Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Thu thập, phân loại dữ liệu- Bảng thống kê

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thu thập, phân loại dữ liệu- Bảng thống kê. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

CĐ: THU THẬP, PHÂN LOẠI DỮ LIỆU - BẢNG THỐNG KÊ

  1. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố các kiến thức về thu thập, phân loại dữ liệu và biểu diễn dữ liệu trên bảng thông qua luyện tập các phiếu bài tập.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học:

+ Vận dụng kiến thức thực hiện được việc thu thập dữ liệu theo mục đích và yêu cầu.

+ Vận dụng kiến thức vào thực tế kiểm tra tính hợp lí của dữ liệu.

- Năng lực mô hình hóa toán học:

+ Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản, từ đó lập được bảng thống kê tương ứng từ bảng dữ liệu ban đầu.

- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề:

+ Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng bảng thống kê

3.Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo.

- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong vẽ hình và giải toán.

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh:

+ Ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp.

+ Sgk, Sbt, Vở nháp, bút, thước, đồ dùng học tập cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: “Em hãy nêu một số ví dụ về việc cần dùng bảng thống kê”

- GV mời một vài nhóm phát biểu và nhận xét, GV dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố về dữ liệu, bảng thống kê. Từ đó, vận dụng lập bảng thống kê và nhận xét được số liệu liên quan.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

-Giáo viên lần lượt đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức:

+ “Em hãy nêu lại khái niệm về dữ liệu, số liệu, phân loại dữ liệu?

+ “Trình bày lại các khái niệm về bảng dữ liệu, bảng thống kê?”

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

1. Dữ liệu, thu thập, phân loại và xử lý dữ liệu

- Dữ liệu: Những thông tin thu thập được như: số, chữ, hình ảnh,.. được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.

+ Các cách để thu thập dữ liệu: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi),…  hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web,…

- Phân loại dữ liệu: sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định.

- Các tiêu chí đánh giá:

+ Đúng định dạng.

+ Nằm trong phạm vi dự kiến.

2. Biểu diễn dữ liệu trên bảng

- Bảng dữ liệu ban đầu: dùng để thu thập dữ liệu khi điều tra một vấn đề nào đó.

- Bảng thống kê: là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn bảng dữ liệu ban đầu, bao gồm các hàng và các cột, thể hiện danh sách các đối tượng thống kê cùng với các dữ liệu của đối tượng đó.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, HS phân loại được các dữ liệu theo các tiêu chí cho trước và kiểm tra tính hợp lí của nó và thực hiện được việc thu thập dữ liệu đã phân loại vào các bảng.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu trắc nghiệm, hai bạn cùng bàn hoạt động cặp đôi, thảo luận chọn ra đáp án đúng.

 

PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH

Câu 1. Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào không phải là số liệu?

A. Điểm kiểm tra cuối kì I của lớp 6A.

B. Giới tính của các học sinh lớp 6B

C. Số trận thắng thua của hai đội tuyển bóng đá.

D. Chiều cao của các học sinh lớp 6C.

Câu 2. Sơn liệt kê ngày tháng sinh của các thành viên trong nhóm và thu được dãy dữ liệu như sau:

20/3/2010

29/9/2010

31/11/2010

27/2/2010

Giá trị không hợp lý trong dãy dữ liệu về năm sinh của các thành viên trong gia đình Sơn là:

A. 20/3/2010

B. 29/9/2010

C. 31/11/2010

D. 27/2/2010

Câu 3. Dữ liệu nào không hợp lý trong các dữ liệu sau:

Tên các tỉnh, thành phố của Việt Nam:

Luân Đôn

Đắk – Lắk

Lào Cai

Bạc Liêu

A. Luân Đôn

B. Đắk – Lắk

C. Lào Cai

D. Bạc Liêu.

Câu 4. Lớp trưởng lớp 6A cần liệt kê số điểm của các học sinh lớp 6A, 6B để làm dự án học tập. Theo em, bạn ấy nên thu thập dữ liệu thống kê bằng cách nào.

A. Quan sát.

B. Làm thí nghiệm

C. Lập phiếu hỏi.

D. Xin danh sách điểm từ cô chủ nhiệm của lớp 6A và 6B.

Câu 5. Thu thập số liệu về yêu thích một số môn được kết quả như sau:

Toán

Ngữ Văn

KHTN

HĐ Trải nghiệm

Giáo dục thể chất

Tin

GDCD

60%

30%

45%

96%

69%

95%

55%

Học sinh yêu thích môn học nào nhất?

A. Toán

B. Hoạt động trải nghiệm

C. Giáo dục thể chất.

D. Tin

Câu 6. Danh sách email của một nhóm học sinh được ghi lại trong bảng dữ liệu sau:

STT

Tên

Email

1

Nguyễn Bình An

Binhan201@gmail.com

2

Lê Ngọc Ánh

Ngọc Ánh Hà Nội

3

Đỗ Mỹ Dung

Mydung@yahoo.com

4

Phạm Văn Hiếu

Hieuhihi.com

5

Hoàng Hải Yến

Hhyen174@gmail.com

Trong bảng trên, số các dữ liệu không hợp lý là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7. Nhà trường dự định mở bốn câu lạc bộ thể thao: cầu lông, cờ vua, bóng đá, thể dục nhịp điệu. Mỗi học sinh lớp 6 đăng kí tham gia duy nhất một câu lạc bộ. Để thống kê số học sinh đăng kí tham gia mỗi câu lạc bộ của lớp 6A1, giáo viên yêu cầu lớp trưởng tiến hành lập danh sách số bạn trong lớp đăng kí tham gia các câu lạc bộ. Hỏi lớp trưởng cần thu thập dữ liệu nào?

A. Yêu cầu của giáo viên

B. Các bộ môn cầu lông, cờ vua, bóng đá, thể dục nhịp điệu.

C. Thông tin về việc đăng kí tham gia câu lạc bộ của từng bạn trong lớp 6A1.

D. Số học sinh của lớp 6A1.

Câu 8. Cân nặng của một 20 bạn học sinh lớp 6A3 (đơn vị: kg) được ghi lại như sau:

Cân nặng

28

30

32

35

38

Số học sinh

2

6

5

4

3

Số bạn có cân nặng trên 30kg chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm so với số lượng các bạn được khảo sát?

A. 60%

B. 40%

C. 30%

D. 25%

 

- HS trao đổi, tìm ra câu trả lời nhanh và chính xác.

- GV cho đại diện các học sinh trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. B

Câu 2. C

Câu 3.  A

Câu 4. D

Câu 5. B

Câu 6. B

Câu 7. C

Câu 8. A

 

* Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 1, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

 

 

Dạng 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

* Phương pháp giải:

- Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:

+ Đúng định dạng.

+ Nằm trong phạm vi dự kiến.

- Phân loại dữ liệu: số, chữ, hình ảnh,.. Những số liệu dạng số được gọi là số liệu.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là số liệu, dữ liệu nào không phải số liệu?

a) Tên các loại gia cầm thường được nuôi trong gia đình.

b) Số học sinh thích ăn KFC.

c) Diện tích của các tỉnh, thành phía bắc Việt Nam.

d) Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì I của học sinh khối 6.

e) Địa chỉ nơi ở của các bạn học sinh lớp 6A2.

f) Số học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc học kì I của học sinh khối 6.

g) Điểm trung bình các môn học cuối kì I của My.

Bài 2. Cho bảng thống kê sau:

Năng suất lúa xuân năm 1990 của một số tỉnh thành

Tỉnh, thành phố

Năng suất (tạ/ha)

TP. Hồ Chí Minh

35

Lâm Đồng

25

Ninh Thuận

45

Tây Ninh

30

Đồng Nai

30

a) Bảng thống kê trên thống kê về vấn đề gì?

b) Tìm các dữ liệu trong bảng thống kê trên. Trong các loại dữ liệu đó, dữ liệu nào là  số liệu?

c) Năng suất lúa của tỉnh thành nào lớn nhất? Năng suất lúa của tỉnh nào nhỏ nhất?

Bài 3. Một chủ cửa hàng bán giày thể thao đã ghi lại số giày đã bán cho nữ giới trong một tháng theo các cỡ khác nhau như sau:

Cỡ giày

34

35

36

37

38

39

Số giày bán được

16

24

30

34

18

9

a) Chủ cửa hàng điều tra về vấn đề gì?

b) Hãy chỉ ra các dữ liệu mà chủ cửa hàng thu thập được trong bảng.

c) Cỡ giày nào bán được nhiều nhất?

Bài 4. Cho 2 dãy dữ liệu sau:

1. Điều tra tình trạng hôn nhân của nữ giới ngõ 18 được ghi lại trong bảng sau:

Đã kết hôn

Độc thân

Đã kết hôn

Mẹ đơn thân

0

Độc thân

Nữ giới

Đã kết hôn

Đã kết hôn

2. Chiều cao của các thành viên trong tổ 1 lớp 6A (đơn vị: cm) :

150

Cao

138

145

143

151

140

-138

147

148

- Trong các dữ liệu trên, dãy nào là dãy số liệu?

- Tìm dữ liệu không hợp lý (nếu có) trong mỗi dãy dữ liệu trên.

Bài 5. Lớp trưởng lớp 6A điều tra số con của một gia đình của các bạn học sinh trong lớp và được ghi lại trong bảng sau:

1

2

1

3

2

4

4

3

5

4

1

1

2

1

0

3

3

2

3

4

3

I

3

1

4

2

2

6

-2

1

2

2

2

1

3

4

2

1

3

5

a) Bảng dữ liệu trên thống kê về vấn đề gì?

b) Dữ liệu trong bảng có phải số liệu không?

c) Em hãy tìm giá trị không hợp lí (nếu có) trong dãy dữ liệu trên? Chúng vi phạm những tiêu chí nào? Vì sao?

Bài 6. Hãy làm thống kê về một chủ đề mà các em quan tâm. (có thể lập bảng dữ liệu về số cân nặng của các thành viên trong tổ, số ca mắc covid mới của các tỉnh thành phố trong tháng….)

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

Các dữ liệu là số liệu

Các dữ liệu không là số liệu

b) Số học sinh thích ăn KFC.

c) Diện tích của các tỉnh, thành phía bắc Việt Nam.

f) Số học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc học kì I của học sinh khối 6.

g) Điểm trung bình các môn học cuối kì I của My.

a) Tên các loại gia cầm thường được nuôi trong gia đình.

d) Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì I của học sinh khối 6.

e) Địa chỉ nơi ở của các bạn học sinh lớp 6A2.

 

Bài 2.

a) Bảng thống kê trên thống kê năng suất lúa xuân năm 1990 của một số tỉnh thành.

b) Các loại dữ liệu trong bảng thống kê:  Danh sách một số tỉnh thành và năng suất lúa xuân năm 1990 của các tỉnh thành đó.

Trong các dữ liệu đó, dữ liệu năng suất lúa là dữ liệu số.

c) - Năng suất lúa của tỉnh Ninh Thuận lớn nhất.

- Năng suất lúa của tỉnh Lâm Đồng nhỏ nhất.

Bài 3. 

a) Chủ cửa hàng điều tra về số lượng giày đã bán cho nữ giới trong một tháng theo các cỡ khác nhau.

b) Các dữ liệu mà chủ cửa hàng thu thập được trong bảng là: Danh sách các cỡ giày nữ và số lượng giày đã bán theo các cỡ giày đó trong một tháng.

c) Cỡ giày 37 bán được nhiều nhất trong tháng.

Bài 4.

- Trong 2 dãy dữ liệu trên, dãy dữ liệu về chiều cao của các thành viên trong tổ 1 của lớp 6A là dãy dữ liệu số.

- Thông tin dữ liệu không hợp lý trong hai dãy dữ liệu là:

Thông tin không hợp lý

Tiêu chí vi phạm

Giải thích

Dãy 1

0

Dữ liệu phải đúng định dạng

Phải đúng định dạng chữ

Nữ giới

Dữ liệu phải nằm trong phạm vi dự kiến

Đúng các tình trạng quan hệ hôn nhân

Dãy 2

Cao

Dữ liệu phải đúng định dạng

Phải đúng định dạng số.

-138

Dữ liệu phải nằm trong phạm vi dự kiến

Chiều cao phải là số tự nhiên trong lứa tuổi.

 

Bài 5.

a) Bảng dữ liệu thống kê về số con của một gia đình của các bạn học sinh của lớp 6A.

b) Dữ liệu trong bảng là số liệu.

c)

Thông tin không hợp lý

Tiêu chí vi phạm

Giải thích

0

Dữ liệu phải nằm trong phạm vi dự kiến

Đúng các tình trạng quan hệ hôn nhân

I

Dữ liệu phải đúng định dạng

Phải đúng định dạng số.

-2

Dữ liệu phải nằm trong phạm vi dự kiến

Chiều cao phải là số tự nhiên trong lứa tuổi.

Bài 6. GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và nghiên cứu theo nhóm hoặc cặp đôi.

 

 

*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 2, cho học sinh nêu cách làm, cho học sinh hoạt động theo nhóm và trình bày bảng nhóm, sau đó treo bảng và thuyết trình

 

Dạng 2: Biểu diễn dữ liệu trên bảng

* Phương pháp giải:

- Bảng thống kê: gồm các hàng và các cột, thể hiện danh sách các đối tượng thống kê cùng với các dữ liệu của đối tượng đó.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Điều tra loại quả yêu thích nhất của 40 học sinh lớp 6A1 trong 6 loại quả sau: Mít (M); Xoài (X); Ổi (Ô); Táo (T); Nho (N); Dứa (D), bạn lớp trưởng thu được bảng dữ liệu như sau:

X

T

N

X

D

N

M

X

T

Ô

T

Ô

Ô

D

N

Ô

D

Ô

X

X

M

T

M

T

Ô

X

D

T

T

Ô

Ô

T

N

N

T

T

M

N

X

N

a) Hãy gọi tên bảng dữ liệu trên.

b) Hãy lập bảng thống kê tương ứng.

Bài 2. Thầy giáo theo dõi thời gian làm bài tập (tính theo phút) của các học sinh và ghi lại như sau:

5

10

7

12

9

12

10

15

9

9

7

10

12

10

9

7

12

10

9

5

10

10

15

7

9

12

9

9

10

5

a) Hãy gọi tên bảng dữ liệu ở trên.

b) Lập bảng thống kê tương ứng.

c) Có tất cả bao nhiêu  học sinh? Thời gian làm bài tập lâu nhất và ít nhất là bao nhiêu?

Bài 3. Mẹ Hải mua đồ để liên hoan gia đình mừng Hải đỗ vào cấp 3. Dưới đây là đồ mẹ Hải đã mua để chuẩn bị làm lẩu.

a) Em hãy cho biết mẹ Hải đã mua tất cả bao nhiêu loại thực phẩm.

b) Mẹ Hải đã mua mỗi loại thực phẩm với số lượng là bao nhiêu. Hãy lập bảng thống kê tương ứng.

Bài 4. Lập bảng dữ liệu ban đầu để tìm hiểu điểm kiểm tra môn Toán hệ số 2 của các bạn trong tổ em và lập bảng thống kê tương ứng.

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời, trình bày bảng nhóm.

- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

a) Bảng dữ liệu ban đầu về loại quả yêu thích nhất của 40 học sinh lớp 6A1.

b) Bảng thống kê tương ứng:

Tên loại quả

Số bạn lớp 6A1 thích

Mít

4

Xoài

7

Ổi

8

Táo

10

Nho

7

Dứa

4

Bài 2.

a) Bảng dữ liệu ban đầu về thời gian làm bài tập của các học sinh.

b) Bảng thống kê tương ứng:

Thời gian làm bài tập (phút)

Số học sinh

5

3

7

4

9

8

10

8

12

5

15

2

c) Có tất cả 30 học sinh.

- Thời gian làm bài tập lâu nhất là 15 phút.

- Thời gian làm bài tập nhanh nhất là: 5 phút.

Bài 3. 

a) Mẹ Hải đã mua tất cả 6 loại thực phẩm gồm: tôm, cua, thịt bò, rau cải thảo, nấm kim châm, ngô ngọt.

b) Bảng thống kê

Tên thực phẩm

Số lượng

Tôm

7

Cua

5

Thịt bò

4

Rau cải thảo

2

Nấm kim châm

2

Ngô ngọt

5

Bài 4.

GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ và hoàn thành bài cá nhân vào vở.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN. SỐ VÀ ĐẠI SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 1. SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Tập hợp. Phần tử trong tập hợp
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính
 
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 7, 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Ước và bội
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên.
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 12: Ước chung, ước chung lớn nhất
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 13: Bội chung và bội chung lớn nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Phép cộng và phép trừ các số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Phép nhân và phép chia hai số nguyên

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN. HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 3. CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Hình vuông- Tam giác đều- Lục giác đều
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình bình hnahf- Hình thang cân
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Thu thập, phân loại dữ liệu- Bảng thống kê
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Các dạng biểu đồi: Biểu đồ tranh- biểu đồ cột ( cột kép)

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN. SỐ VÀ ĐẠI SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài : Tính chất cơ bản của phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: So sánh phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Phép cộng và phép trừ phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Phép nhân và phép chia phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Giái trị phân số của một số
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Hỗn số

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 6. SỐ THẬP PHÂN

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Số thập phân
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Các phép tính với số thập phân
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Tỉ số và tỉ số phần trăm. Bài toán về tỉ số phần trăm

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN. HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 7. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Hình có trục đối xứng
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Hình có tâm đối xứng

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 8. CÁC HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Điểm. Đường thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng.
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Trung điểm của đoạn thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Góc
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Số đo góc. Các góc đặc biệt

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 9. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Phép thử nghiệm- sự kiện.
Giáo án ôn tập Toán 6 Chân trời sáng tạo bài: Xác suất thực nghiệm

Chat hỗ trợ
Chat ngay