Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 11: Vị ngữ
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 11: Vị ngữ. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VỊ NGỮ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS tìm chủ ngữ trong các câu sau:
a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.
b. Rai-ân là một cậu bé người Ca-na-da.
c. Cô bé chặt thoắt về nhà gọi anh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của vị ngữ (BT 1)
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH “Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?”.
Sản phẩm dự kiến:
Câu | Tác dụng của bộ phận in đậm |
a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối. | Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu chủ ngữ. |
b. Rai – ân là một cậu bé người Ca-na-da. | Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ. |
c. Cô bé chạy thoắt về nhà gọi anh. | Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết vị ngữ (BT2).
GV mời 1 HS đọc BT2, cả lớp đọc thầm theo: Mỗi bộ phận nói trên trả lời cho CH nào: Là gì?; Làm gì?; Thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
a) Mấy hôm nay, Chỉ đang rất bối rối. (Bộ phận in đậm trả lời cho CH Thế nào?.)
b) Rai-ân là một cậu bé người Ca-na-đa. (Bộ phận in đậm trả lời cho CH Là ai?.)
c) Cô bé chạy thoắt về nhà gọi anh. (Bộ phận in đậm trả lời cho CH Làm gì?.)
Hoạt động 2:Rút ra bài học.
- GV mời 1 − 2 HS đọc II. Bài học, cả lớp đọc thầm theo:
Vị ngữ là thành phần chinh của câu, dùng để:
a) Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi là gì?).
b) Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi làm gi?).
c) Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?).
Sản phẩm dự kiến:
HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Nhiệm vụ 1: Tìm vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn (BT1)
GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1 và đoạn văn: Tìm vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Chàng trai lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân minh. Đôi giày của cậu mới tinh. Cậu đã tiết kiệm tiền tiêu vật khá lâu mới mua được. Nhưng rồi cậu cúi xuống, cỏi giây và ngồi xuống sàn xe. Cậu nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà. Bà cụ sững người, khẽ nói lời cảm ơn.
Theo sách Truyện kể về những trái tim nhân hậu
Sản phẩm dự kiến:
Đáp án vị ngữ được in đậm:
Chàng trai lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Đôi giày của cậu mới tinh. Cậu đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Nhưng rồi cậu cúi xuống, cởi giày và ngồi xuống sản xe. Cậu nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà Bà cụ
sững người, khẽ nói lời cảm ơn.
Nhiệm vụ 2: Đặt một câu nói về lòng nhân ái. Xác định vị ngữ của câu đó (BT 2)
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về lòng nhân ái qua các bài đọc và tiết Trao đổi ở Bài 11 để đặt câu.
Sản phẩm dự kiến:
+ Bà Dung là một người giàu lòng nhân ái.
+ Bà ấy có tấm lòng nhân ái nên luôn được mọi người yêu mến.
………………….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Vị ngữ là thành phần nào của câu?
- A. Là thành phần phụ của câu dung để bộc lộ cảm xúc.
- B. Là một trong hai thành phần chính của câu.
- C. Là thành phần phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của câu.
- D. Là thành phần phụ dung để đặt câu hỏi.
Câu 2: Tác dụng của vị ngữ?
- A. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?).
- B. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?).
- C. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?).
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đâu không phải tác dụng của vị ngữ trong câu?
- A. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?)
- B. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?)
- C. Dùng để đảo trật tự từ trong câu.
- D. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?)
Câu 4: Vị ngữ thường xuất hiện ở vị trí nào trong câu?
- A. Chỉ đứng đầu câu.
- B. Thường đứng sau chủ ngữ.
- C. Chỉ đứng ở giữa câu.
- D. Chỉ đứng ở cuối câu.
Câu 5: Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào trong câu?
- A. Là gì?
- B. Làm gì?
- C. Thế nào?
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Vị ngữ thường đứng sau thành phần nào?
- A. Bổ ngữ
- B. Trạng ngữ
- C. Chủ ngữ
- D. Động từ
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
B | D | C | B | D | C |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời