Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề E1 Bài 3: Biểu đồ trong phần mềm bảng tính

Giáo án Chủ đề E1 Bài 3: Biểu đồ trong phần mềm bảng tính sách Tin học 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề E1 Bài 3: Biểu đồ trong phần mềm bảng tính

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: BIỂU ĐỒ TRONG PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được ý nghĩa của việc biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ
  • Nêu được một số dạng biểu đồ thông dụng
  • Nêu được các thành phần chủ yếu trong biểu đồ
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm hiểu một số dạng biểu đồ thông dụng
  • Nêu được một số dạng biểu đồ thông dụng; liệt lê được các thành phần cơ bản, cần thiết phải xuất hiện trong một biểu đồ để giúp người xem hiểu được nội dung, ý nghĩa của biểu đồ
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
  • Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số hình ảnh về một số biểu đồ thông dụng
  • Phiếu học tập
  • Tệp bảng tính có chứa dữ liệu như ở Hình 2 SGK – tr30
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. HCM

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số tình huống thực tế mà dữ liệu được biểu diễn dưới dạng biểu đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Biểu đồ thống kê sự yêu thích một số môn thể thao của học sinh lớp 8

+ Biểu đồ thành tích bóng đá Việt Nam tại các kỳ SEA GAMES và AFF CUP

+ Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở ĐBSCL và cả nước giai đoạn 1995 – 2002

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy có những loại biểu đồ thông dụng nào và các phàn phần cơ bản của biểu đồ gồm những gì, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Biểu đồ trong phần mềm bảng tính

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thấy được ưu điểm của việc sử dụng biểu đồ và biết được các dạng biểu đồ tương ứng với các mục tiêu trực quan hóa dữ liệu khác nhau
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.29, 30 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ sẽ làm cho dữ liệu trực quan và dễ hiểu hơn
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh của Bảng 1 Hình 1 trong SGK trên cùng một trang chiếu, yêu cầu thảo luận nhóm (4 HS) trả lời câu hỏi trong phần hoạt động 1 SGK: Hãy quan sát bảng dữ liệu về thành tích SEA Games của Việt Nam trong Bảng 1 và các biểu đồ tương ứng trong Hình 1 rồi cho biết bảng dữ liệu hay các biểu đồ cho phép so sánh thành tích các năm được dễ dàng hơn.

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng 1 Hình 1 cho biết: Những cột/ dòng dữ liệu nào trong Bảng 1 được biểu diễn trong các biểu đồ của Hình 1?

(+ Hình 1a tương ứng với dữ liệu tại cột Năm và cột Tổng,

+ Hình 1b tương ứng với dữ liệu tại các cột Năm, cột Vàng, cột Bạc, cột Đồng.

+ Hình 1c tương ứng giá trị tại ba ô ở dòng cuối cùng và ba cột Vàng, Bạc, Đồng.)

- GV nhấn mạnh với HS: Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ sẽ làm cho dữ liệu trực quan và dễ hiểu hơn

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4HS) thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập (đính kèm cuối mục): Em hãy nối các tình huống thực tế với dạng biểu đồ tương ứng

- GV tổ chức cho HS báo cáo và chốt kết quả bài tập trong phiếu học tập

+ Biểu đồ cột: a, c, d

+ Biểu đồ đường: e, h, i

+ Biểu đồ hình tròn: b, g, k

- GV kết luận về vai trò của biểu đồ trong biểu diễn dữ liệu và một số dạng biểu đồ thông dụng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK.29, 30 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận về việc lựa chọn biểu đồ phù hợp cho các tình huống cụ thể

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ

* Hoạt động 1:

 Các biểu đồ cho phép so sánh thành tích các năm được dễ dàng hơn, thể hiện mối quan hệ, xu thế của dữ liệu.

(phiếu bài tập đính kèm cuối mục).

* Kết luận:

- Biểu đồ là cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan dưới dạng hình ảnh, giúp ta dễ dàng so sánh sự khác nhau, nhận thấy xu hướng thay đổi, đánh giá tỉ lệ giữa các thành phần của một dãy số liệu

- Một số dạng biểu đồ thông dụng trong PMBT Excel”

+ Biểu đồ hình cột: thích hợp khi so sánh dữ liệu nói chung

+ Biểu đồ đường: thường được dùng để biểu diễn các dữ liệu thay đổi theo thời gian và để xác định xu hướng tăng hay giảm của dữ liệu

+ Biểu đồ hình tròn: thích hợp khi muốn biểu diễn tỉ lệ hoặc mức đóng góp của dữ liệu so với tổng thể

- Lựa chọn một dạng biểu đồ hợp lí sẽ tạp nên hiệu quả tốt trong việc trực quan hóa dữ liệu

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

Nhóm:……

Tên các thành viên: ....................................................................................................................

Bài tập: Em hãy nối các tình huống thực tế với dạng biểu đồ tương ứng

Tình huống thực tế

 

Dạng biểu đồ

a) So sánh số lượng xếp loại học lực, hạnh kiểm cuối năm học của lớp em.

Biểu đồ cột

b) Thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta.

c) So sánh nhiệt độ trung bình hàng tháng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

d) So sánh số lượng học sinh xếp loại học lực Tốt, Khá giữa các lớp với nhau

Biểu đồ đường

e) Thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế.

g) Biểu diễn tỉ lệ xếp loại học lực của lớp

h) Thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình hằng tháng trong một năm tại tỉnh/thành phố em đang sinh sống.

Biểu đồ hình tròn

i) Biểu diễn số bạn xếp loại học lực tốt của lớp em qua các năm

 

k) Thể hiện tỉ lệ xếp loại thừa cân, bình thường và thiếu cân dựa trên chỉ số IBM của lớp em.

Hoạt động 2: Tính tự động của biểu đồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành và thấy được tính tự động cập nhật của biểu đồ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK,tr.30 thực hành và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hành và rút ra được kết luận: Biểu đồ trong PMBT Excel tự động cập nhật theo sự thay đổi của số liệu
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị sẵn tệp bảng tính có dữ liệu như trong Hình 2 cho HS thực hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hành lần lượt theo các nhiệm vụ trong phần hoạt động 2 SGK – tr30: Tạo bảng số liệu Thành tích SEA Games 31 như trong Hình 2. Tiếp đến, chọn toàn bộ bảng (khối ô A2:C7) rồi nhấn tổ hợp phím Alt+F1 để thu được biểu đồ cột tương tự như trong Hình 3.

Thay đổi các giá trị trong các cột HCV, Tổng của bảng số liệu và quan sát những thay đổi tương ứng với biểu đồ vừa tạo ra. Em có nhận xét gì?

- GV chiếu thêm các ví dụ về biểu đồ dạng đường, dạng hình tròn (chuẩn bị sẵn trong các tệp bảng tính) và thực hiện minh họa cho HS quan sát về tính tự động cập nhật của hai dạng biểu đồ này.

- GV kết luận về tính tự động của biểu đồ: Biểu đồ PMBT Excel tự động cập nhật theo sự thay đổi của số liệu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

2. Tính tự động của biểu đồ

* Hoạt động 2:

- Tạo bảng số liệu Thành tích SEA Games 31 như trong Hình 2.

- Tiếp đến, chọn toàn bộ bảng (khối ô A2:C7) rồi nhấn tổ hợp phím Alt+F1 để thu được biểu đồ cột tương tự như trong Hình 3.

- Thay đổi các giá trị trong các cột HCV, Tổng của bảng số liệu và quan sát những thay đổi tương ứng với biểu đồ vừa tạo ra.

- Nhận xét: Giá trị của biểu đồ thay đổi tương ứng với giá trị trong bảng số liệu.

* Kết luận:

Biểu đồ PMBT Excel tự động cập nhật theo sự thay đổi của số liệu

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC

E1. XỬ LÍ VÀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU BẰNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

E2. SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

E3. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT  TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC

E1. XỬ LÍ VÀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU BẰNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

E2. SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

E3. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay