Giáo án Tin học 9 cánh diều Chủ đề D Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng

Giáo án Chủ đề D Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng sách Tin học 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 9 cánh diều Chủ đề D Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 cánh diều đủ cả năm

BÀI 2: KHÍA CẠNH PHÁP LÍ, ĐẠO ĐỨC, VĂN HOÁ CỦA VIỆC TRAO ĐỔI THÔNG TIN QUA MẠNG

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.

  • Một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. 

Năng lực riêng: 

  • Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.

  • Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần trách nhiệm trong việc trao đổi thông tin trên môi trường số. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Tin học 9. 

  • Máy tính, máy chiếu. 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Tin học 9. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết hành vi vi phạm pháp luật hay không thông qua tình huống.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống và câu hỏi:

 Nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng khi mạng xã hội loan tin: Từ tuần sau, các trường học ở tỉnh nhà tạm thời cho học sinh nghỉ vì dịch bệnh. Nếu thông tin đó trên mạng xã hội là sai sự thật thì tác giả bài viết có vi phạm pháp luật hay không? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe tình huống, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý đáp án: 

- Tình hình như trong hoạt động đã nhiều lần xảy ra trong thời gian cả nước chống dịch COVID-19. Những hành vi đăng thông tin sai sự thật có thể gây ra hậu quả lớn trong phạm vi rộng, ảnh hưởng tới nhiều gia đình, bao gồm cả trẻ em.

- Nếu thông tin đó trên mạng xã hội là sai sự thật thì tác giả bài viết đó có vi phạm pháp luật. Vì đăng thông tin sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định ở điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14: 

 “d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. 

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những hành vi bị cấm được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi không phù hợp với lợi ích của cộng đồng hay xã hội trên Internet được coi là hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức trong môi trường số. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hành vi này trong bài học hôm nay – Bài 2: Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những hành vi phạm pháp trong môi trường số

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi phạm pháp trong môi trường số theo luật pháp.

b. Nội dung: GV cung cấp thông tin, hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về những hành vi phạm pháp trong môi trường số.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được và nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân tích nội dung điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 và điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 để HS hiểu những văn bản pháp lí này.

- GV chiếu video về hành vi đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác và hậu quả, mức xử phạt tương ứng cho HS có thêm thông tin.

https://www.youtube.com/watch?v=7cEzBJdYw8A

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Hoạt động 1 (SGK – tr20)

Theo em, việc bấm nút Thích (Like) hay Chia sẻ (Share) những bài viết đăng tin thất thiệt có phải là hành vi phạm pháp hay không?

- Sau khi HS trả lời, GV phân tích nội dung điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/VĐ-CP của Chính phủ và khoản 1 điều 26 và khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 để HS hiểu những văn bản pháp lí này.

- GV kết luận về những hành vi phạm pháp trong môi trường số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

*Trả lời Hoạt động 1 (SGK – tr20)

- Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật bị nghiêm cấm, nhưng sở dĩ thông tin này có thể lan truyền rộng trên mạng là di nhiều người khác bấm nút Thích (Like), nút Chia sẻ (Share) hay bình luận thông tin đó. Những hành vi như vậy đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật, do vậy cần xử phạt theo điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020?NĐ-VP của Chính phủ. 

Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về nội dung Những hành vi phạm pháp trong môi trường số.

- GV chuyển sang hoạt động Những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số.

1. Những hành vi phạm pháp trong môi trường số

- Đăng thông tin sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định ở điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14.

- Đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác là hành vi bị nghiêm cấm theo điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.

- Những hành vi tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật và sẽ bị xử phạt theo điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

- Bắt nạt hay xúc phạm danh dự của người khác qua mạng cũng là những hành vi phạm pháp theo khoản 1 Điều 26 và khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hành vi phạm pháp trong môi trường số

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số.

b. Nội dung: GV cung cấp thông tin, hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và phân tích được hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Hoạt động 2 (SGK – tr21)

Em nhận xét gì về mỗi hành vi sau đây:

- Tự chụp ảnh (Selfie) khi đang dự lễ tang hay lễ Chào Cờ.

- Khi chứng kiến tai nạn giao thông thảm khốc, một số người đi đường thay vì giúp đỡ nạn nhân thì lại mải mê phát video trực tiếp (Livestream) bằng điện thoại thông minh.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu về một số hành vi trái đạo đức và thiếu văn hóa trong môi trường số và yêu cầu HS kể thêm một số ví dụ.

- GV phân tích nội dung Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (Quyết định 874/QĐ-BTTTT) để HS hiểu những văn bản pháp lí này.

- GV kết luận về nội dung những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

*Trả lời Hoạt động 2 (SGK – tr21)

- Hai hành vi nêu trong hoạt động này không phải là hiếm trong xã hội, cho thấy mức độ đáng báo động của dân trí. Những hành vi thể hiện sự thiếu văn hóa và ích kỉ của người thực hiện.

Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về nội dung Những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số.

- GV chuyển sang hoạt động Luyện tập.

2. Những hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số

- Khi giao tiếp trong môi trường số, cần tránh những hành vi trái đạo đức và thiếu văn hoá như:

+ Lén nhìn mật khẩu của người khác.

+ Tuỳ tiện nhận xét, phê bình, chê bai, nói xấu người khác; cư xử thiếu lịch sự; hùa theo đám đông để làm những điều đó với một cá nhân.

+ Sử dụng lời lẽ mang tính phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

+ Thiếu tôn trọng chuyện riêng tư của người khác.

+ Tuỳ tiện tự chụp ảnh, phát video trực tiếp ở những nơi không phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi Luyện tập trang 22 SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi Luyện tập trang 22 SGK

d. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Văn bản nào quy định chi tiết việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin?

A. Luật An ninh mạng.

B. Luật An toàn thông tin.

C. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

D. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.

Câu 2. Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?

A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.

B. Ăn uống lành mạnh.

C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…

D. Nằm khi dùng điện thoại.

Câu 3. Tự ý đăng địa chỉ nhà của người khác là

A. hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc,... 

B. hành vi vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức.

C. hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

D. hành vi vi phạm đến việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng.

Câu 4. Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất của con người như thế nào?

A. Gây ra bệnh khô mắt và giảm thị lực.

B. Những mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng.

C. Dễ có những cảm xúc tiêu cực.

D. Cổ xuý lối sống thiếu đạo đức.

Câu 5. Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của con người như thế nào?----------Còn tiếp------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC

E1. PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC

E1. PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay