theo các cách dưới đây: - Bên cạnh việc đam mê viết, Nguyên Hồng còn có cái thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. - Do đam mê viết nên Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. - Tuy đam mê viết nhưng Nguyên Hồng còn thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. - Nguyên Hồng không chỉ đam mê viết. Ông còn có cái thích được truyền nghề cho các bạn trẻ. Hãy xác định rõ: Trong những câu trên, câu nào đạt và câu nào còn chưa đạt các yêu cầu: không thay đổi ý của câu văn gốc và không làm mất mối liên hệ với đoạn văn đã viết ở bên trên? Vì sao? c. Theo yêu cầu vừa được nhắc lại ở điểm (b), hãy diễn đạt câu mở đoạn sau đây bằng ít nhất là hai cách khác: Ngoài yêu cầu phải học tập tôt các môn khoa học tự nhiên như đã nói trên, các bạn còn phải chú trọng học tốt các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Câu 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. Cuộc sống mới ở miền Bắc nước ta hiện nay là cuộc sống sôi nổi, khẩn trương của hàng chục triệu con người […] đã làm chủ đời mình, làm chủ chế độ, đang làm cho bộ mặt của Tổ quốc hằng ngày, hằng giờ đổi mới. Những vùng đất hoang, cỏ dại bao la của Tây Bắc đã và đang biến thành những ruộng đồng xanh tốt và xóm làng tươi vui. Trên đất Điện Biên lịch sử, mới ngày nào còn đầy mìn và ngổn ngang dây thép gai, những xác máy bay và xe tăng địch, nay đã mọc lên một nông trường rộng lớn ngày ngày vang rộn tiếng máy cày và một thị trấn chan hòa ánh điện. Việt Trì bị phá trụi trong kháng chiến, chỉ trong một thời gian mấy năm đã nhường chỗ cho một thành phố công nghiệp hiện đại. Thái Nguyên anh dũng đang trở nên một thành phố gang thép, một trongnhwngx trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. Ở Hưng Yên, đất nơi cằn nơi úng không đủ nuôi sống con người, chỉ trong vòng ba bốn năm đã mọc lên một mạng lưới thủy lợi chằng chịt, làm cho đồng ruộng quanh năm vừa nước, lúa tốt, người vui. Dưới chế độ cũ, nhân dân Việt Nam đến mũi kim, sợi chỉ, cái đinh cũng phải mua […], nay đã có nhà máy cơ khí Hà Nội và một số nhà máy lớn nhỏ khác, trong đó, những anh chị em công nhân rất trẻ đang tự chế tạo ra máy móc hiện đại cung cấp thiết bị cho nền kinh tế quốc dân […]. Mỗi một sự kiện trên đây là một thiên anh hùng ca của cuộc sống. Và biết bao sự kiện như thế đã, đang và sẽ diễn ra ở miền Bắc nước ta! a. Hãy xác định luận điểm và các luận cứ của đoạn văn trên. b. Em nhận thấy các luận cứ của đoạn văn có đủ để làm sáng tỏ luận điểm không? c. Câu đầu tiên và hai câu cuối cùng của đoạn văn có tầm quan trọng như thế nào đối với việc trình bày luận điểm? Câu 4. Em học tập được gì về các sắp xếp luận cứ trong đoạn nghị luận dưới đây: Nay có người thấy đen ít mà nói là đen, thấy đen nhiều mà nói là trắng, thì nhất định phải cho người đó là không biết phân biệt trắng và đen; nếm thấy không đắng lắm mà nói là đắng, nếm thấy đắng nhiều mà nói là ngọt, thì nhất định phải cho rằng người đó là khôg biết phân biệt ngọt và đắng. Nay chuyện sai nhỏ thì biết mà phản đối, chuyện sai lớn như xâm lược nước khác, thì lại không biết phản đối mà còn tán dương, cho đó là “nghĩa”. Như vậy mà gọi là biết phân biệt “nghĩa” và “bất nghĩa” ư? Do đó có thể thấy người trong thiên hạ phân biệt “nghĩa” và “bất nghĩa” hỗn loạn đến thế nào. (Mặc Tử, dẫn theo Văn học Trung Quốc, Tài liệu tham khảo, tập I, NXB Giáo dục) Câu 5. Tác phẩm Chiến quốc sách của văn học cổ Trung Hoa có kể lại một mẩu chuyện đại ý như sau: Có người đem thuốc bất tử dâng vua. Quan bảo vệ trong cung hỏi: “Thuốc này có thể uống được không?”. Người ấy trả lời: “Được”. Viên quan bèn giật lấy thuốc mà uống. Vua tức giận, sai người đem chém. Theo em, để thoát tội, viên quan đó phải lập luận như thế nào? Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 10 câu) để trình bày luận điểm: “Cần phải học tốt các môn khoa học xã hội” (Có thể dùng câu mở đoạn trong bài tập 2.c và học tập cách xây dựng và trình bày luận điểm trong các gợi ý làm bài tập 3 và bài tập 4). |
- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớ, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 2. a.
Câu văn của: | Được viết để nối với đoạn (câu) văn nói về: | Nhằm trình bày luận điểm: |
Hồ Chí Minh | Những điều cần lưu ý trong cách viết | Cần tránh lối viết dài dòng, lan man |
Nguyễn Tuân | Niềm đam mê viết của Nguyên Hồng | Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho bạn trẻ |
- Câu đầu tiên và câu cuối cùng đã đạt các yêu cầu đề ra. Hai câu ở giữa không đạt yêu cầu. Vì quan hệ giữa sự đam mê viết và thích thú truyền nghề ở Nguyên Hồng không có mối quan hệ nhân – quả (để có thể nối bằng do… nên…), cũng không có mối quan hệ đối lập (để nối bằng tuy… nhưng…). Từ đó, ta thấy được: Muốn chuyển đoạn chính xác, người viết phải nắm vững mối quan hệ giữa đoạn vừa viết ở trên với đoạn sẽ được viết bên dưới.
Câu 3.
- – Luận điểm: Cuộc sống mới ở miền Bắc Việt Nam năm 1962 là cuộc sống sôi nổi, khẩn trương của hàng chục triệu con người đã làm chủ đời mình, làm chủ chế độ, đang làm cho bộ mặt Việt Nam đổi mới.
- Luận cứ: Sự thay đổi của các địa phương: Tây Bắc (Điện Biên, Việt Trì, Thái Nguyên), Hưng Yên, Hà Nội,…
- Để làm sáng tỏ luận điểm: “Cuộc sống mới đang làm cho bộ mặt của Tổ quốc hằng ngày, hằng giờ đổi mới”, tác giả Trường Chinh đã đưa ra một hệ thống luận cứ không chỉ chính xác mà còn phong phú và toàn diện, có đủ dẫn chứng về sự đổi mới của Tổ quốc cả ở miền núi và đồng bằng, cả ở nông thôn và thành phố. Vì thế, một mặt, mỗi luận cứ đều không thể thiếu trong việc làm sáng tỏ luận điểm; mặt khác, các luận cứ hợp lại sẽ trở thành một hệ thống vững chắc, đủ sức làm cho luận điểm trở nên có căn cứ, trở nên hoàn toàn đáng tin cậy.
- Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ra luận điểm để định hướng cho nhận thức của người đọc. Còn hai câu cuối cùng không chỉ nhắc lại luận điểm (dưới hình thức ngôn ngữ khác) để nhận thức của người đọc được củng cố vững chắc hơn mà còn nêu cảm xúc làm cho đoạn văn thêm sức hấp dẫn.
Câu 4. Tác giả có dụng ý đặt những luận cứ quen thuộc, dễ thấy, dễ thuyết phục lên trước. Những luận cứ khó nhận ra hơn, nhưng lại quan trọng hơn, lí thú hơn được đưa xuống phía sau. Bằng cách đó, người đọc được dẫn dắt theo con đường đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ cái bình thường hơn đến cái thú vị hơn. Cách viết ấy làm cho luận điểm vừa dễ hiểu, dễ được tán đồng, lại vừa có sức lôi cuốn không sao cưỡng nổi.
Câu 5. Theo chính tác phẩm Chiến quốc sách, để bảo vệ mình, viên quan đã nêu ra luận điểm: “Uống thuốc bất tử không có tội” và lập luận đại ý như sau:
(a) Thần hỏi người dâng thuốc, người ấy trả lời có thể uống được nên thần mới uống, vậy thần vô tội.
(b) Người ta dâng thuốc bất tử, thần uống vào lại bị giết, vậy đó là “thuốc tử”, nói thuốc ấy bất tử là dối trá.
(c) Vua tin người dối trá, mà lại muốn giết người vô tội, chẳng lẽ như vậy là đúng sao.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu