Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 4. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn lại và củng cố kiến thức về lũy thừa với số mũ tự nhiên thông qua luyện tập các phiếu bài tập:
+ Nắm vững quy tắc nhân, chia lũy thừa cùng cơ số.
+ Nhân, chia hai lũy thừa có cùng cơ số và số mũ tự nhiên
- Mở rộng kiến thức qua dạng bài so sánh các biểu thức chứa lũy thừa
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực mô hình hóa toán học: Viết gọn một tích có nhiều chữ số giống nhau bằng cách dùng luỹ thừa.
- Năng lực tính toán: Thực hiện tính giá trị biểu thức, thu gọn biểu thức, tìm thành phần chưa biết trong lũy thừa và so sánh các biểu thức chứa lũy thừa.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng giải quyết một số bài toán thực tế gắn với việc thực hiện phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: “Em có thể viết gọn tích sau bằng cách dùng lũy thừa như thế nào: 5. 5. 5. 5. 5?”
- Sau HS trả lời, GV, nhận xét, dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Lũy thừa với số mũ tự nhiên”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng học sinh nhắc lại kiến thức phần lí thuyết: + HS1: Trình bày khái niệm phép nâng lên lũy thừa. + HS2: Trình bày phép nhân hai lũy thừa có cùng cơ số. Cho ví dụ? + HS3: Trình bày phép chia hai lũy thừa cùng cơ số. Cho ví dụ? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | 1. Lũy thừa Lũy thừa bậc n của a kí hiệu an, là tích của n thừa số a: an = ( n N*) n thừa số an đọc là “ a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n” trong đó : a là cơ số. n là số mũ. => Phép nâng nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lũy thừa. * Chú ý: + a1 = a. + a2 cũng được gọi là bình phương ( hay bình phương của a). + a3 cũng được gọi là lập phương (hay lập phương của a). 2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng số mũ: am.an= am+n 3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ: am.an= am+n ( a 0; m n) Quy ước: a0 = 1 (a 0).
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: Dựa vào lý thuyết, HS vận dụng vào giải toán thông qua các phiếu học tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
Dạng 1: Thực hiện tính giá trị biểu thức và viết dưới dạng lũy thừa* Phương pháp giải: - Sử dụng công thức: 1) an = ( n N*) n thừa số trong đó : a là cơ số, n là số mũ. 2) am. an = am+n 3) am : an = am-n ( a0, m n) Quy ước: a0 = 1(a ≠ 0) 4) (am)n = am.n 5) (a.b)m = am. bm 6) (a : b)n = an : bn (b ≠ 0) PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Bài 1. Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa a) 5. 5. 5. 5. 5. 5 b) 2. 3. 3. 6. 6 c) 5. 25. 7. 7 d) 1 000. 10 000. 100 000 Bài 2. Viết kết quả phép tính sau dưới dạng lũy thừa: a) 33. 18 - 33. 15 b) 36. 32 + 2. 812 c) (63. 84) : 123 Bài 3. Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa a) 23. 24. 25 b) 87 : 85 c) 45 : 27 Bài 4. Tính giá trị các biểu thức sau: a) (24)3 b) 3. 52 + 4. 1890 - 80 : 24 c) 52. 23 + 15 - 2 0210 d) 2. 103 + 8. 102 Bài 5. Biết 210 = 1 024. Hãy tính 29 và 211 |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a) 5. 5. 5. 5. 5. 5 = 56 b) 2. 3. 3. 6. 6 = 2. 3. 3. 2. 3. 2. 3 = 23.34 c) 5. 25. 7. 7 = 5. 5. 5. 7. 7 = 53. 72 d) 1 000. 10 000. 100 000 = 103. 104. 105 = 103+4+5 = 1012 Bài 2. a) 33. 18 - 33. 15 = 33. (18 - 15) = 33. 3 = 34 b) 36. 32 + 2. 812 = 36+2 + 2. (34)2 = 38 + 2. 38 = 3.38 c) (63. 84) : 123 = (63. 84) : (63. 23) = 84 : 23 = 84 : 8 = 83 Bài 3. a) 23. 24. 25 = 23+4+5 = 212 b) 87 : 85 = 87 - 5 = 82 c) 45 : 27 = (22)5 : 27 = 210 : 27 = 210 - 7 = 23 Bài 4. a) (24)3 = 24.3 = 212 b) 3. 52 + 4. 1890 - 80 : 24 = 3. 25 + 4.1 - 80 : 16 = 75 + 4 - 5 = 74 c) 52. 23 + 15 - 2 0210 = 25.8 + 15 - 1 = 200 + 15 - 1 = 214 d) 2. 103 + 8. 102 = 102. (2.10 + 8) = 100. 28 = 2 800 Bài 5. Có: 210 = 29+1 = 2. 29 = 1 024 => 29 = 1 024 : 2 = 512 Có 211 = 210+1 = 2. 210 = 2. 1 024 = 2 048 |
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết trong lũy thừa Phương pháp giải: Khi giải bài toán tìm x có luỹ thừa phải: Phương pháp 1: Biến đổi về các luỹ thừa cùng cơ số . Phương pháp 2: Biến đổi về các luỹ thừa cùng số mũ . Phương pháp 3: Biến đổi về dạng tích các lũy thừa. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Tìm n biết: a) 43 + n = 3n b) n4 = 625 c) 11n = 1 331 Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Bài 3. Tìm x biết a) 3x. 5 = 135 b) 5x - 73 = 552 c) 1 9996. 1 999x = 1 99920 d) 3x + 25 = 26. 22 + 2. 5 0980 Bài 4. Tìm n a) 5n < 90 b) 14 < 6n < 50 |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a) 43 + n = 3n ó 2n = 64 ó n = 32 b) n4 = 625 ó n4 = 54 ó n = 5 c) 11n = 1 331 ó 11n = 113 ó n = 3 Bài 2.
Bài 3. a) 3x. 5 = 135 ó 3x = 27 ó x = 3 b) 5x - 73 = 552 ó 5x = 625 ó x = 4 c) 1 9996. 1 999x = 1 99920 ó 1 9996 + x = 1 99920 ó 6 + x = 20 ó x = 14 d) 3x + 25 = 26. 22 + 2. 5 0980 ó 3x + 25 = 26. 4 + 2. 1 = 106 ó 3x = 81 ó x = 4 Bài 4. a) Có 52 < 90 < 53 nên từ 5n < 90 suy ra n ≤ 2. Tức là n = 0; 1; 2. b) Do 6 < 14 < 6n < 50 < 63 suy ra 1 < n < 3. Tức là n = 2. |
* Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 3, giới thiệu học sinh phương pháp giải và hướng dẫn cách làm. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành các bài tập. (Đây là dạng toán mở rộng kiến thức ngoài SGK, GV có thể cho HS làm tùy theo từng đối tượng học sinh sao cho phù hợp).
Dạng 3*: So sánh các biểu thức chứa lũy thừa Phương pháp giải: - Để so sánh hai lũy thừa ta thường biến đổi về hai lũy thừa có cùng cơ số hoặc có cùng số mũ (có thể sử dụng các lũy thừa trung gian để so sánh). - Với a, b, m, n N ta có: a > b ó an > bn n N* m > n ó am > an (a > 1) a = 0 hoặc a = 1 thì am = an (m.n ≠ 0) - Với A, B là các biểu thức, ta có: An > Bn ó A> B > 0 Am > An => m > n và A > 1 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Bài 1. Số nào lớn hơn trong hai số sau: a) 53 và 35 b) 25 và 34 c) 43 và 82 Bài 2. Hãy so sánh: a) 2100 và 1 0248 b) 540 và 62010 c) 222333 và 333222 Bài 3. So sánh a) 1 99010 + 1 9909 và 1 99110 b) (2 009 - 2 008)2 021 và (1 999 - 1 998)3 031 |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a) 53 = 125; 35 = 243 nên 53 < 35 b) 25 = 32; 34 = 81 nên 25 < 34 c) Có: 43 = (22)3 = 26 82 = (23)2 = 26 Vậy 43 = 82 Bài 2. a) 1 0248 = (210)8 = 210.8 = 280 Do 2100 > 280 nên 2100 > 1 0248 b) 540 = (54)10 = 62510, do 625 > 620 nên 62010 < 540. c) 222333 = (2223)111; 333222 = (3332)111. Ta sẽ so sánh 2223 và 3332 Ta có: 2223 = (2. 111)3 = 23. 1113 = 8. 1113 = 888. 1112 3332 = (3. 111)2 = 32. 1112 = 9. 1112 => 2223 > 3332 => 222333 > 3332 Bài 3. a) Có: 1 99010 + 1 9909 = 1 990. 1 9909 + 1 9909 = 1 991. 1 9909 1 99110 = 1 991. 1 9919 Nhận thấy: 1 990 < 1 991 ó 1 9909 < 1 9919 Vậy 1 99010 + 1 9909 < 1 99110 b) Có: (2 009 - 2 008)2 021 = 1 2 021 = 1 (1 999 - 1 998)3 031 = 13 031 = 1 Vậy (2 009 - 2 008)2 021 = (1 999 - 1 998)3 031 |
* Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập số 4, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 4: Bài toán thực tế Phương pháp giải: Tóm tắt bài toán, xác định đề bài cho yếu tố nào, cần tính những yếu tố nào, mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau? PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 Bài 1. Ước tính có khoảng 100 tỉ nơ - ron thần kinh trong não người. Dù có số lượng rất lớn nhưng các nơ ron thần kinh chỉ chiếm 10% tổng số tế bào não. Hãy viết các số chỉ số nơ - ron thần kinh và số tế bào não trong não người dưới dạng lũy thừa của 10. Bài 2. Theo các nhà khoa học, mỗi giây cơ thể con người trung bình tạo ra khoảng 25. 105 tế bào hồng cầu. Hãy tính xem mỗi giờ, bao nhiêu tế bào hồng cầu được tạo ra? Bài 3. Người ta chia đều một bộ nhớ trong có dung lượng 216 MB cho bốn ổ đĩa A, B, C và D. a) Hỏi dung lượng bộ nhớ của mỗi ổ đĩa là bao nhiêu MB. b) Dung lượng bộ nhớ trong sẽ là bao nhiêu MB nếu nó được nâng cấp lên 16 lần? Bài 4. Khối lượng của Trái Đất khoảng 6 00...00 (21 chữ số 0) tấn, của Mặt Trăng khoảng 75 00...00 (18 chữ số 0) tấn. Viết khối lượng của Trái Đất và Mặt Trăng dưới dạng tích của một số tự nhiên với lũy thừa của 10. Bài 5. Một nền nhà có dạng hình vuông gồm x hàng, mỗi hàng lát x viên gạch. Bạn Hùng đếm được 122 viên gạch lát trên nền nhà đó. Theo em, bạn Hùng đếm đúng hay đếm sai? Vì sao? |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. Chỉ số nơ - ron thần kinh là: 100. 109 = 1011 Chỉ số số tế bào trong não người: 1012 Bài 2. Có 1 giờ = 60. 60 = 3 600 giây Số tế bào hồng cầu được tạo ra trong mỗi giờ là: 25. 105. 3 600 = 90 000. 105 = 9. 109 (tế bào) Bài 3. a) Dung lượng bộ nhớ của mỗi ổ đĩa là: 216 : 4 = 216 : 22 = 214 (MB) b) Dung lượng bộ nhớ trong sau khi được nâng cấp lên gấp 16 lần là: 216. 16 = 216. 24 = 220 (MB) Bài 4. Khối lượng của Trái Đất là 6. 1021 tấn; khối lượng của Mặt Trăng là 75. 1018 tấn Bài 5. Để lát đủ nền nhà đó cần: x. x = x2 (viên gạch). Ta thấy chữ số tận cùng của x2 chỉ có thể bằng 0; 1; 4; 5; 6; 9. Vậy bạn Hùng đếm sai vì 122 có tận cùng là 2. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm