Giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm (2 tiết)

Giáo án bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm (2 tiết) sách vật lí 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 32. LỰC HƯỚNG TÂM VÀ GIA TỐC HƯỚNG TÂM (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm =

- Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F=m.r. , F=

- Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Năng lực vật lí:

  • Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm, lực hướng tâm để làm bài tập.
  • Đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.
  1. Phát triển phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh liên quan đến bài học.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)
  • Phiếu kiểm tra nhanh.
  1. Đối với học sinh: SGK, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này tạo sự hứng thú cho HS tròn việc tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi mà GV yêu cầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi mở đầu bài học để HS thảo luận: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời? Tại sao những đoạn đường vòng thường phải hạn chế tốc độ của xe và mặt đường thường phải hơi nghiêng về phía tâm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ về câu hỏi để đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay phát biểu, GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

TL:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời do có lực hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.

- Trên những đoạn đường vòng thường phải hạn chế tốc độ của xe và mặt đường thường phải hơi nghiêng về phía tâm vì:

+ Mặt đường trơn trượt, có độ cua khá lớn nên khi xe vào khúc cua này rất khó để thay đổi tốc độ nên phải hạn chế tốc độ của xe .

+ Mặt đường phải thiết kế nghiêng một góc so với phương ngang để xe có điều kiện thực hiện đánh lái an toàn, đảm bảo cho xe chạy theo quỹ đạo tròn, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một khái niệm mới là lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm. Ngoài ra sẽ tìm hiểu thêm những ứng dụng trong thực tế của chuyển động tròn. Ta đi vào bài học bài 32. Lực hướng tâm. Gia tốc hướng tâm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm lực hướng tâm.

  1. Mục tiêu: Ở hoạt động này, bằng việc tìm hiểu lực tác dụng lên một vật chuyển động tròn qua ví dụ cụ thể để hình thành khái niệm lực hướng tâm.
  2. Nội dung: GV đặt ra những câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm lực hướng tâm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thực hiện hành động được nêu trong SGK: Dùng một sợi dây nhẹ không dãn buộc vào một cái tẩy. Quay dây sao cho cái tẩy chuyển động tròn trong mặt phẳng nằm ngang có tâm là đầu dây mà tay giữ.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 123 SGK.

CH1. Lực nào sau đây làm cái tẩy chuyển động tròn?

  • Trọng lực tác dụng lên cái tẩy.
  • Lực cản của không khí.
  • Lực căng dây hướng vào tâm quỹ đạo của cái tẩy.

CH2. Nếu cái tẩy đang chuyển động mà ta buông tay ra thì:

  • Cái tẩy tiếp tục chuyển động tròn.
  • Cái tẩy sẽ rơi xuống đất theo phương thẳng đứng.
  • Cái tẩy văng ra theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo theo hướng vận tốc tại điểm đó.

CH3. Lực nào duy trì chuyển động tròn của Trái Đất xung quanh Mặt Trời?

- GV yêu cầu HS phát biểu khái niệm lực hướng tâm và đưa ra ví dụ về lực hướng tâm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, thảo luận về câu hỏi mà GV đưa ra để tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau mỗi câu hỏi, GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận chuẩn kiến thức rồi chuyển sang nội dung mới. 

I. Lực hướng tâm.

Trả lời:

CH1. Lực căng dây hướng vào tâm quỹ đạo của cái tẩy làm cái tẩy chuyển động tròn.

CH2. Nếu cái tẩy đang chuyển động mà ta buông tay ra thì văng ra theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo theo hướng vận tốc tại điểm đó.

CH3. Lực duy trì chuyển động tròn của Trái Đất xung quanh Mặt Trời là: Lực hấp dẫn của Mặt Trời lên Trái Đất.

- Khái niệm: Lực (hay hợp lực) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều hướng vào tâm quỹ đạo gọi là lực hướng tâm.

Ví dụ:

+ Chiếc máy bay đang lượn vòng. Để chuyển hướng, người phi công làm nghiêng cánh máy bay.

+ Buộc một vật vào đầu 1 sợi dây, và cầm đầu còn lại của sợi dây quay tròn.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Giáo án vật lí 10 kết nối bài 8: Chuyển động biến đổi gia tốc (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 12: Chuyển động ném

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: ĐỘNG LỰC HỌC

Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 22: Thực hành - Tổng hợp lực

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV: NĂNG LƯỢNG CÔNG SUẤT

Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 27: Hiệu suất

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: ĐỘNG LƯỢNG

 Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay