Giáo án vật lí 10 kết nối bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn (2 tiết)

Giáo án bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn (2 tiết) sách vật lí 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 21. MOMENT LỰC. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính moment lực vận dụng được công thức đó trong trường hợp đơn giản.

- Lấy được các ví dụ thực tế để nêu lên ý nghĩa của đại lượng moment lực.

- Qua thí nghiệm, rút ra được quy tắc moment lực. Vận dụng quy tắc này để giải bài toán đơn giản.

- Nêu được định nghĩa của ngẫu lực, viết được công thức tính moment của ngẫu lực.

- Lấy được ví dụ thực tế để chứng tỏ ngẫu lực chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.

- Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Tích cực trong việc liên hệ thực tiễn để bồi dưỡng kiến thức.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế.

- Năng lực vật lí:

+ Nêu được khái niệm moment lực, moment ngẫu lực.

+ Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm vật quay.

+ Phát biểu được quy tắc moment.

+ Rút ra được điều kiện để vật cân bằng: Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không.

  1. Phát triển phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
  • Tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng kiến thức bài mới.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
  • Máy chiếu (nếu có)
  • Dụng cụ để diễn tả các hiện tượng được nêu trong SGK.
  1. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra vấn đề của bài học.
  3. Nội dung: GV dùng các dụng cụ để diễn tả tình huống mở đầu bài học.
  4. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được tác dụng của dụng cụ cờ lê.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thực hiện hành động: Đầu tiên dùng tay để siết chặt một đai ốc, sau đó dùng cờ lê. Câu hỏi đặt ra: Em hãy cho biết kết quả của 2 hành động trên và tác dụng của cờ lê trong thao tác trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát thao tác của GV và kết quả thu được rồi đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

TL:

+ Kết quả: Khi dùng tay thì việc siết chặt đai ốc là rất khó. Còn khi dùng cờ lê để siết thì việc đó dễ dàng hơn và đai ốc được siết chặt hơn.

+ Tác dụng của cờ lê trong thao tác trên là: Cờ lê làm quay đai ốc dễ hơn, nhanh hơn mà đai ốc được siết chặt hơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời của HS và nhận xét.

- Sau đó dẫn dắt vào bài mới: Ta thường thấy người ta dùng các dụng cụ như tuanơvit, cờ lê để tháo lắp ốc vít. Tại sao người ta không dùng bằng tay vì thực tế nếu dùng bằng tay không thì vẫn có thể thực hiện hạnh động vặn ốc vít được. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào học bài hôm nay Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn. 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Moment lực.

  1. Mục tiêu: Biết khái niệm moment lực và công thức tính moment của lực.
  2. Nội dung: GV dùng các tình huống thực tế để hình thành khái niệm moment lực. Rồi dùng những lập luận logic để đưa ra công thức tính moment của lực.
  3. Sản phẩm học tập:

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính moment lực.

- Vận dụng được công thức tính moment lực trong trường hợp đơn giản.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS quan sát 2 hành động sau:

+ HD1: Từ những dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn, GV nhổ đinh đóng trên một tấm ván.

+ HD2: GV dùng tay mở cánh cửa trong các TH:

TH1: đứng đối diện và dùng tay tác dụng vào tay nắm cửa và đẩy (đẩy cánh cửa theo phương vuông góc với bề mặt cánh cửa).

TH2: Đứng phía cuối cánh cửa và dùng tay tác dụng vào vị trí trên cánh cửa ở gần với bản lề và đẩy.

- Sau đó, GV đặt câu hỏi:

+ Trong hành động 2, cách nào mở cửa dễ hơn?

+ Qua 2 ví dụ trên, em thấy tác dụng làm quay một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- GV cho biết: Khoảng cách từ điểm tì của lực đến giá của vật mà HS nhắc đến chính là cánh tay đòn, điểm tì của vật được gọi là trục quay. Rồi cho HS quan sát hình 21.1 và đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về cánh  tay đòn.

- GV đưa ra chú ý về quan niệm sai lầm thường gặp.

- GV yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi trong mục này.

Câu hỏi 1: Mô tả thao tác dùng búa để nhổ đinh

Câu hỏi 2: Lực  nên đặt vào đâu trên cán búa để nhổ đinh dễ dàng? Khi đó cánh tay đòn (d) của lực là lớn hay nhỏ?

Câu hỏi 3: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

*Đi vào tìm hiểu moment lực:

- GV đưa ra khái niệm moment lực.

- Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục này.

Câu hỏi: Hình 21.2 mô tả chiếc thước mảnh OA, đồng chất dài 50cm, có thể quay quanh trục quay cố định ở đầu O.

a. Trong các tình huống ở hình 21.2a,b thước OA quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ?

b. Tính moment lực ứng với mỗi tình huống trong hình 21.2

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý nghe giảng và theo dõi SGK để trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu.

- HS ghi chép nội dung chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 bạn trình bày câu trả lời cho mỗi câu hỏi.

- HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức rồi chuyển sang nội dung mới.

1. Xây dựng khái niệm moment lực.

a. Tác dụng làm quay của lực.

Trả lời:

 - Trong hành động 2, cách đứng đối diện và tác dụng vào tay nắm cửa sẽ mở cửa  dễ dàng hơn.

- Qua 2 ví dụ trên, em thấy tác dụng làm quay một vật phụ thuộc vào 2 yếu tố: khoảng cách từ điểm tì của lực đến giá của vật và lực tác dụng lên vật.

- Cánh tay đòn: là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực, kí hiệu là d

Chú ý:

Cách hiểu cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực là hoàn toàn sai.

Chứng minh: GV thực hiện TH2 trong HD2 một lần nữa, và phân tích:

+ Khi đẩy cánh cửa theo phương vuông góc với bề mặt cánh cửa thì cửa dễ dàng quay được.

+ Khi đẩy cánh cửa mà giá của lực đi qua trục bản lề, điểm đặt lực (chính là bàn tay) vẫn cách xa tâm quay nhưng ta rất khó hoặc không thể làm quay cánh cửa được, vì giá của lực đi qua trục quay (cánh tay đòn bằng 0).

Trả lời:

CH1. Mô tả thao tác dùng búa để nhổ đinh: Kẹp cây đinh vào giữa 2 khe nhọn của đầu nhổ đinh, bề mặt đầu đóng đinh vuông góc với mặt phẳng ngang. Dùng tay giữ chặt cán búa, dùng lực để kéo cán búa về phía mình, tạo lực kéo cây đinh lên.

CH2. Để nhổ đinh được dễ dàng, lực   nên đặt vào điểm cuối trên cán búa (điểm xa đầu nhổ đinh nhất). Lực  nên có giá vuông góc với cánh tay đòn d để thao tác nhỏ đinh sẽ càng dễ hơn. Khi đó cánh tay đòn d của lực lớn nhất.

CH3: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và cánh tay đòn.

b. Moment lực.

Moment lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

M = F.d (N.m)

Trả lời:

a.+ Hình a thước OA quay theo chiều kim đồng hồ

+ Hình b quay theo ngược chiều kim đồng hồ

b. Moment lực trong:

+ Hình a :

 M= F x d = 4 x 0.5= 2 (N.m)

+ Hình b : M= F x d = 2.0,5.cos ≈ 0,94 (N.m)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Giáo án vật lí 10 kết nối bài 8: Chuyển động biến đổi gia tốc (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 12: Chuyển động ném

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: ĐỘNG LỰC HỌC

Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 22: Thực hành - Tổng hợp lực

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV: NĂNG LƯỢNG CÔNG SUẤT

Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 27: Hiệu suất

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: ĐỘNG LƯỢNG

 Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

 GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay