Giáo án Tin học 9 cánh diều Chủ đề A Bài 1: Bộ xử lí thông tin ở quanh ta

Giáo án Chủ đề A Bài 1: Bộ xử lí thông tin ở quanh ta sách Tin học 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 9 cánh diều Chủ đề A Bài 1: Bộ xử lí thông tin ở quanh ta

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 cánh diều đủ cả năm

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG

BÀI 1: BỘ XỬ LÍ THÔNG TIN Ở QUANH TA

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi (trong gia đình, ở trường học, cửa hàng, bệnh viện, công sở, nhà máy,…), trong mọi lĩnh vực (y tế, ngân hàng, hàng không, toán học, sinh học,…). 

2. Năng lực 

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. 

Năng lực riêng: 

  • Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi (trong gia đình, ở trường học, cửa hàng, bệnh viện, công sở, nhà máy,…), trong mọi lĩnh vực (y tế, ngân hàng, hàng không, toán học, sinh học,…), nêu được ví dụ minh hoạ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê tin học. 

  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Tin học 9. 

  • Máy tính, máy chiếu. 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Tin học 9. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của cảm biến ánh sáng và bộ xử lí thông tin.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một HS lên hướng dẫn thực hiện thao tác chụp ảnh 2 lần bằng điện thoại thông minh. Lần đầu chụp trong điều kiện đủ ánh sáng. Lần thứ hai chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng.

- GV đặt câu hỏi: 

 Khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh, nếu chụp ở nơi thiếu ánh sáng, điện thoại sẽ tự động nháy đèn flash để đủ ánh sáng cho thời điểm chụp. Theo em, điện thoại thông minh có nhận biết được mức độ ánh sáng của môi trường không? Nó có phải xử lí thông tin về mức độ ánh sáng của môi trường không?

Cách bật đèn flash khi có thông báo tin nhắn, cuộc gọi đến

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện thao tác chụp 2 lần bằng điện thoại.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS thực hiện thao tác chụp 2 lần bằng điện thoại rồi trả lời câu hỏi.

Gợi ý đáp án: 

 Cảm biến ánh sáng trên điện thoại thông minh nhận biết được mức độ ánh sáng của môi trường và chuyển thông tin này cho bộ xử lí thông tin. 

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử, kết nối mạng với các thiết bị khác và có khả năng tự hoạt động nhờ được trang bị bộ xử lí thông tin. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ xử lí thông tin trong bài học hôm nay – Bài 1: Bộ xử lí thông tin ở quanh ta. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết bị có bộ xử lí thông tin hiện diện ở khắp nơi

a. Mục tiêu: HS nhận ra sự hiện diện của những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong cuộc sống hàng ngày như ở gia đình, trường học, bệnh viện,…

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về các thiết bị có bộ xử lí thông tin hiện diện ở khắp nơi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thiết bị có bộ xử lí thông tin thông dụng và gần gũi trong cuộc sống.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Trong máy tính cá nhân có bộ phận xử lí thông tin, gọi là bộ xử lí trung tâm (CPU). Các thiết bị vào cung cấp thông tin cho CPU, CPU xử lí và các thiết bị đưa ra kết quả xử lí. Xung quanh ta có nhiều thiết bị được gắn bộ xử lí thông tin, chúng có mặt khắp nơi và có trong nhiều lĩnh vực.

- GV chiếu các hình ảnh thiết bị thông dụng và gần gũi trong cuộc sống có gắn bộ xử lí thông tin và giới thiệu cho HS về các thiết bị này.

https://media.4rgos.it/i/Argos/8437620_R_Z002A

Máy tính bỏ túi (Calculator)

https://img.meta.com.vn/Data/image/2022/03/10/cau-tao-va-nguyen-ly-lam-viec-cua-quat-dien-3.png

Quạt điều khiển từ xa

https://tse3.mm.bing.net/th?id=OIP.HA2lzv7t1BpOPlhHvfUY1AHaE8&pid=Api&P=0&h=180

Ti vi

https://www.dienlanhhungcuong.com/upload/news/B1/B1D6243F-ACB6-4B61-A6B1-B0CCA5B92844.jpg

Máy giặt

https://vinmec-prod.s3.amazonaws.com/images/20190522_024420_609875_chup-ct.max-1800x1800.jpg

Máy chụp cắt lớp vi tính

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và nêu một số ví dụ về các thiết bị được gắn bộ xử lí thông tin.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung thiết bị có bộ xử lí thông tin hiện diện ở khắp nơi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về nội dung Thiết bị có bộ xử lí thông tin hiện diện ở khắp nơi.

- GV chuyển sang hoạt động Một số thiết bị thông minh.

1. Thiết bị có bộ xử lí thông tin hiện diện ở khắp nơi

- Những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt trong gia đình, trường học, cửa hàng, bệnh viện, công sở, nhà máy và khắp nơi xung quanh ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thiết bị thông minh

a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong mọi lĩnh vực.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về các thiết bị thông minh.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thiết bị thông minh có bộ xử lí thông tin trong mọi lĩnh vực.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Càng ngày, xung quanh chúng ta xuất hiện càng nhiều thiết bị có bộ xử lí thông tin với tên gọi được kèm theo từ "thông minh".  Mỗi loại thiết bị đó có những tính năng đặc biệt hơn so với trước đây.

­- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và nêu khái niệm cảm biến.

- GV đặt câu hỏi: 

+ Nêu vai trò thu thập tin đầu vào của nó đối với bộ xử lí thông tin.

+ So sánh việc cảm biến cung cấp thông tin đầu vào cho bộ xử lí thông tin cũng như bàn phím và chuột cung cấp thông tin đầu vào cho CPU trong máy tính.

- GV chiếu hình ảnh đồng hồ thông minh và giới thiệu về cảm biến ánh sáng.

- GV có thể giới thiệu thêm về các thiết bị thông minh có gắn bộ xử lí thông tin.

- GV kết luận về nội dung một số thiết bị thông minh.

- Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi tự kiểm tra (SGK – tr7)

1. Em hãy nêu tên một thiết bị gia dụng có gắn bộ xử lí thông tin và giải thích vai trò của bộ xử lí thông tin đối với thiết bị đó.

2. Vì sao có thể nói rằng các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

*Trả lời Câu hỏi tự kiểm tra (SGK – tr7)

1. Ví dụ: Hệ thống phun xăng điện tử trong xe máy, ô tô. Vai trò nói chung của bộ xử lí thông tin là nhận và xử lí thông tin đầu vào, từ đó đưa ra quyết định điều khiển hoạt động của thiết bị.

2. Đời sống xã hội bao gồm những lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật, sản xuất công nghiệp, văn hóa, giải trí,… Trong mỗi lĩnh vực đó đều dễ dàng nhận ra sự hiện diện của những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin.

Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về nội dung Một số thiết bị thông minh.

- GV chuyển sang hoạt động Luyện tập.

2. Một số thiết bị thông minh

- Cung cấp thông tin đầu vào cho bộ xử lí của thiết bị thông minh là những thiết bị điện tử có khả năng cảm nhận trạng thái của môi trường, chúng được gọi tắt là cảm biến.

- Trong hầu hết những lĩnh vực của khoa học và đời sống, từ y tế, ngân hàng, hàng không cho đến những ngành khoa học như toán học, sinh học,…những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin đều đóng vai trò quan trọng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về bộ xử lí thông tin.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi Luyện tập trang 7 SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi Luyện tập trang 7 SGK

d. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Loại đồng hồ nào sau đây được gắn bộ xử lí thông tin?

A. Đồng hồ quả lắc, chạy bằng dây cót.

B. Đồng hồ đeo tay không dùng pin.

C. Đồng hồ thông minh.

D. Đồng hồ quartz (thạch anh).

Câu 2. Thiết bị nào sau đây không được gắn bộ xử lí thông tin?

A. Máy giặt.

B. Máy rửa bát.

C. Robot hút bụi.

D. Máy khoan cầm tay.

Câu 3. Biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đến sức khoẻ thể chất của con người là

A. cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên Internet và mạng xã hội.

B. rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm và đánh giá độ tin cậy của các thông tin nhận được.

C. cập nhật các thông tin về tiến bộ công nghệ.

D. dành thời gian giao lưu với người thân, bạn bè, chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khoá, …

Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Máy tính được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của khoa học kĩ thuật và đời sống.

B. Nhiều dữ liệu hiện có trên Internet là miễn phí.

C. Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực đến con người và xã hội nhiều hơn so với tác động tích cực.

D. Cần sử dụng công nghệ thông tin đúng cách để tránh những tác động tiêu cực đến cuộc sống.

Câu 5. Trong y tế, máy tính giúp chẩn đoán hình ảnh như thế nào?

A. Dựa trên hình ảnh hai chiều, bộ xử lí của máy thực hiện các phép xử lí ảnh số để dựng thành một bức ảnh trong không gian ba chiều giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

B. Dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, bác sĩ xác định được một số bệnh lí ở sọ não.

C. Dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể.

D. Dựa trên hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch máu lớn.

Câu 6. “Não của chúng ta hoạt động ít dần vì sự xuất hiện của công nghệ cao”, nhà thần kinh học Michael Merzenich cho biết trong cuốn sách “The Shallows: What The Internet Is Doing To Our Brains”, cảnh báo tác động của công nghệ đối với trí thông minh của con người, nguy hiểm tới mức không tưởng. Vậy theo em, công nghệ thông tin tác động lên não của chúng ta như thế nào?

A. Đạo đức suy giảm.

B. Tỉ lệ thất nghiệp tăng.

C. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Giảm độ tập trung.

Câu 7. Máy tính không có khả năng nào sau đây? 

A. Kết nối toàn cầu với tốc độ cao.

B. Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn.

C. Cảm thụ văn học.

D. Tính toán nhanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

D

D

C

A

D

C

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.7

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện các bài tập sau: 

Bài 1. Điều gì làm em nhận biết có bộ xử lí thông tin trong chiếc ti vi điều khiển được từ xa?

Bài 2. Em hãy kể ít nhất 4 thiết bị có bộ xử lí thông tin phục vụ trong 4 lĩnh vực khác nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày và thực hiện thao tác trước lớp: 

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr7)

Bài 1. Thông tin đầu vào từ phía người dùng là sự lựa chọn kênh, mức độ tăng giảm âm lượng, lựa chọn về âm thanh hay ánh sáng,… Những thông tin này được đáp ứng chứng tỏ rằng ti vi được trang bị bộ xử lí thông tin, chính nó đã xử lí thông tin đầu vào rồi ra lệnh cho ti vi chế độ để đáp ứng người dùng.

----------Còn tiếp------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay