[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 12 Thực hiện quyền trẻ em

Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án Bài 12 Thực hiện quyền trẻ em. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.

Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem video về mẫu [Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 12 Thực hiện quyền trẻ em

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM ( Tiết 2)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội, thực hiện quyền của trẻ em

  1. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, giấy A4, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc

2 - HS:  SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới
  3. Nội dung: HS nghe bài hát và thực hiện yêu cầu
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi của GV
  5. Tổ chức thực hiện:

Trò chơi:” Tiếp sức” kể về cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ ưm

- GV chia lớp thành hai nhóm, chia bảng thành hai nửa, mỗi nhóm cử một bạn lên ghi lại thật nhanh các đáp án của nhóm mình vào bảng sau đó xuống dưới ngay để các bạn trong nhóm lần lượt lên ghi tiếp các đáp án khác

- GV nhận xét và đếm các đáp án của từng nhóm trên bảng. Tuyên bố nhóm thắng cuộc, nhóm thua phải thực hiện một yêu cầu vui nào đó của nhóm thắng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

  1. Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
  2. Nội dung: Đọc thông tin tình huống và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin/ tình huống trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

a. Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyển trẻ em?

b. Theo em, những hành vi xâm phạm quyển trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào?

- Sau khi gợi ý trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em, GV phân mỗi nhóm một thông tin/ tình huống để tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Ai đã thực hiện đúng, ai chưa thực hiện đúng trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em? Giải thích vì sao.

- Kết thức hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện quyền trẻ em và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung ở SGK.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận, thống nhất ý kiến:

+ Thông tin/ tình huống 1:

- Bố mẹ, ông bà An đã làm đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyển trẻ em.

- Lí do: Bố mẹ đưa Án về quê chơi, tạo điểu kiện cho An có cơ hội được biết thêm nhiều kiến thức mới. Ông bà trực tiếp dẫn An đi tham quan các di tích lịch sử và kể các câu chuyện để An hiểu, tự hào thêm về lịch sử quê hương, ông bà cũng thực hiện quyền được học tập, được tham gia cho An bằng cách hướng dẫn An làm các công việc phù hợp lứa tuổi như trồng rau, chăm sóc các con vật nuôi trong nhà.

+ Thông tin/ tình huống 2:

- Trường học của Lâm đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Lí do: Nhà trường đã tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS được vui chơi, trải nghiệm và khám phá những điều mới trong cuộc sống. Đặc biệt, nhà trường còn quan tâm tới nguyện vọng của HS, để HS được lựa chọn nội dung các em yêu thích và hứng thú.

+ Thông tin/ tình huống 3:

- Chính quyển xã K đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

quyền trẻ em.

- Lí do: Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi nhằm giúp trẻ em hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật giao thông. Đống thời, chính quyền đã có những biện  pháp động viên các gia đình tạo điểu kiện cho con em mình tham gia cuộc thì và có những phần qưà tặng ý nghĩa mang tính khích lệ, tặng trẻ em tham gia đạt kết quả tốt.

+ Tình huống/ thông tin 4:

- Vợ chồng ông Nam vi phạm trong việc thực hiện quyển trẻ em.

- Lí do: Vợ chồng ông Nam thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Hành vi đánh đập của vợ chồng ông Nam là vi phạm quyên được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ của con người.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-  Đại điện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV kết luận:

+ Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi trẻ em được sinh ra, được bảo vệ và được nuôi dưỡng lớn khôn. Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quyển và bổn phân của trẻ em. Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em: Khai sinh cho trẻ em; bảo đảm cho trẻ em được sống với cha mẹ; chằm sóc, nuôi dưỡng, giáo đục trẻ em; bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em; bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật dời sống riêng tư của trẻ em; bảo đảm quyển dân sự của trẻ em; quản lí trẻ em và ơiáo duc để trẻ em thực hiện được quyến và bổn phận của trẻ em.

+ Trường học là nơi truyền thụ kiến thức, là nơi nuôi dưỡng những mẩm non của dất nước, là nơi trẻ em học tập, rèn luyện bản thân để chuẩn bị hành trang bước vào đời. Nhà trường cũng là một trong những cơ quan có trách nhiệm quan trọng trong việc thực hiện các quyền của trẻ em. Trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em: Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em; bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.

+ Thực hiện quyển trẻ em là trách nhiệm chung của toàn xã hội,của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Tất cả các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội đếu thực hiện những trách nhiệm phù hợp với tính chất, lĩnh vực hoạt động của mình để thực hiện quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện. Trong đó, các cơ quan, tổ chức chính trị có trách nhiệm xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch để thực hiện quyền trẻ em; phân bổ ngân sách, phối hợp, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em; bảo đảm tất cả trẻ em được tiếp cận các dịch vụ về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, được vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu của bản thân,... Các tổ chức xã hội có trách nhiệm vận động các tổ chức thành viên hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyển của trẻ em,... Các tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động thực hiện trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật; đảm bảo cung cấp các dịch vụ, sản phẩm an toàn, thân thiện với trẻ em, không gây tổn hại cho trẻ em và không vi phạm quyền của trẻ em theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền,...

 

2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyên trẻ em:

+ Khai sinh cho trẻ em: Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời gian được pháp luật quy định.

+ Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha mẹ: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải đảm bảo điều kiện để trẻ được sống cùng cha mẹ, phải chấp hành các quy định của pháp luật về việc hạn chế quyển của cha mẹ, tách trẻ em ra khỏi cha mẹ để đảm bảo an toàn và vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí, giáo dục trẻ em; đảm bảo chế độ định dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng bệnh và dành điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em; xây đựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kĩ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

+ Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt để làm gương cho trẻ em, rèn luyện kiến thức, kĩ năng để giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bốn phận của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho

sự phát triển toàn diện của trẻ; phải đảm bảo quyền học tập, phát hiện, khuyến khích, bổi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em; đồng thời tạo điểu kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp với độ tuổi.

+ Bảo vệ tỉnh mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ

em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng ngừa nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em; phải chấp hành các quyết định, quy định, biện pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyển để đảm bảo sự an toàn về tính mạng, thể chất, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; phải bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyển bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

phải chủ động trong việc phát hiện, tố giác các hành vi xâm phạm quyến trẻ em hoặc các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại,...

+ Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật; phải giữ gìn, quản lí tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật; phải bồi thường thiệt hại đo trẻ em gây ra cho người khác theo quy định của pháp luật.

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em:

Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc quản lí, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiếu, nhận thức đầy đủ và thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

+ Trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em:

+ Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em: GV phải gương mẫu về mọi mặt để làm gương cho trẻ em, rèn luyện kiến thức, kĩ năng để giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyển và bổn phận của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn điện của trẻ; phải đảm bảo quyển học tập, phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em; đống thời tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp với độ tuổi.

+ Bảo vệ tính mạng, thản thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ

em: Nhà trường phải tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ

em, phòng ngửa nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em; phải chấp hành các quyết định, quy định, biện pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để đảm bảo sự an toàn về tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; phải bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; phải chủ động trong việc phát hiện, tố giác các hành vi xâm phạm quyển trẻ em hoặc các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại,...

 + Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em:

Nhà trường có trách nhiệm trong việc quản lí, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu, nhận thức đẩy đủ và thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

+ Mội số trách nhiệm của các cơ quan, tổ chúc xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em:

+ Bảo đảm tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.

+ Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch

để thực hiện quyển trẻ em.

+ Phân bổ ngân sách, phối hợp, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em.

+ Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

+ Bảo đảm tất cả trẻ em được tiếp cận các dịch vụ về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ có

chất lượng.

+ Bảo đảm trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể

thao, du lịch.

+ Bảo đảm trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích, phù hợp với độ tuổi và nhận thức của bản thân.

+ Tạo diểu kiện để người lao động thực hiện trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

+ Đảm bảo cung cấp các dịch vụ, sản phẩm an toàn, thân thiện với trẻ em, không gây tổn hại cho trẻ em và không vi phạm quyến của trẻ em theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

+ Xây dựng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn phòng, chống các nguy cơ xâm hại trẻ em cho những đối tượng liên quan.

+ Xây dựng, thực hiện các hoạt động phù hợp với trẻ em, khuyến khích sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động liên quan đến bản thân mình.

+ Bảo đảm sự an toàn cho trẻ em,...

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập 3

d. Tổ chức thực hiện:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 2: Yêu thương con người
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 2: Yêu thương con người
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 2: Yêu thương con người
 
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 3: Siêng năng kiên trì
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 3: Siêng năng kiên trì
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 3: Siêng năng kiên trì
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 4: Tôn trọng sự thật
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 4: Tôn trọng sự thật
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 4: Tôn trọng sự thật
 
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 5: Tự lập
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 5: Tự lập
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 5: Tự lập
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 6: Tự nhận thức bản thân
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 6: Tự nhận thức bản thân v
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 6: Tự nhận thức bản thân
 
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 8: Tiết kiệm
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 8: Tiết kiệm
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 8: Tiết kiệm
 
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
 
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 12 Thực hiện quyền trẻ em
[Kết nối tri thức] Giáo án Giáo dục công dân 6: Bài 12 Thực hiện quyền trẻ em

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 2: Yêu thương con người
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 4: Tôn trọng sự thật
 
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 5: Tự lập
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 8: Tiết kiệm
 
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 9: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Giáo án PPT Công dân 6 kết nối Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Chat hỗ trợ
Chat ngay